CHƢƠNG 1 : KHÁI QUÁT VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUỐC TẾ
1.6. Ý nghĩa của việc phát triển du lịch quốc tế:
1.6.2. nghĩa về mặt văn hóa – xã hội:
Phát triển du lịch quốc tế không chỉ quan trọng đối với kinh tế - chính trị mà cịn rất có ảnh hưởng đến đời sống xã hội của một quốc gia. Du lịch quốc tế mang
31
theo nguồn khách nước ngồi vào, từ đó những dịch vụ kèm theo cũng xuất hiện dần, tạo công ăn việc làm cho người dân trong nước, bao gồm cả những người khơng có bằng cấp hay học thức nhiều. Trên thực tế, khơng chỉ có những dịch vụ kèm theo, du lịch quốc tế có thể tạo việc làm cho người dân bản địa dưới rất nhiều hình thức nghề khác nhau như: hướng dẫn viên, lễ tân, phục vụ, lái xe, ... Hình dưới đây sẽ chỉ rõ hơn về đóng góp của du lịch đến việc làm của tồn thế giới.
Đơn vị: %
Hình 1.3: Sự ảnh hƣởng của một số ngành nghề đến việc làm trên toàn thế giới năm 2014
Nguồn: Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới
Với đóng góp 9,4% vào việc làm trên toàn thế giới, ngành du lịch và lữ hành (hình máy bay) đang là một trong những ngành nghề tạo ra nhiều việc làm nhất trên thế giới. Cụ thể là năm 2014, ngành này đã tạo ra 277 triệu việc làm, chỉ đứng sau ngành bán lẻ (hình xe đẩy) và ngành nơng nghiệp (hình bơng hoa).
32
Đơn vị: Nghìn việc làm
Hình 1.4: Số việc làm trực tiếp đƣợc tạo ra bởi một số ngành nghề theo khu vực năm 2014
Nguồn: Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế Giới
Từ biểu đồ trên, chúng ta thấy được ngành du lịch và lữ hành tạo ra nhiều việc làm hơn các ngành dịch vụ tài chính, ngân hàng, khai thác mỏ và giáo dục ở tất cả các khu vực. Đặc biệt, ngành này ở Châu Á Thái Bình Dương (Asia Pacific) tạo việc làm nhiều nhất trong tất cả các khu vực, chứng tỏ ngành ở khu vực này đang có tiềm năng phát triển rất lớn, phải có nhiều khách du lịch quốc tế đến châu Á thì mới có nhiều nhân lực chọn cơng việc liên quan đến ngành. Đây là một dấu hiệu tốt cho các nước châu Á, đặc biệt là các nước trong ASEAN mà cụ thể trong đề tài là Myanmar.
Tạo việc làm cho người dân chính là một cách để xóa đói giảm nghèo. Có rất nhiều bằng chứng đã chỉ ra rằng, du lịch quốc tế phát triển một cách hợp lí và có quy hoạch sẽ là một động lực to lớn để đẩy lùi nghèo đói và tăng trưởng phát triển. Theo số liệu thống kê từ Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), thế mạnh phát triển du lịch là công cụ để phát triển cho các nước kém phát triển trên toàn thế giới. Lượng khách quốc tế đến các nước này đã tăng gấp ba lần từ năm 2000 đến năm 2010, đạt trên 17 triệu lượt vào năm 2010. Thu nhập từ du lịch quốc tế , một nguồn xuất khẩu quan trọng của các nước kém phát triển, đã tăng hơn 4 lần, từ mốc 2,6 tỷ
33
Cũng theo UNWTO, du lịch quốc tế là nguồn thu xuất khẩu thứ nhất hoặc thứ hai của 20 trong số 4 nước kém phát triển. Ở những nước đang phát triển, du lịch có thể chiếm tới khoảng 25% GDP của nước đó và từ năm 2015, lần đầu tiên những nền kinh tế mới nổi đã nhận được lượng khách du lịch quốc tế nhiều hơn các nền kinh tế phát triển. UNWTO dự báo đến năm 2030 sẽ có khoảng 58% lượng khách quốc tế đến các nền kinh tế mới nổi ở các khu vực như châu Á, châu Mỹ Latin, Trung Đơng và Châu Phi.
Ngồi là nguồn thu xuất khẩu, du lịch cũng tạo rất nhiều cơ hội khác cho cộng đồng địa phương để tận dụng các tài ngun thiên nhiên và văn hóa của họ thơng qua các hoạt động và các chuỗi cung ứng du lịch như đồ ăn, đồ uống, các sản phẩm truyền thống,... Là một nguồn chính của ngoại tệ và việc làm, du lịch quốc tế đang ngày càng khẳng định vị trí quan trọng trong xã hội trên tồn thế giới và đặc biệt là khẳng định vị trí ưu tiên phát triển đối với các nước kém phát triển.
Bên cạnh đó, du lịch quốc tế là phương thức quảng bá hữu hiệu hình ảnh của một đất nước, nó giúp thế giới biết về con người, văn hóa và cảnh quan thiên nhiên của đất nước đó. Đồng thời, du lịch sẽ tập trung nguồn lực để xây dựng, phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù, mang bản sắc dân tộc, có sức cạnh tranh cao song song với việc xây dựng thương hiệu cho du lịch cho các quốc gia, xây dựng tính chuyên nghiệp cao trong quảng bá du lịch để tạo khả năng thu hút khách và hiệu quả kinh doanh du lịch…
Tóm lại, du lịch quốc tế đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của các nước, đặc biệt là những nước đang và kém phát triển. Tuy nhiên, cái gì cũng có hai mặt của nó, chúng ta cần nhìn nhận cả những điểm tích cực và cả tiêu cực mà du lịch quốc tế mang lại để có thể cải thiện, hạn chế các mặt tiêu cực, hướng tới phát triển bền vững. Đây mới là mục tiêu cuối cùng mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều mong muốn đạt được.
34
CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH Q TRÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUỐC TẾ CỦA MYANMAR