Điều kiện phát triển du lịch quốc tế:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch quốc tế myanmar và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 30 - 34)

CHƢƠNG 1 : KHÁI QUÁT VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUỐC TẾ

1.4. Điều kiện phát triển du lịch quốc tế:

1.4.1. Tài nguyên du lịch:

Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, cơng trình lao động, sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch; là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch, nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch (Theo Pháp lệnh du lịch Việt Nam 1999).

Tài nguyên du lịch là yếu tố cơ bản để hình thành các sản phẩm du lịch, chất lượng của sản phẩm và hiệu quả của hoạt động du lịch; là cơ sở quan trọng để phát triển các loại hình du lịch; là một bộ phận cấu thành quan trọng của tổ chức lãnh thổ du lịch. Hơn thế, tài nguyên du lịch còn ảnh hưởng đến quy mô, thứ bậc của khách sạn và quyết định tính mùa vụ đi du lịch của khách du lịch. (Ngô Thị Diệu An 2014, tr. 81)

Tài nguyên du lịch được phân chia làm hai loại: Tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn.

Tài nguyên du lịch tự nhiên là các thành phần và các thể tổng hợp tự nhiên trực tiếp hoặc gián tiếp được khai thác sử dụng để tạo ra các sản phẩm du lịch. Nó bao gồm các yếu tố như: địa hình, khí hậu, các cảnh quan du lịch tự nhiên và các di sản thiên nhiên thế giới.

Tài nguyên du lịch nhân văn là những đối tượng, hiện tượng do con người tạo ra trọng q trình phát triển. Nó gồm truyền thống văn hố, các yếu tố văn hố, văn

19

nghệ dân gian, di tích lịch sử, di tích cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các cơng trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch. Tài nguyên du lịch nhân văn có thể thấy được qua các di tích lịch sử văn hóa, các tơn giáo, các lễ hội, các nghề và làng nghề thủ công truyền thống, các điều kiện sinh sống hay các tập tục riêng, các sự kiện…

Việc phát triển du lịch quốc tế phải mang dấu ấn của con người hay nói cách khác chính là văn hóa, tức là con người thơng qua trí tuệ của mình đưa ra những biện pháp, cách thức để phát triển du lịch quốc tế. Một quốc gia giàu có về tài nguyên du lịch nhưng nếu khơng biết tận dụng nền văn hóa của mình để phát huy hết giá trị của tài ngun đó thì coi như “muối bỏ bể”. Ngược lai có những quốc gia nghèo về tài nguyên du lịch nhưng biết phát huy hợp lí sẽ thu hút được lượng khách du lịch rất lớn và ngành du lịch sẽ phát triển bền vững.

Như vậy, tài nguyên du lịch là điều kiện cần cho hoạt động du lịch quốc tế hình thành và phát triển. Nó là đích đến của chuyến du lịch nên đồng thời cũng là động lực để “lôi kéo” khách du lịch quốc tế rời khỏi đất nước của họ để du lịch đến nước mình; do đó nó ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển du lịch quốc tế. Một đất nước có khí hậu ơn hịa mát mẻ, có nhiều bãi biển đẹp, có nhiều di sản thiên nhiên thế giới, có những phong tục tập quán đặc sắc chắc chắn sẽ có điều kiện để phát triển du lịch quốc tế.

1.4.2. Chính trị, quản lý nhà nước và các chính sách về du lịch quốc tế:

Chính trị là một yếu tố có ảnh hưởng lớn đến phát triển du lịch quốc tế. Khơng khí chính trị hồ bình đảm bảo cho việc mở rộng các mối quan hệ kinh tế và xã hội nói chung và quan hệ trao đổi du lịch nói riêng. Khách du lịch quốc tế sẽ có xu hướng đến tham quan các nước có sự bình ổn về chính trị bởi họ có cảm giác an toàn, yên ổn và đảm bảo cuộc sống của mình trong chuyến du lịch. (Nguyễn Bá Lâm 2007, tr. 21)

Một đất nước hay có những biến cố về thiên tai, về xã hội (như đảo chính, cách mạng, sự kỳ thị dân tộc, các loại bệnh dịch,...) sẽ ảnh hưởng đến sự an tồn

20

của khách cũng như khó khăn trong việc đi lại, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bị tàn phá,.. và vì vậy ảnh hưởng đến sự phát triển của du lịch quốc tế.

