Tổng thu từ khách du lịch đến Việt Nam giai đoạn 2011 – 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch quốc tế myanmar và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 84)

Năm Tổng thu (nghìn tỷ đồng) Tốc độ tăng trƣởng (%)

2011 130,00 35,4 2012 160,00 23,1 2013 200,00 25,0 2014 230,00 15,0 2015 337,83 * 2016 400,00 18,4 Nguồn: Tổng cục Du lịch

*: Theo phương pháp thống kê mới

Có thể thấy, tổng thu từ khách du lịch trong năm 2016 khá cao, đạt 400 nghìn tỷ đồng, gấp 3 lần tổng thu năm 2011. Mặc dù vậy nhưng tốc độ tăng trưởng lại có xu hướng giảm trong giai đoạn này. Một phần là do ảnh hưởng của khủng hoảng toàn cầu nhưng phần khác là do chúng ta quảng bá hình ảnh chưa tốt và dịch vụ du lịch còn yếu kém. Trên thực tế, tỷ lệ khách du lịch quay trở lại Việt Nam còn chưa cao. Theo kết quả một cuộc khảo sát từ Tổng cục Du lịch năm 2014, 67% số người tham gia là khách đến Việt Nam lần đầu. Số người trở lại lần thứ hai vào khoảng 18%, số còn lại gồm các khách quay trở lại ba lần hoặc hơn. Điều này có nghĩa là có khoảng 33% khách du lịch quốc tế quay trở lại Việt Nam trong khi chúng ta có nhiều điểm đến khá hấp dẫn và nhiều khách du lịch sẽ không thể tham quan hết các địa điểm trong lần đầu đến Việt Nam.

Theo số liệu từ Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới, du lịch đóng góp 6,6% GDP quốc gia năm 2015. Với mức 6,6% đóng góp cho GDP, du lịch Việt Nam đứng thứ 40/184 nước về quy mơ đóng góp trực tiếp vào GDP và xếp thứ 55/184 nước về quy mơ tổng đóng góp vào GDP quốc gia. Cụ thể, tổng đóng góp của du lịch vào GDP Việt Nam, bao gồm cả đóng góp trực tiếp, gián tiếp và đầu tư công là 584.884 tỷ đồng (tương đương 13,9% GDP). Trong đó, đóng góp trực tiếp của du

73

Lữ hành Thế giới, Tác động kinh tế của Du lịch và Lữ hành ở Việt Nam – 2016,

2017)

Hình 3.1: Tổng đóng góp của du lịch vào GDP của Việt Nam năm 2015

Nguồn: Hội đồng Du lịch và Lữ Hành Thế giới

Có thể thấy, du lịch đang phát triển mạnh mẽ và đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng GDP của nước ta. Đây là một tín hiệu tốt bởi lẽ du lịch phát triển sẽ giúp nền kinh tế chuyển dịch cơ cấu dần sang dịch vụ, với định hướng phát triển du lịch là ngành mũi nhọn thì chính phủ nên có những hành động và chính sách để phát triển du lịch mạnh mẽ hơn.

Bên cạnh đó, đầu tư vào lĩnh vực du lịch năm 2015 đạt 113.497 tỷ đồng, chiếm 10,4% tổng đầu tư cả nước. Ngành du lịch là ngành đang thu hút đầu tư khá mạnh mẽ trong các ngành kinh tế của nước ta hiện nay, đặc biệt là ở mảng khách sạn. Những năm gần đây, tên tuổi các tập đoàn lớn như Intercontinental Hotels Group, Accor hotel, Hyatt, Wyndham Hotel Group đã đầu tư nhiều vào thị trường Việt Nam. Theo báo điện tử Việt Nam Finance bài “Các tập đồn khách sạn hàng đầu đang “tổng tấn cơng” Việt Nam đăng ngày 16/10/2016, tại thành phố Hồ Chí Minh, tính đến quý III/2016, tổng nguồn cung khách sạn đạt 15.400 phòng. Từ quý IV/2016 đến năm 2018 dự kiến có thêm 2.800 phịng mới từ 14 dự án sẽ tiếp tục gia nhập thị trường. Tại Hà Nội, tình hình tuy có khơng khả quan nhưng từ q III/2016

74

ít nhất 4.700 phịng. Ấn tượng nhất là Đà Nẵng, báo cáo quý III/2016 của CBRE cho biết tổng nguồn cung khách sạn của thành phố này đã đạt mức 11.5000 phòng tại phân khúc 3 – 5 sao. Dự báo trong hai năm tới, Đà Nẵng tiếp tục đón nhận thêm khoảng 6.000 phòng mới. Còn tại Phú Quốc, từ năm 2010 đến năm 2017 (dự kiến), nguồn cung khách sạn sẽ tăng tới 110%.

