tế:
Chuyển từ một nước có nền chính trị quân đội vô cùng khắt khe, Myanmar hiện nay đã có cơ chế quản lý Nhà Nước cởi mở hơn. Người dân đang được hưởng những kết quả tích cực từ cơ chế đó, tăng trường kinh tế nhanh chóng về mọi mặt. Có thể thấy quản lý Nhà nước có ảnh hưởng sâu và rộng đến nền kinh tế - xã hội của một quốc gia. Việt Nam chúng ta có cơ chế quản lý thông thoáng hơn Myanmar, tuy nhiên về năng lực quản lý và kiểm soát chất lượng lại chưa được tốt, do đó cần có những giải pháp để khắc phục những hạn chế này.
Theo đó, Chính phủ cần tăng cường năng lực cơ quan quản lý nhà nước về du lịch từ trung ương đến địa phương; xây dựng năng lực tập trung cho các cơ quan xúc tiến du lịch quốc gia; phân công rõ chức năng quản lý nhà nước về du lịch với chức nawg tổ chức thực hiện hoạt động xúc tiến du lịch quốc gia; phát huy và đổi mới về thực chất vai trò của Ban chỉ đạo Nhà nước về Du lịch, hiệp hội nghề nghiệp; thực hiện quản lý theo quy hoạch gồm quy hoạch tổng thể phát triển du lịch cả nước, quy hoạch phát triển du lịch theo các vùng, địa phương, quy hoạch các khu du lịch quốc gia và địa phương để tập trung thu hút đầu tư phát triển, tạo mối liên kết nội vùng và liên vùng, khai thác tốt lợi thế so sánh của từng vùng để phát triển du lịch.
Bên cạnh việc quản lý, chúng ta cần kiểm soát chất lượng hoạt động du lịch thông qua việc xây dựng hệ thống tiêu chuẩn ngành trong các lĩnh vực hoạt động du lịch để hướng dẫn thực hiện là cơ sở kiểm soát việc thực thi tổ chức khai thác và kinh doanh du lịch; hình thành hệ thống kiểm soát chất lượng trong ngành du lịch, đảm bảo duy trì chất lượng và sức cạnh tranh cho sản phẩm, dịch vụ du lịch thể hiện qua thương hiệu du lịch từ đó tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong ngành du lịch. Chất lượng và quản lý chất lượng phải được nhận thức đầy đủ; kiểm soát chất
90
lượng được thực hiện thông qua hệ thống tiêu chi, tiêu chuẩn, quy chuẩn chuyên ngành và được công nhận, xếp hạng và quảng bá rộng rãi.
Đối với cơ chế, chính sách phát triển du lịch, Nhà nước cần rà soát, điều chỉnh, bổ sung và hoành chỉnh những nội dung quy định của Luật Du lịch và các luật liên quan; hoàn tiện các cơ chế, chính sách và các quy định của pháp luật nhằm thúc đẩy phát triển du lịch; tạo môi trường thông thoáng, hỗ trợ và khuyến khích doanh nghiệp chủ động phát huy vai trò dộng lực thúc đẩy phát triển du lịch; xây dựng và thực hiện chính sách hỗ trợ xúc tiến quảng bá trong và ngoài nước; xây dựng và thực thi cơ chế khuyến khích chất lượng và hiệu quả du lịch; có chính sách kích cầu du lịch nội địa thông qua việc điều chỉnh chế độ làm việc và nghỉ ngơi (nghỉ lễ, nghỉ phép, nghỉ hè, nghỉ đông...).