Bên cạnh đó, sự có mặt của bộ máy quản lý nhà nước về du lịch; hệ thống các thể chế quản lý, các chính sách và cơ chế quản lý cũng như các tổ chức và doanh nghiệp chuyên trách về du lịch sẽ giúp các hoạt động kinh doanh du lịch được thực hiện đúng hướng và trơn chu. Chính sách phát triển du lịch là chìa khóa dẫn đến thành công trong việc phát triển du lịch, nó có thể kìm hãm sự phát triển này nếu đường lối được đưa ra sai lệch so với thực tế.

Những điều kiện trên ảnh hưởng trực tiếp và độc lập đến hoạt động du lịch, vì vậy, hoạt động du lịch chỉ phát triển khi tất cả các điều kiện đó ngày càng được hoàn thiện và phát triển.

1.4.3. Kinh tế - xã hội:

Một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến sự phát sinh và phát triển du lịch quốc tế là điều kiện kinh tế chung. Nền kinh tế chung phát triển là tiền đê cho sự ra đời và phát triển của ngành kinh tế du lịch quốc tế. Theo ý kiến của các chuyên gia kinh tế thuộc Hội đồng Kinh tế và Xã hội của Liên Hợp Quốc, một đất nước có thể phát triển du lịch một cách vững chắc nếu nước đó tự sản xuất được phần lớn số của cải vật chất cần thiết cho du lịch. (Nguyễn Bá Lâm 2007, tr.24)

Sự phát triển của nông nghiệp và cơng nghiệp thực phẩm có ý nghĩa quan trọng với phát triển du lịch. Đây là cơ sở cung ứng nhiều hàng hoá nhất cho du lịch. Hơn nữa, kinh tế phát triển giúp cho đời sống con người được nâng cao rõ rệt và vấn đề ăn, mặc, trở thành thứ yếu, nhu cầu được nghỉ ngơi, giải trí và giao lưu tình cảm xuất hiện. Hiện nay, trong các nước kinh tế phát triển, du lịch trở thành nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống của họ.Các nhà nghiên cứu kinh tế Du lịch đã đưa ra nhận định là ở các nước kinh tế phát triển nếu nhu cầu quốc dân trên mỗi người tăng lên 1% thì chi phí du lịch tăng lên 1,5%. Xu hướng ngày nay là hầu hết các du khách ở các nước phát triển đều thích tham quan ở các nước đang phát triển. Điều này rất dễ hiểu vì chi phí ở các nước đang phát triển thấp, phù hợp với điều kiện kinh tế của người dân hạng trung lưu và nghèo ở các nước phát triển.

21

Kinh tế và phát triển ln có mối quan hệ hữu cơ, nghịch thuận lẫn nhau. Trong quá trình phát triển của mình, du lịch ln xem kinh tế là một trong những nguồn lực quan trọng. Sự tác động của điều kiện kinh tế tới phát triển du lịch thể hiện ở nhiều góc độ khác nhau. Tìm hiểu rõ vấn đề này là cách giúp những nhà quản lí và làm du lịch có những chính sách phát triển của ngành phù hợp.

Như vậy, điều kiện kinh tế có vai trị hết sức quan trọng đối với phát triển du lịch. Điều này cũng đòi hỏi ngành du lịch trong qua trình phát triển của mình phải quảng bá, góp phần xây dựng kinh tế. Có như vậy mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau mới bền vững.