Số liệu của Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới năm 2015 đã đưa ra tổng đóng góp của du lịch vào lĩnh vực việc làm toàn quốc (gồm cả việc làm gián tiếp) là hơn 6,035 triệu việc làm, chiếm 11,2%. Trong đó, số việc làm trực tiếp do ngành du lịch tạo ra là 2,783 triệu (chiếm 5,2% tổng số việc làm).

Hình 3.2: Tổng đóng góp của du lịch vào việc làm ở Việt Nam năm 2015

Nguồn: Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới

Ngành du lịch tạo ra ngày càng nhiều việc làm cho xã hội. Chất lượng nhân lực du lịch qua đào tạo và kinh nghiệm thực tiễn ngày càng được nâng lên nhờ những nỗ lực của ngành và hỗ trợ của quốc tế trong công tác phát triển nguồn nhân lực du lịch; hệ thống cơ sở đào tạo du lịch ngày càng mở rộng và nâng cấp. Tuy vậy, mặt bằng chung chất lượng nhân lực du lịch vẫn chưa đáp ứng yêu cầu đòi hỏi về tính chuyên nghiệp, kỹ năng quản lý, giao tiếp và chất lượng phục vụ.

75

thông, sân bay được cải tạo và đầu tư mới. Trong những năm vừa qua, đường xa giao thông đã được cải thiện rất nhiều, đặc biệt là các tuyến đường trong các thành phố lớn và các tuyến nối các thành phố lớn với các điểm du lịch trọng điểm như đường cao tốc mới Hà Nội Hải Phòng giúp cho du khách rút ngắn thời gian di chuyển khi đến với Hạ Long, đường cao tốc mới nối Hồ Chí Minh với Phan Thiết cũng giúp cho khách du lịch tiết kiệm được hơn một giờ ngồi trên xe di chuyển. Nhiều sân bay đã được nâng cấp và trở thành sân bay quốc tế như sân bay ở Phú Quốc và sân bay ở Huế. Năm 2016, chất lượng dịch vụ hàng không được nâng cao với việc mạng đường bay và tăng tần suất các đường bay nội địa. Năm 2016, thị trường hành khách hàng khơng có sự tăng trưởng mạnh ước đạt 52,2 triệu khách, tăng trên 29% so năm 2015. Các hãng hàng không Việt Nam đã đẩy mạnh khai thác thị trường nội địa, đặc biệt là VietJet Air và Jetstar Pacific với việc mở rộng mạng đường bay và tăng tần suất trên các đường bay nội địa, khai thác 50 đường bay nội địa nối Hà Nội, Đà Nẵng và Tp Hồ Chí Minh với 17 sân bay địa phương nên thị trường hành khách nội địa có sự tăng trưởng mạnh, đạt 28 triệu khách, tăng 30% so năm 2015. Đối với thị trường quốc tế, năm 2016 có 52 hãng hàng khơng nước ngồi thuộc 28 quốc gia và vùng lãnh thổ khai thác đi/đến Việt Nam với 78 đường bay từ 34 điểm đến Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Phú Quốc, Hải Phòng và Nha Trang. (Cục Hàng Không Việt Nam, Năm 2016, chất lượng dịch vụ hàng không được nâng cao, 5/12/2016)

Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch phát triển nhanh, chất lượng được nâng lên một bước; nhiều khu du lịch, resorts, khu giải trí, khách sạn cao cấp đạt trình độ quốc tế đã hình thành nhưng cịn chiếm tỷ trọng nhỏ chưa làm thay đổi căn bản diện mạo của ngành; chưa hình thành được hệ thống các khu du lịch quốc gia với thương hiệu nổi bật.

76

Bảng 3.3: Số lƣợng khách sạn theo thứ hạng ở Việt Nam giai đoạn 2013 - 2015

Nguồn: Tổng cục Du Lịch Việt Nam

Từ bảng trên, ta có thể thấy số lượng khách sạn 3 sao tăng nhiều nhất qua các năm và số khách sạn năm sao là tăng ít nhất. Do các khách sạn 5 sao phục vụ dòng khách cao cấp và có khả năng chi trả cao, hơn nữa vốn đầu tư lớn, quay vòng vốn lại chậm hơn nên số lượng tăng chưa nhiều. Tuy nhiên trong giai đoạn tới, Việt Nam định hướng phát triển du lịch đến các thị trường có các dịng khách cao cấp nên việc phát triển các khách sạn và khu nghỉ dưỡng cao cấp từ bây giờ là cần thiết.

