Định hướng phát triển du lịch quốc tế của Việt Nam:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch quốc tế myanmar và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 89 - 91)

CHƢƠNG 1 : KHÁI QUÁT VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUỐC TẾ

3.1.2. Định hướng phát triển du lịch quốc tế của Việt Nam:

Mỗi đất nước đều cần có những định hướng phát triển phù hợp với hoàn cảnh, thời gian để việc phát triển đi đúng hướng và đúng tiến độ. Theo đó, Hội nghị Định hướng phát triển ngành du lịch Việt Nam ngày 15/7/2016 đã vạch rõ định hướng phát triển du lịch nói chung và du lịch quốc tế nói riêng trong thời gian tới, đó là:

phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Theo đó, để trở thành ngành

kinh tế mũi nhọn, du lịch cần có các điểm nổi trội như đóng góp lớn vào nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhiều ngành và địa phương, tạo thu nhập và việc làm cho xã hội, thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần ổn định xã hội... Đề án định hướng đến năm 2020, du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chun nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại, sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới, phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển. Và để thực hiện định hướng trên, Chính Phủ cũng đã đưa ra những định hướng chi tiết hơn để các đơn vị thực hiện một cách hiệu quả và có trọng tâm:

78

- Định hướng về thị trường và phát triển sản phẩm: củng cố và mở rộng khai thác

có hiệu quả những thị trường du lịch quốc tế trọng điểm; định hướng thị trường chính xác và điều chỉnh linh hoạt để xây dựng những sản phẩm du lịch độc đáo mang sắc thái riêng của Việt Nam, đủ sức cạnh tranh trong khu vực và quốc tế; đặc biệt chú trọng đến các sản phẩm du lịch sinh thái và văn hoá - lịch sử; đồng thời đa dạng hoá sản phẩm du lịch với các sản phẩm; khai thác thị trường quốc tế trọng điểm ở khu vực Đơng Á - Thái Bình Dương, Tây Âu, Bắc Mỹ; đánh giá thực trạng các sản phẩm du lịch Việt Nam, gắn sản phẩm với thị trường và khơng ngừng đa dạng hố cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch Việt Nam. Có thể thấy đây là một định hướng đúng đắn và quan trọng hàng đầu trong việc phát triển du lịch quốc tế. Một số thị trường các nước nêu trên chính là những thị trường rất tiềm năng mà chúng ta chưa khai thác được hết. Việc mở rộng thị trường khách quốc tế của chúng ta chưa tốt nên cần có những kế hoạch cụ thể hơn để có thể tiếp cận thị trường một cách hiệu quả. Ngồi ra, việc đa dạng hóa sản phẩm là thiết yếu. Việt Nam chúng ta có nguồn tài nguyên sẵn có và rất phong phú, do đó chúng ta cần áp dụng một cách linh hoạt để tạo ra những sản phẩm đa dạng, đáp ứng được hầu hết các nhu cầu của khách nước ngoài để họ có những trải nghiệm khác nhau.

- Định hướng về đầu tư phát triển du lịch: cần đầu tư vào cơ sở hạ tầng du lịch

như hệ thống giao thông, các địa danh du lịch trọng điểm, các khách sạn…; hỗ trợ nâng cấp xây dựng các khu, tuyến điểm du lịch trong việc tôn tạo cảnh quan mơi trường, các di tích lịch sử, văn hóa. Cơ sở hạ tầng du lịch là một trong những yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến những trải nghiệm của du khách, đặc biệt là du khách quốc tế. Họ sẽ cảm thấy khó chịu nếu di chuyển chậm chạp trên đường, phịng khách sạn khơng đạt tiêu chuẩn mặc dù các sản phẩm du lịch có hay đến đâu chăng nữa. Do đó việc đầu tư này sẽ mang đến những trải nghiệm tốt hơn và thu hút nhiều khách du lịch hơn.

- Định hướng về phát triển nguồn nhân lực du lịch: Đào tạo đội ngũ cán bộ, nhân

viên du lịch có trình độ và kỹ năng nghiệp vụ, phẩm chất vững vàng, cơ cấu hợp lý. Không một ngành dịch vụ nào có thể phát triển mạnh mẽ mà thiếu đi nguồn

79

nhân lực. Chất lượng nguồn nhân lực du lịch là vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch, góp phần nhanh chóng đưa du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Vì vậy định hướng về nguồn nhân lực là hoàn tồn hợp lí và cần thiết cho các tổ chức giáo dục, các cơng ty lữ hành để có thể có những kế hoạch phù hợp, đúng với định hướng nhà nước đã đề ra.

- Định hướng về hợp tác khu vực và hợp tác quốc tế: tăng cường chủ động hội

nhập và hợp tác quốc tế, nâng cao hình ảnh, vị thế của du lịch Việt Nam ở khu vực và thế giới; đa dạng hoá, đa phương hoá hợp tác phát triển du lịch với các nước, các cá nhân và các tổ chức quốc tế. Trong xu thế hội nhập quốc tế trên tất cả các lĩnh vực kinh tế cũng như đời sống xã hội, Việt Nam không thể đứng ngồi vịng hội nhập đó. Phát triển du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn là một xu hướng tất yếu nên định hướng hợp tác hội nhập là khơng thể thiếu. Đây chính là cơ sở để chúng ta có thể tranh thủ nguồn lực bên ngoài, tăng nguồn khách, vốn đầu tư và kinh nghiệm cho sự phát triển du lịch Việt Nam.

Tóm lại, Nhà nước đã đưa ra 4 định hướng trên là rất phù hợp và cần thiết trong giai đoạn phát triển du lịch quốc tế như hiện nay. Tuy nhiên một thiếu sót quan trọng đó là chúng ta khơng đưa ra định hướng về phát triển du lịch bền vững. Trên thực tế, phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn với những định hướng trên đồng nghĩa với việc chúng ta mới chỉ phát triển về chiều rộng mà bỏ qua mất chiều sâu, phát triển nhanh như vậy mà không bền vững sẽ dẫn đến những hậu quả trầm trọng mà các thế hệ mai sau sẽ phải gánh chịu. Đây sẽ là một điều mà chính phủ và nhà nước ta cần học tập từ nước bạn Myanmar.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch quốc tế myanmar và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)