Ngoài ra, nguồn nhân lực cũng có đóng góp khơng nhỏ vào việc phát triển du lịch quốc tế. Du lịch là một ngành dịch vụ mà đối với dịch vụ, nguồn nhân lực nếu được đào tạo bài bản và làm việc chun nghiệp thì sẽ giúp khách hàng có những trải nghiệm tuyệt vời. Đơi khi có thể dịch vụ chúng ta chưa thật sự tốt nhưng con người với những tính cách tốt, làm việc chuyên nghiệp, chăm sóc khách hàng thì khách hàng sẽ vẫn cảm thấy hài lòng.

1.4.4. Cơ sở hạ tầng:

Từ xa xưa, giao thông vận tải đã trở thành một trong những nhân tố chính cho sự phát triển của du lịch, đặc biệt là du lịch quốc tế. Giao thông vận tải ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch trên hai phương diện: Số lượng và chất lượng. Sự phát triển về số lượng làm cho mạng lưới giao thông thông vươn tới mọi miền trái đất. Chất lượng của phương tiện giao thông ảnh hưởng tới chuyến du lịch ở các mặt sau: tốc độ, an tồn, tiện nghi, giá cả. Hệ thống giao thơng vận tải trong du lịch rất đa dạng và phong phú, nó bao gồm đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không (Nguyễn Bá Lâm 2007, tr.27). Các cơ sở hạ tầng về giao thơng này cần phải có sự đồng bộ ở các vùng miền trên khắp cả nước để đảm bảo khách du lịch có những trải nghiệm như nhau trên suốt cả hành trình, bên cạnh đó các phương tiện cũng cần kết hợp với nhau một cách linh hoạt để đảm bảo có thể vận chuyển khách du lịch một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất.

Có thể thấy Internet hiện nay có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới. Khách du lịch quốc tế khi tới bất kì quốc gia nào cũng đều có nhu cầu sử dụng Internet cho rất

22

nhiều mục đích khác nhau, một trong số đó là chia sẻ hình ảnh và kinh nghiệm du lịch ở các điểm đến cho mọi người. Chính những chia sẻ đó sẽ là hướng dẫn cho những người khách tiếp theo, đây chính là một hình thức quảng bá hình ảnh các điểm đến gián tiếp cho quốc gia, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch quốc tế.

1.4.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật (CSVCKTDL):

CSVCKTDL được hiểu là toàn bộ các phương tiện vật chất kỹ thuật do các tổ chức du lịch tạo ra để khai thác các tiềm năng du lịch, tạo ra các sản phẩm dịch vụ và hàng hoá cung cấp và làm thoả mãn nhu cầu của khách du lịch. Bao gồm: Hệ thống nhà hàng, khách sạn, các khu vui chơi giải trí, các phương tiện vận chuyển,.. bao gồm cả các cơng trình kiến trúc bổ trợ. Đây là các yếu tố đặc trưng trong hệ thống CSVCKT của ngành du lịch, là yếu tố trực tiếp đảm bảo điều kiện cho các dịch vụ du lịch được tạo ra và cung ứng cho du khách (Ngô Thị Diệu An 2014, tr.135)

CSVCKTDL bao gồm các cơ sở phục vụ các hoạt động trung gian như các đại lý, các văn phịng và các cơng ty lữ hành du lịch; các cơ sở phục vụ vận chuyển du lịch như các phương tiện vận chuyển, các CSVCKTDL phục vụ quản lý, điều hành, bán vé, hoạt động tác nghiệp khác; các cơ sở phục vụ ăn uống; các cơ sở phục vụ lưu trú; các cơ sở phục vụ vui chơi giải trí và các cơ sở phục vụ dịch vụ bổ sung như các dịch vụ giặt là, sân tennis, bể bơi, vật lý trị liệu. Trong đó, cơ sở lưu trú là thành phần đặc trưng nhất trong hệ thống CSVCKTDL, bao gồm các khách sạn, nhà nghỉ, biệt thự, bungalow. Các CSVCKTDL này là không thể thiếu đối với việc phát triển du lịch quốc tế. Nó là những dịch vụ sẽ giúp trải nghiệm của du khách quốc tế được trọn vẹn hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch quốc tế myanmar và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)