Sản phẩm du lịch đã có đổi mới, phát triển đa dạng hơn tại các vùng miền. Các công ty lữ hành đã tận dụng khai thác các thế mạnh về tài nguyên tự nhiên và văn hóa để phát triển các gói tham quan phù hợp với thị hiếu của mỗi khách du lịch.

Công tác xúc tiến quảng bá được triển khai rộng rãi trong và ngoài nước. Trong những năm vừa qua, việc quảng bá hình ảnh du lịch ở Việt Nam đã có nhiều tiến bộ khi nước ta đã có những sự hợp tác về hình ảnh đầu tiên với các hãng truyền thơng nước ngồi như BBC. Tuy nhiên, chúng ta chưa có cách nào đo lường được hiệu quả của những hoạt động quảng bá này dù đã phải chi trả một số tiền quảng cáo khá lớn cho các bên.

Công tác quản lý nhà nước về du lịch dần được đổi mới; Luật du lịch và các luật, pháp lệnh liên quan, hệ thống văn bản pháp quy hướng dẫn thi hành dần hoàn thiện và áp dụng trong thực tế. Điển hình là việc Việt Nam đã miễn thị thực đơn phương cho 5 nước châu Âu: Đức, Pháp, Anh, Ý và Tây Ban Nha từ ngày 1/7/2015 (Nguồn: Tổng cục Du lịch). Theo quyết định về miễn thị thực, công dân các nước này khi nhập cảnh Việt Nam không phải xin thị thực với thời hạn tạm trú 15 ngày,

77

truyền thống, lượng khách lớn và chi tiêu du lịch cao; trong 5 tháng đầu năm, lượng khách ở các thị trường này đến Việt Nam lần lượt là hơn 68.000, 90.000 và 99.000 (Nguồn: VnExpress).

Việc khai thác tài nguyên du lịch không ngừng được mở rộng nhưng do thiếu kinh nghiệm và chưa có tầm nhìn dài hạn nên kém hiệu quả và bền vững; mặc dù đã có nhiều dự án DLCĐ được thực hiện nhưng hiệu quả chưa được như mong muốn; các di tích, di sản đã phát huy giá trị phục vụ du lịch nhưng công tác bảo tồn văn hóa và bảo vệ môi trường hiệu quả thực thi thấp, ô nhiễm mỗi trường diễn ra ở nhiều nơi. Vấn đề vệ sinh, trật tự, an ninh, an tồn, tệ nạn xã hội vẫn cịn tồn tại phổ biến. Nhận thức về du lịch đã có bước cải thiện và tiến bộ nhất đinh, nhiều chính sách được tháo gỡ tạo thuận lợi cho phát triển du lịch, các thủ tục thơng thống hơn. Tuy nhiên, do xuất phát điểm còn thấp, phát triển DLBV còn là vấn đề mới nên mặt bằng chung về nhận thức du lịch vẫn còn khoảng cách xa so với yêu cầu phát triển.

3.1.2. Định hướng phát triển du lịch quốc tế của Việt Nam:

Mỗi đất nước đều cần có những định hướng phát triển phù hợp với hoàn cảnh, thời gian để việc phát triển đi đúng hướng và đúng tiến độ. Theo đó, Hội nghị Định hướng phát triển ngành du lịch Việt Nam ngày 15/7/2016 đã vạch rõ định hướng phát triển du lịch nói chung và du lịch quốc tế nói riêng trong thời gian tới, đó là:

phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Theo đó, để trở thành ngành

kinh tế mũi nhọn, du lịch cần có các điểm nổi trội như đóng góp lớn vào nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhiều ngành và địa phương, tạo thu nhập và việc làm cho xã hội, thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần ổn định xã hội... Đề án định hướng đến năm 2020, du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chun nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại, sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới, phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển. Và để thực hiện định hướng trên, Chính Phủ cũng đã đưa ra những định hướng chi tiết hơn để các đơn vị thực hiện một cách hiệu quả và có trọng tâm:

