Tài nguyên du lịch:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch quốc tế myanmar và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 30 - 31)

Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động, sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch; là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch, nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch (Theo Pháp lệnh du lịch Việt Nam 1999).

Tài nguyên du lịch là yếu tố cơ bản để hình thành các sản phẩm du lịch, chất lượng của sản phẩm và hiệu quả của hoạt động du lịch; là cơ sở quan trọng để phát triển các loại hình du lịch; là một bộ phận cấu thành quan trọng của tổ chức lãnh thổ du lịch. Hơn thế, tài nguyên du lịch còn ảnh hưởng đến quy mô, thứ bậc của khách sạn và quyết định tính mùa vụ đi du lịch của khách du lịch. (Ngô Thị Diệu An 2014, tr. 81)

Tài nguyên du lịch được phân chia làm hai loại: Tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn.

Tài nguyên du lịch tự nhiên là các thành phần và các thể tổng hợp tự nhiên trực tiếp hoặc gián tiếp được khai thác sử dụng để tạo ra các sản phẩm du lịch. Nó bao gồm các yếu tố như: địa hình, khí hậu, các cảnh quan du lịch tự nhiên và các di sản thiên nhiên thế giới.

Tài nguyên du lịch nhân văn là những đối tượng, hiện tượng do con người tạo ra trọng quá trình phát triển. Nó gồm truyền thống văn hoá, các yếu tố văn hoá, văn

19

nghệ dân gian, di tích lịch sử, di tích cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch. Tài nguyên du lịch nhân văn có thể thấy được qua các di tích lịch sử văn hóa, các tôn giáo, các lễ hội, các nghề và làng nghề thủ công truyền thống, các điều kiện sinh sống hay các tập tục riêng, các sự kiện…

Việc phát triển du lịch quốc tế phải mang dấu ấn của con người hay nói cách khác chính là văn hóa, tức là con người thông qua trí tuệ của mình đưa ra những biện pháp, cách thức để phát triển du lịch quốc tế. Một quốc gia giàu có về tài nguyên du lịch nhưng nếu không biết tận dụng nền văn hóa của mình để phát huy hết giá trị của tài nguyên đó thì coi như “muối bỏ bể”. Ngược lai có những quốc gia nghèo về tài nguyên du lịch nhưng biết phát huy hợp lí sẽ thu hút được lượng khách du lịch rất lớn và ngành du lịch sẽ phát triển bền vững.

Như vậy, tài nguyên du lịch là điều kiện cần cho hoạt động du lịch quốc tế hình thành và phát triển. Nó là đích đến của chuyến du lịch nên đồng thời cũng là động lực để “lôi kéo” khách du lịch quốc tế rời khỏi đất nước của họ để du lịch đến nước mình; do đó nó ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển du lịch quốc tế. Một đất nước có khí hậu ôn hòa mát mẻ, có nhiều bãi biển đẹp, có nhiều di sản thiên nhiên thế giới, có những phong tục tập quán đặc sắc chắc chắn sẽ có điều kiện để phát triển du lịch quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch quốc tế myanmar và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)