Quản lý kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên phân hiệu trường đại học bình dương tại cà mau 1 (Trang 46)

8. Cấu trúc của luận văn

1.4.6. Quản lý kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp

tiếp cho sinh viên

Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên có tầm quan trọng rất lớn trong quản lý. Công tác kiểm tra giúp đội ngũ cán bộ quản lý ở trường Đại học nắm được tình hình, tiến độ thực hiện kế hoạch. Trên cơ sở đó phát hiện kịp thời các lệch lạc, thiếu sót để kịp thời sửa chữa, điều chỉnh, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch.

Ngoài ra, kiểm tra còn giúp chủ thể quản lý hiểu rõ đối tượng quản lý để có biện pháp giúp đỡ, tạo điều kiện cho tốt nhất cho họ hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Cần có kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả toàn bộ hoạt động giáo dục kỹ năng cho sinh viên trong từng năm học. Trong đó, quan tâm đến đánh giá giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên vì nội dung này chính là thước đo hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

1.Sau khi nghiên cứu tổng quan các vấn đề có liên quan đến đề tài, luận văn đã thiết lập được cơ sở lý luận cho nội dung nghiên cứu về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên trường Đại học là:

-Làm tường minh các lý luận được sử dụng nghiên cứu trong đề tài, các nội dung lí thuyết về kỹ năng giao tiếp, giáo dục kỹ năng giao tiếp và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp. Đó chính là mục tiêu mà hệ biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên trường Đại học phải hướng tác động để đạt được. Với việc phân tích chi tiết cơ sở lý luận về vấn đề giao tiếp cho sinh viên trường Đại học và các yếu tố tác động đến hoạt động giáo dục, rèn luyện và phát triển giao tiếp cho sinh viên trường Đại học, đó cũng chính là cơ sở cho luận văn đề ra biện pháp.

-Sau khi tiến hành nghiên cứu công trình của các tác giả trong và ngoài nước về kỹ năng, kỹ năng giao tiếp, giáo dục kỹ năng giao tiếp và quản lý hoạt động giao tiếp… chúng tôi nhận thấy rằng công tác quản lý hoạt động giao tiếp cho sinh viên trường Đại học là sự thống nhất biện chứng các nội dung quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng. Vì thế biện pháp xây dựng phải giải quyết những tồn tại, hạn chế của nội dung quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp ở Phân hiệu trường Đại học Bình Dương tại Cà Mau hiện nay.

2.Việc nghiên cứu một cách đầy đủ, chi tiết cơ sở lý luận các vấn đề về kỹ năng, kỹ năng giao tiếp, giáo dục kỹ năng giao tiếp và quản lý hoạt động giao tiếp… đã xác lập cơ sở khoa học cho quá trình nghiên cứu thực tiễn và đề xuất biện pháp phù hợp

cho vấn đề quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên Phân hiệu trường Đại học Bình Dương tại Cà Mau hiện nay. Đó cũng chính là nội dung sẽ được tiếp tục triển khai ở chương 2 và 3 của luận văn này.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO SINH VIÊN PHÂN HIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG

TẠI CÀ MAU 2.1. Khái quát quá trình khảo sát

2.1.1. Mục tiêu khảo sát

Mục tiêu nhằm đánh giá thực trạng kỹ năng giao tiếp của sinh viên; đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên Phân hiệu trường Đại học Bình Dương tại Cà Mau làm cơ sở thực tiễn cho đề tài nghiên cứu.

2.1.2. Nội dung khảo sát

Luận văn tập trung xem xét, đánh giá thực trạng giáo dục kỹ năng giao tiếp và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên Phân hiệu trường Đại học Bình Dương tại Cà Mau theo các nội dung sau:

- Thực trạng kỹ năng giao tiếp cho sinh viên Phân hiệu trường Đại học Bình Dương tại Cà Mau: Thực trạng nhận thức về kỹ năng giao tiếp, thực trạng kỹ năng giao tiếp của sinh viên.

- Thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên Phân hiệu trường Đại học Bình Dương tại Cà Mau: Thực trạng về chương trình giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên Phân hiệu trường Đại học Bình Dương tại Cà Mau; thực trạng về lực lượng giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên; thực trạng về tổ chức giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên; thực trạng cơ sở vật chất phục vụ cho giáo dục kỹ năng giao tiếp; thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên.

- Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên Phân hiệu trường Đại học Bình Dương tại Cà Mau: Thực trạng quản lý và triển khai chương trình đào tạo; thực trạng quản lý và triển khai phương thức đào tạo, thực trạng về công tác đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp cho sinh viên; thực trạng quản lý và sử dụng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp; thực trạng quản lý và tổ chức các hoạt động phong trào hướng đến giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên; thực trạng quản lý công tác lập kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên; thực trạng quản lý công tác triển khai kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên; thực trạng quản lý công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên.

2.1.3. Phương pháp khảo sát

a. Khảo sát đại trà trên phạm vi rộng

Tiến hành khảo sát đại trà bằng bộ phiếu hỏi: Tác giả khảo sát dựa trên chức năng google form (biểu mẫu) trên google drive; câu hỏi được gửi trực tiếp đến email và các câu trả lời được phản hồi về email của tác giả.

Riêng đối với các số liệu khác, tác giả đã làm việc với bộ phận trực tiếp quản lý và tiếp nhận trực tiếp bằng cách photocopy lại, một số khác được gửi qua email sau đó.

b. Phỏng vấn sâu

Mục đích: Tiếp nhận thêm thông tin nhằm chính xác hóa những kết quả do khảo sát đại trà trên phạm vi rộng đã thực hiện bằng phiếu khảo sát.

Đối tượng phỏng vấn: Giảng viên đầu ngành, các lãnh đạo và quản lý cấp trường, các chuyên gia, nhà quản lý giáo dục, những chủ doanh nghiệp thành đạt mà họ từng là cựu sinh viên của Nhà trường, các tổ chức chính trị - xã hội. Hình thức phỏng vấn bằng cách tiếp cận khách thể nghiên cứu, thực hiện phỏng vấn trực tiếp (mặt đối mặt), hoặc theo mẫu thiết kế sẵn (phỏng vấn theo cấu trúc); từ tháng 12/2020 đến hết tháng 3/2021, tác giả đã có 15 lượt thực hiện phỏng vấn sâu.

2.1.4. Tổ chức khảo sát

a. Đối tượng khảo sát

- Cán bộ quản lý (80 người); giảng viên (90 người); sinh viên (760 người) tại Phân hiệu trường Đại học Bình Dương tại Cà Mau tỉnh Cà Mau và Trường Đại học Bình Dương tỉnh Bình Dương.

- Lãnh đạo các cơ quan, công ty, doanh nghiệp tại Cà Mau (110 người).

b. Công cụ khảo sát

Thông qua bộ phiếu hỏi khảo sát (chi tiết xem ở Phụ lục 2.1, 2.2, 2.3, 2.4).

c. Xử lí kết quả khảo sát

Dùng phần mềm SPSS 20.0 để xử lí kết quả khảo sát.

2.2. Khái quát về phân hiệu Trường Đại học Bình Dương tại Cà Mau

2.2.1. Lịch sử hình thành và bộ chuẩn mực văn hóa Nhà trường

a. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển

Thực hiện Nghị quyết Đại hội VI, VII và Nghị quyết Hội nghị lần thứ IV Ban chấp hành Trung ương khóa VII, trong những năm gần đây, nền giáo dục – đào tạo nước nhà đã có những tiến bộ vượt bật:

Mạng lưới trường học phát triển rộng khắp. Hầu hết các xã trong cả nước, kể cả các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo đã có trường, lớp Tiểu học. Phần lớn các xã vùng đồng bằng có trường Trung học cơ sở. hầu hết các huyện có trường Trung học Phổ thông. Các tỉnh và nhiều huyện đông đồng bào dân tộc đã có hệ thống trường dân tộc nội trú.

Trong giáo dục - đào tạo đã xuất hiện một số nhân tố mới. Ở nhiều nơi đã hình thành phong trào học tập sôi nổi của cán bộ và nhân dân, nhất là thanh niên. Các loại hình trường lớp, từ Phổ thông đến Đại học, đa dạng hơn, tạo thêm cơ hội học tập cho nhân dân. Đã huy động được thêm các nguồn lực ngoài ngân sách Nhà nước để phát triển giáo dục – đào tạo. Các gia đình, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội đã chăm lo cho giáo dục nhiều hơn trước. Các phương tiện thông tin đại chúng đã xây dựng các chuyên mục phục vụ giáo dục – đào tạo. Hợp tác quốc tế về giáo dục – đào tạo bước đầu được mở rộng…

