CHƢƠNG 1 : KHÁI QUÁT VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUỐC TẾ
1.3. Khái quát về phát triển du lịch quốc tế trên thế giới:
Trong những năm vừa qua, mặc dù tình hình bất ổn và kinh tế khó khăn cịn kéo dài ở một số khu vực và quốc gia trên thế giới nhưng lượng khách quốc tế vẫn liên tục tăng như hình dưới đây:
16
Đơn vị: Tỷ USD
Hình 1.1: Lƣợng khách du lịch quốc tế trên thế giới giai đoạn 2007 – 2015
Nguồn: World Bank
Nhìn vào hình trên, chúng ta có thể thấy giai đoạn 2007 – 2009, lượng khách quốc tế khá bất ổn do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, tuy nhiên từ năm 2010 đến năm 2015, con số này tăng từ 0,95 tỉ USD lên đến 1,20 tỉ USD.
Theo UNWTO, lượng khách du lịch quốc tế đã tăng 3,9% vào năm 2016, tăng thêm 46 triệu khách du lịch quốc tế so với năm 2015, theo đó doanh thu từ du lịch quốc tế cũng tăng lên với tốc độ tương tự. Đồng thời, năm 2016 là năm thứ 7 liên tiếp du lịch tăng trưởng kể từ cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2009. Theo ơng Taleb Rifai, Tổng thư ký của UNWTO, ngành du lịch đã cho thấy sức mạnh phi thường và khả năng phục hồi nhanh chóng trong những năm gần đây, bất chấp nhiều thách thức, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến an toàn và an ninh. Tuy nhiên, du lịch quốc tế đã tiếp tục phát triển mạnh mẽ và góp phần tạo việc làm và phúc lợi cho cộng đồng trên toàn thế giới. (UNWTO, Sustained growth in international tourism despite challenges, 2017)
Cũng theo UNWTO, chia theo khu vực, Châu Á Thái Bình Dương (+8%) dẫn đầu trong tăng trưởng về khách du lịch quốc tế vào năm 2016 do nhu cầu từ thị
17
triển chậm chạp. Ở Châu Mỹ (+4%), những con số về phát triển vẫn tiếp tục được duy trì. Châu Âu (+2%) lại cho thấy những kết quả khá phức tạp với mức tăng trưởng gấp đôi ở một vài địa điểm bù lại cho sự sụt giảm mạnh mẽ ở một số nước khác. Ngoài ra, nhu cầu ở Trung Đông (-4%) cũng không đồng đều với kết quả khả quan ở một số điểm đến nhưng lại giảm ở một số điểm đến khác.
Cụ thể, các con số thống kê về du lịch quốc tế ở Châu Âu khá phức tạp ở các điểm đến khác nhau do những vấn đề về an ninh, an toàn. Lượng khách du lịch quốc tế năm 2016 ở Châu Âu đạt 620 triệu, tăng 12 triệu so với năm 2015. Trong khi đó, Châu Á Thái Bình Dương lại dẫn đầu trong việc đón khách du lịch quốc tế, lượng khách tăng 24 triệu so với năm 2015, nâng tổng số lượt khách lên 303 triệu. Sự tăng trường này được thể hiện rõ rệt ở bốn khu vực: Châu Đại Dương, Nam Á, Đông Nam Á và Đông Bắc Á. Lượng khách du lịch đến Châu Mỹ tăng 8 triệu lượt đạt 201 triệu lượt, khơng có nhiều thay đổi so với hai năm trước đó. Ở Châu Phi, sau hai năm gặp rắc rối liên tiếp, tổng số lượt khách quốc tế đã đạt 58 triệu năm 2016. Khu vực Trung Đông cũng nhận được số lượt khách tương tự như Châu Phi, 54 triệu lượt. (UNWTO, Sustained growth in international tourism despite challenges, 2017)
Theo xu hướng hiện tại, UNWTO dự kiến khách du lịch quốc tế trên toàn thế giới sẽ tăng trưởng ở mức 3% đến 4% vào năm 2017. Châu Âu dự kiến sẽ tăng trưởng ở mức 2% đến 3%, Châu Á Thái Bình Dương và Châu Phi 5% đến 6%, Châu Mỹ 4% đến 5% và Trung Đông 2% đến 5%, dao động khá cao trong các khu vực.
Theo báo cáo của Hội chợ Du lịch Quốc tế tại Berlin năm 2016, du lịch quốc tế ở Châu Á vẫn tiếp tục tăng trưởng và bùng nổ trong năm 2017, Châu Á hiện đang là một khu vực hấp dẫn đối với các khách du lịch quốc tế, đặc biệt là các tiểu vùng: Châu Đại Dương, Đông Nam Á và Nam Á. Nhiều điểm đến đã ghi được những con số ấn tượng như Việt Nam (+36%), Hàn Quốc (+34%) và Nhật Bản (+24%). Đặc biệt, tiểu vùng sông Mekong đang nổi lên như một vùng du lịch phổ biến đối với các du khách. Tiểu vùng này bao gồm Myanmar, Việt Nam, Thái Lan, Lào, Campuchia và một phần của Trung Quốc, đã đón 58,7 triệu lượt khách quốc tế năm
18
2015 so với 51,9 triệu lượt vào năm trước đó và 31,3 triệu lượt vào năm 2010. Riêng Myanmar đã tăng 490% từ năm 2010 đến năm 2015, tiếp đến là Campuchia (+91,5%), Thái Lan (+87%), Lào (+72%) và Việt Nam (+52%). Sự bùng nổ này là do xuất hiện những chặng vé giá rẻ và xu hướng phát triển DLBV hiện tại. Tiểu vùng các quốc gia sông Mekong cung cấp cho du khách những trải nghiệm về văn hóa độc đáo cũng như các sản phẩm du thuyền đi qua các nước khác nhau. Không nằm trong xu hướng phát triển mạnh mẽ của tồn thế giới, có thể nói Myanmar và Việt Nam cũng đã phát triển và gặt hái được những thành công nhất định trong việc phát triển du lịch quốc tế trong những năm gần đây.