78

- Định hướng về thị trường và phát triển sản phẩm: củng cố và mở rộng khai thác

có hiệu quả những thị trường du lịch quốc tế trọng điểm; định hướng thị trường chính xác và điều chỉnh linh hoạt để xây dựng những sản phẩm du lịch độc đáo mang sắc thái riêng của Việt Nam, đủ sức cạnh tranh trong khu vực và quốc tế; đặc biệt chú trọng đến các sản phẩm du lịch sinh thái và văn hoá - lịch sử; đồng thời đa dạng hoá sản phẩm du lịch với các sản phẩm; khai thác thị trường quốc tế trọng điểm ở khu vực Đơng Á - Thái Bình Dương, Tây Âu, Bắc Mỹ; đánh giá thực trạng các sản phẩm du lịch Việt Nam, gắn sản phẩm với thị trường và khơng ngừng đa dạng hố cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch Việt Nam. Có thể thấy đây là một định hướng đúng đắn và quan trọng hàng đầu trong việc phát triển du lịch quốc tế. Một số thị trường các nước nêu trên chính là những thị trường rất tiềm năng mà chúng ta chưa khai thác được hết. Việc mở rộng thị trường khách quốc tế của chúng ta chưa tốt nên cần có những kế hoạch cụ thể hơn để có thể tiếp cận thị trường một cách hiệu quả. Ngồi ra, việc đa dạng hóa sản phẩm là thiết yếu. Việt Nam chúng ta có nguồn tài nguyên sẵn có và rất phong phú, do đó chúng ta cần áp dụng một cách linh hoạt để tạo ra những sản phẩm đa dạng, đáp ứng được hầu hết các nhu cầu của khách nước ngoài để họ có những trải nghiệm khác nhau.

- Định hướng về đầu tư phát triển du lịch: cần đầu tư vào cơ sở hạ tầng du lịch

như hệ thống giao thông, các địa danh du lịch trọng điểm, các khách sạn…; hỗ trợ nâng cấp xây dựng các khu, tuyến điểm du lịch trong việc tôn tạo cảnh quan mơi trường, các di tích lịch sử, văn hóa. Cơ sở hạ tầng du lịch là một trong những yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến những trải nghiệm của du khách, đặc biệt là du khách quốc tế. Họ sẽ cảm thấy khó chịu nếu di chuyển chậm chạp trên đường, phịng khách sạn khơng đạt tiêu chuẩn mặc dù các sản phẩm du lịch có hay đến đâu chăng nữa. Do đó việc đầu tư này sẽ mang đến những trải nghiệm tốt hơn và thu hút nhiều khách du lịch hơn.

- Định hướng về phát triển nguồn nhân lực du lịch: Đào tạo đội ngũ cán bộ, nhân

viên du lịch có trình độ và kỹ năng nghiệp vụ, phẩm chất vững vàng, cơ cấu hợp lý. Không một ngành dịch vụ nào có thể phát triển mạnh mẽ mà thiếu đi nguồn

79

nhân lực. Chất lượng nguồn nhân lực du lịch là vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch, góp phần nhanh chóng đưa du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Vì vậy định hướng về nguồn nhân lực là hoàn tồn hợp lí và cần thiết cho các tổ chức giáo dục, các cơng ty lữ hành để có thể có những kế hoạch phù hợp, đúng với định hướng nhà nước đã đề ra.

- Định hướng về hợp tác khu vực và hợp tác quốc tế: tăng cường chủ động hội

nhập và hợp tác quốc tế, nâng cao hình ảnh, vị thế của du lịch Việt Nam ở khu vực và thế giới; đa dạng hoá, đa phương hoá hợp tác phát triển du lịch với các nước, các cá nhân và các tổ chức quốc tế. Trong xu thế hội nhập quốc tế trên tất cả các lĩnh vực kinh tế cũng như đời sống xã hội, Việt Nam không thể đứng ngồi vịng hội nhập đó. Phát triển du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn là một xu hướng tất yếu nên định hướng hợp tác hội nhập là không thể thiếu. Đây chính là cơ sở để chúng ta có thể tranh thủ nguồn lực bên ngoài, tăng nguồn khách, vốn đầu tư và kinh nghiệm cho sự phát triển du lịch Việt Nam.

Tóm lại, Nhà nước đã đưa ra 4 định hướng trên là rất phù hợp và cần thiết trong giai đoạn phát triển du lịch quốc tế như hiện nay. Tuy nhiên một thiếu sót quan trọng đó là chúng ta khơng đưa ra định hướng về phát triển du lịch bền vững. Trên thực tế, phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn với những định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch quốc tế myanmar và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)