Thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào phát triển du lịch quốc tế:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch quốc tế myanmar và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 67 - 68)

CHƢƠNG 1 : KHÁI QUÁT VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUỐC TẾ

2.2. Thực trạng quá trình phát triển du lịch quốc tế tại Myanmar:

2.2.1.4. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào phát triển du lịch quốc tế:

Trong những năm vừa qua, các thương hiệu khách sạn nước ngoài đã đầu tư vào Myanmar khá nhiều như Melia, Novotel, Shangri-La, Orient-Express, Hilton, bên cạnh đó, hãng Starwood sẽ khai trương khách sạn Sheraton đầu tiên ở Yangon vào năm 2017 trong khi khách sạn Marriott vẫn cịn đang trong q trình thảo luận với các đối tác tiềm năng ở Myanmar. Ngoài ra hãng Sedona của Singapore cũng đã đầu tư khách sạn ở cả Yangon và Mandalay. Đối với các khu nghỉ dưỡng, tiềm năng nhất để phát triển là ở quần đảo Mergui, nơi có khoảng 800 hịn đảo đẹp mà chưa được khai phá nhiều. Như vậy có thể thấy ngành khách sạn của Myanmar đang rất tiềm năng và thu hút rất nhiều các nhà đầu tư nước ngoài đến đây.

Bảng 2.6: Đầu tƣ nƣớc ngoài vào khách sạn và thƣơng mại Myanmar năm 2015

Đơn vị: triệu USD

Số dự án Số phòng Đầu tƣ (triệu USD) Ghi chú

1 34 6,346 1,775 Đã hoàn thiện

2 11 2,296 773 Đang xây dựng

3 3 490 131 Đang cấp phép

48 9,132 2,679

Nguồn: Thống kê du lịch Myanmar năm 2015 bởi Bộ Du lịch và Khách Sạn Myanmar

Như vậy ta có thể thấy tổng số phòng nhận được vốn đầu tư nước ngoài là 9,132 phòng, mới chỉ bằng 1/5 tổng số phòng khách sạn ở Myanmar vào năm 2015. Tỉ lệ này vẫn còn khá thấp và đó cũng là một phần nguyên nhân khiến cho các khách sạn đạt tiêu chuẩn cao cấp quốc tế vẫn còn khá hạn chế ở Myanmar. Nhiều khách sạn do chủ đầu tư địa phương vẫn còn được thiết kế và nhìn nhận theo con mắt chủ quan, do đó chưa đáp ứng đúng nhu cầu của khách du lịch quốc tế.

56

Bảng 2.7: Đầu tƣ nƣớc ngoài và khách sạn và thƣơng mại Myanmar năm 2015 theo nƣớc

Đơn vị: triệu USD

Nƣớc Khách sạn/ Căn hộ Đầu tƣ (triệu USD)

1. Singapo 21 1514,244 2. Thái Lan 10 343,130 3. Nhật Bản 3 62,000 4. Hồng Kông 4 171,670 5. Malaysia 3 23,136 6. Việt Nam 1 440,000 7. Anh 3 14,500 8. Ả Rập Xê-út 1 4,500 9. Hàn Quốc 1 100,000 10 Lúc-xem-bua 1 5,200 Tổng số 48 2.678,380

Nguồn: Thống kê du lịch Myanmar năm 2015 bởi Bộ Du lịch và Khách Sạn Myanmar

Tương ứng với số lượng khách Thái Lan đến Myanmar đông nhất như đã phân tích ở trên, các nhà đầu tư Thái Lan đã rót vốn xây dựng 10 khách sạn ở Myanmar, đứng thứ 2 chỉ sau Singapo. Tiếp theo đó là nước Hồng Kông với tổng giá trị đầu tư là 62 triệu USD. Theo báo cáo về du lịch của MOHT các năm từ 2011 đến 2014, số lượng các quốc gia đầu tư vào Myanmar đều tăng lên, cho đến năm 2015 thì đã có thêm Việt Nam, Ả-rập-Xê-út và Lúc-xem-bua. ADB cũng đưa ra nhận định Myanmar là một vùng đất tiềm năng cho các nhà đầu tư nước ngoài và dự báo trong những năm tới, đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ tăng vọt, đặc biệt là vào mảng cơ sở lưu trú.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch quốc tế myanmar và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)