Giải pháp về phát triển thị trường, quảng bá hình ảnh và xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch quốc tế myanmar và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 103 - 105)

thương hiệu:

Qua những phân tích ở chương 2, có thể thấy Myanmar có những hành động tích cực để quảng bá hình ảnh của đất nước mình đến các nước khác, đặc biệt là các nước ASEAN. Số lượng du khách tăng vọt và liên tục trong giai đoạn 2011 – 2015, trong đó khách du lịch từ Thái Lan và Trung Quốc chiếm phần đông. Tỷ lệ khách châu Á đến với Myanmar là hơn 70% trong khi tỷ lệ khách từ các châu lục khác còn khá ít dẫn đến sự chênh lệch giữa tỉ lệ du khách từ các châu.

Ở Việt Nam chúng ta đang ngược lại với Myanmar. Mặc dù không quá chênh lệch về tỷ lệ như Myanmar nhưng chúng ta cũng đang làm tốt trong việc thu hút các khách du lịch từ Châu Âu và Châu Mỹ. Tuy nhiên, điều này cũng cho thấy việc phát triển thị trường và quảng bá hình ảnh tới các nước Châu Á là chưa thực sự tốt, chúng ta cần đưa ra những giải pháp để quảng bá hình ảnh Việt Nam mạnh mẽ hơn nữa tới các thị trường.

Đầu tiên, chúng ta cần thu hút khách du lịch theo các phân đoạn thị trường, chú trọng thị trường có khả năng chi trả cao. Đối với thị trường quốc tế, chúng ta cần thu hút phát triển mạnh thì trường khách quốc tế gần: Đông Bắc Á (Trung

92

Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc), Đông Nam Á và Thái Bình Dương (Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Úc); tăng cường khai thác thị trường khách cao cấp đến từ Tây Âu (Pháp, Đức, Hà Lan, Tây Ban Nha, vùng Scandinavia), Anh, Bắc Mỹ (Mỹ, Canada) và Đông Âu (Nga, Ukraina); mở rộng thị trường mới: Trung Đông, Ấn Độ.

Nhà nước cần chuyên nghiệp hóa, tập trung quy mô lớn cho hoạt động quảng bá, đồng thời hỗ trợ và phối hợp cùng doanh nghiệp, hiệp hội nghề nghiệp thực hiện xúc tiến quảng bá du lịch; gắn kết giữa quảng bá hình ảnh, thương hiệu quốc gia với quảng bá thương hiệu sản phẩm, doanh nghiệp; có cơ chế phối hợp, chia sẻ lợi ích và trách nhiệm hợp lý, đảm bảo tính khuyến khích. nhà nước nên khai thác tối đa các kênh thông tin thông qua cơ quan đại diện Việt nam tại nước ngoài, thương vụ, trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài, các hãng hàng không Việt Nam, cộng đồng người Việt ở nước ngoài và hệ thống nhà hàng ẩm thực Việt Nam; thiết lập đại diện du lịch Việt Nam tại một số thị trường trọng điểm; gắn xúc tiến du lịch với xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư và ngoại giao, văn hóa. Mặt khác, đầu tư ứng dụng công nghệ cao cho hoạt động xúc tiến quảng bá, khai thác tối ưu công nghệ thông tin, truyền thông và phối hợp tốt với đối tác quốc tế trong xúc tiến quảng bá du lịch cũng là một giải pháp quan trọng.

Các cơ quan xúc tiến du lịch quốc gia nắm vai trò chủ đạo trong hoạt động xúc tiến quốc gia và hướng dẫn, hỗ trợ xúc tiến quảng bá du lịch cấp vùng, địa phương và cấp doanh nghiệp. Đối với việc xây dựng và quản lí phát triển thương hiệu du lịch, nhà nước hỗ trợ đầu tư phát triển thương hiệu du lịch Việt Nam; các địa phương, hiệp hội du lịch, các doanh nghiệp xây dụng thương hiệu cho vùng, doanh nghiệp và thương hiệu sản phẩm; phối hợp hiệu quả trong và ngoài ngành để xây dựng thương hiệu du lịch thống nhất; xây dựng nhận thức rõ ràng cho từng địa phương, doanh nghiệp về phát triển thương hiệu du lịch bền vững.

Tuy nhiên, chúng ta phải lưu ý răng phát triển thương hiệu phải được tiến hành một cách chuyên nghiệp, duy trì lâu dài, đảm bảo tác động trực tiếp tới thị trường mục tiêu chứ không thể trong chốc lát, làm hỏng hình ảnh quốc gia; tiếp thu kinh nghiệm quốc tế trong phát triển thương hiệu.

93

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch quốc tế myanmar và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)