Phương pháp và hình thức giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên phân hiệu trường đại học bình dương tại cà mau 1 (Trang 36 - 38)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3. Lý luận về giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên trường Đại học

1.3.4. Phương pháp và hình thức giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên

a. Phương pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên

- Sử dụng các phương pháp thuyết trình, giao tiếp, giảng giải, đặt vấn đề, làm việc nhóm để giảng viên giảng dạy phần lý thuyết các kỹ năng giao tiếp cho sinh viên đồng thời giảng viên có thể sử dụng các phương pháp này để tổ chức cho sinh viên thực hành một số kỹ năng giao tiếp như: Kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc nhóm…

- Sử dụng phương pháp tổ chức các hoạt động tập thể, hoạt động ngoại khóa tạo điều kiện cho sinh viên trãi nghiệm, tự giáo dục, rèn luyện kỹ năng giao tiếp.

- Phương pháp lồng ghép, tích hợp kỹ năng giao tiếp ở mọi khơng gian, thời gian như: tích hợp kỹ năng giao tiếp vào các môn học trên lớp, giờ ngoại khóa, hoạt động tập thể.

- Phương pháp đóng vai, giả định các tình huống thực tiễn để sinh viên thực hành và tự rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho bản thân.

b. Hình thức giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên

- Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên thông qua các lớp chuyên đào tạo kỹ năng giao tiếp.

Các khóa học chuyên đào tạo kỹ năng giao tiếp cho sinh viên chính là con đường quan trọng để sinh viên hình thành và phát triển kỹ năng giao tiếp. Tuy nhiên, đối với các khóa đào tạo kỹ năng giao tiếp cho sinh viên cần phải được tổ chức đúng phương pháp, cách thức thì mới phát huy tác dụng. Riêng đối với sinh viên cũng phải có sự quyết tâm, nổ lực của bản thân trong q trình rèn luyện thì mới có thể gặt hái được thành cơng bởi vì kỹ năng khơng phải chỉ học bình thường như những mơn chuyên môn khác mà nó phải trải qua q trình rèn luyện, tương tác, trải nghiệm thì mới có thể thành cơng. Các lớp chun đào tạo kỹ năng giao tiếp chủ yếu giảng viên truyền đạt phương pháp, cách thức rèn luyện kỹ năng giao tiếp; việc còn lại là quá trình rèn luyện phải do tự thân sinh viên thực hiện.

- Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên qua q trình dạy học.

Thơng qua q trình dạy học, giảng viên có thể tạo điều kiện, mơi trường giúp sinh viên hình thành kỹ năng giao tiếp. Tuy nhiên muốn làm đƣợc điều đó, giảng viên cần phải áp dụng các phương pháp dạy học cải tiến, người học - đối tượng của hoạt động dạy học đồng thời là chủ thể của hoạt động học tập - được cuốn hút vào các hoạt động học tập một cách chủ động do giảng viên tổ chức và hướng dẫn, thơng qua đó người học tự lực khám phá những điều mình chưa rõ chứ không phải thụ động tiếp thu

những tri thức đã được giảng viên sắp đặt.

Đối với phương pháp giảng dạy tiên tiến, sinh viên được đặt vào những tình huống của đời sống thực tế, được trải nghiệm, được trực tiếp quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình, vừa thơng qua làm việc cá nhân, vừa phải làm việc theo nhóm, từ đó đạt được kiến thức mới, kỹ năng mới, phát huy tiềm năng sáng tạo. Trên cơ sở đó, sinh viên có điều kiện tự rèn luyện và hình thành kỹ năng giao tiếp cho bản thân.

Một số phương pháp giảng dạy cải tiến có thể giúp sinh viên phát huy tối đa khả năng học tập chủ động, trải nghiệm để hình thành kỹ năng giao tiếp bao gồm: Phương pháp động não (Osborn, 1963); Phương pháp Suy nghĩ- Từng cặp - Chia sẻ (Lyman, 1987); Phương pháp học dựa trên vấn đề (Hmelo-Silver, 2004); Phương pháp hoạt động nhóm; Phương pháp đóng vai (Kritzerow, 1990).

- Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên qua các hoạt động Đoàn, Hội, sinh hoạt tập thể.

Tất cả các trường Đại học hiện nay đều có tổ chức Đồn Thanh niên, Hội sinh viên. Đây là hai tổ chức đồn thể gắn bó chặt chẽ với sinh viên trong suốt thời gian học tại trường Đại học và có chức năng tổ chức các hoạt động phong trào, hoạt động ngoại khóa, các hoạt động vì cộng đồng, tạo sân chơi lành mạnh cho sinh viên tham gia sinh hoạt, vui chơi. Chính q trình tham gia các hoạt động phong trào ở nhà trường cũng là quá trình sinh viên phát huy hết khả năng của bản thân, tự điều chỉnh hành vi của bản thân, học tập những điều hay từ người khác, kích thích tính năng động, sáng tạo, trải nghiệm thực tiễn.

Tất cả những hoạt động vừa nêu chính là con đường để sinh viên tự hình thành và phát triển kỹ năng giao tiếp của bản thân.

- Giáo dục kỹ năng giao tiếp qua quá trình tự rèn luyện của sinh viên.

Tự rèn luyện là yếu tố quyết định đến quá trình hình thành và phát triển kỹ năng giao tiếp của sinh viên bởi vì đặc trưng củ kỹ năng là phải qua trải nghiệm, tương tác, tiếp xúc giữa con người với con người mới được hình thành. Đối với kỹ năng giao tiếp, sinh viên không thể học thuộc lịng lý thuyết là có kỹ năng mà cần phải tự rèn luyện, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và bổ sung liên tục cho bản thân. Quá trình tự rèn luyện kỹ năng mềm của sinh viên chỉ thật sự hiệu quả khi sinh viên có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp đối với bản thân, có ý thức và trách nhiệm với việc hình thành kỹ năng giao tiếp ngay trong thời gian học tập tại trường Đại học.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên phân hiệu trường đại học bình dương tại cà mau 1 (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)