Dịch vụ lưu trú:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch quốc tế myanmar và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 25 - 26)

Theo chương I, điều 4 Luật Du lịch Việt Nam: “Cơ sở lưu trú du lịch là cơ sở cho thuê buồng, giường và cung cấp các dịch vụ khác phục vụ khách lưu trú, trong đó khách sạn là cơ sở lưu trú du lịch chủ yếu”. Thông thường, đây là hoạt động kinh doanh chính, chủ yếu của đa số khách sạn và cũng là hoạt động thu hút vốn đầu tư lớn nhất trong khách sạn. Khách sạn là cơ sở lưu trú đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và tiện nghi cần thiết phục vụ khách du lịch lưu trú, đáp ứng một số yêu cầu của khách về nghỉ ngơi, ăn uống, vui chơi giải trí và các dịch vụ khác (Ngô Thị Diệu An 2014, tr. 63). Tuy nhiên, hiện nay các loại hình cơ sở lưu trú trong các khu du lịch ngày càng đa dạng, phù hợp với các loại địa hình khác nhau như:

- Motel: là cơ sở lưu trú được xây dựng gần đường giao thông, với kiến trúc thấp tầng, bảo đảm các dịch vụ phục vụ lưu trú cho khách du lịch đi bằng phương tiện vận chuyển như mô tô và ô tô, có dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện vận chuyển cho khách.

- Làng du lịch: là cơ sở lưu trú bao gồm quần thể các ngôi nhà (biệt thự hay Bungalow một tầng có cấu trúc gọn nhẹ) được qui hoạch, xây dựng thành các

14

khu riêng biệt: khu lưu trú, khu ăn uống, khu thương mại, khu đỗ xe, khu thể thao với các tiện nghi và các dịch vụ phục vụ cho sinh hoạt, nghỉ ngơi và vui chơi giải trí cần thiết của khách du lịch theo giá trọn gói.

- Bungalow: là cơ sở lưu trú được làm bằng gỗ hoặc các vật liệu nhẹ khác theo phương pháp lắp ghép đơn giản.

- Nhà nghỉ, nhà trọ: là cơ sở lưu trú du lịch có trang thiết bị tiện nghi cần thiết phục vụ khách du lịch như khách sạn nhưng không đạt tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn.

- Biệt thư: là nhà kiên cố thấp tầng, có phòng khách, phòng ngủ, bếp, chỗ để phương tiện giao thông, sân vườn phục vụ khách du lịch lưu trú; là cơ sở lưu trú được xây dựng trong các khu du lịch nghỉ biển, làng du lịch hoặc tại thành phố.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch quốc tế myanmar và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)