Tuy nhiên, giáo dục – đào tạo nước ta còn yếu kém bất cập cả về quy mô, cơ cấu, và nhất là về chất lượng và hiệu quả; chưa đáp ứng kịp những đòi hỏi lớn và ngày càng cao về nhân lực của công cuộc đổi mới kinh tế – xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Đáng quan tâm nhất là chất lượng và hiệu quả giáo dục – đào tạo còn thấp. Trình độ kiến thức, kỹ năng thực hành, phương pháp tư duy khoa học, trình độ ngoại ngữ và thể lực của đa số học sinh còn yếu. Nhiều sinh viên ra trường, khả năng vận dụng kiến thức vào sản xuất và đời sống còn hạn chế. Số đông sinh viên tốt nghiệp chưa có khả năng thích ứng với những biến đổi nhanh chóng trong ngành nghề và công nghệ. Đặc biệt đáng lo ngại là trong một bộ phận học sinh, sinh viên có tình trạng suy thoái đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước… Trong bối cảnh đó, trường Đại học Bình Dương đã và đang khẳng định vị trí là địa chỉ đào tạo uy tín, chất lượng, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của xã hội. Trường Đại học Bình Dương với tên gọi ban đầu là Trường Đại học Dân lập Bình Dương, được thành lập theo quyết định số 791/TTg ngày 24 tháng 9 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam.

Ngày 29 tháng 05 năm 2006 Trường Đại học Bình Dương chuyển loại hình từ trường Dân lập sang Tư thục theo Quyết định số 122/2006/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Năm 2009 Trường Đại học Bình Dương mở Chi nhánh đào tạo tại Thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau.

Ngày 01 tháng 4 năm 2011, Hiệu Trưởng Trường Đại học Bình Dương ký Quyết định số: 60/QĐ-ĐHBD về việc đổi tên Chi nhánh Cà Mau thành Chi nhánh Trường Đại học Bình Dương – Cà Mau.

Ngày 12 tháng 3 năm 2013 Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra Quyết định số 898/QĐ-BGDĐT về việc thành lập Phân hiệu Trường Đại học Bình Dương tại Cà Mau.

b. Bộ chuẩn mực văn hóa Nhà trường

Gần 24 năm trưởng thành và phát triển, trường Đại học Bình Dương đã và đang khẳng định vị trí là địa chỉ đào tạo uy tín, chất lượng, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của xã hội. Phân hiệu trường Đại học Bình Dương tại Cà Mau là một bộ phận không thể tách rời của Trường Đại học Bình Dương trong việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn tri thức chất lượng, đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng học tập suốt đời của người dân nơi cuối trời Tổ quốc và khu vực lân cận... Phân hiệu trường Đại học Bình Dương tại Cà Mau trực thuộc trường Đại học Bình Dương với bộ chuẩn mực văn hóa cụ thể:

- Sứ mạng của nhà trường: Xây dựng nền giáo dục Mở, phục vụ nhu cầu học tập thường xuyên và suốt đời của mọi tầng lớp trong xã hội; đào tạo các hệ, các cấp; nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ…

- Tôn chỉ, mục đích.

Cổ vũ tinh thần ham học hỏi Đề cao khả năng tự đào tạo Dấn thân vì sự nghiệp nâng cao dân trí

Đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài Vì xã hội Việt Nam phát triển. - Triết lý giáo dục.

Xây dựng nền giáo dục mở đáp ứng nhu cầu học tập, rèn luyện thường xuyên, học tập suốt đời cho mọi người.

- Quan điểm Giáo dục: “Giáo dục là của mọi người, vì mọi người, cho mọi người, mọi người được quyền bình đẳng hưởng thụ thành quả của giáo dục và có nghĩa vụ đóng góp, xây dựng, phát triển giáo dục”.

- Phương pháp “Cộng học”.

Để học tập có hiệu quả, các chương trình mục tiêu giáo dục mở được thực hiện thông qua phương pháp “Cộng học” giữa thầy và trò, giữa trò với trò, giữa người học với đối tác, với cộng đồng xã hội, qua tài liệu sách vở, qua truyền thông, qua mạng internet. Phương pháp “Cộng học” được xây dựng trên nguyên tắc 4 chữ “H”: Học – Hỏi – Hiểu – Hành.

- Mục tiêu hành động chung.

Phát huy tiềm năng của xã hội, xây dựng và phát triển trở thành Đại học kinh tế sinh thái đa lĩnh vực, đào tạo kỹ sư, cử nhân thực hành chất lượng cao.

- Tầm nhìn.

Phân hiệu trường Đại học Bình Dương trực thuộc Đại học Bình Dương – là một trong những trường Đại học đa lĩnh vực, chất lượng đào tạo phù hợp với chuẩn mực Quốc tế.

- Giá trị cốt lõi.

Phân hiệu trường Đại học Bình Dương trực thuộc Trường Đại học Bình Dương đào tạo ra những người lao động sáng tạo, lao động có hiệu quả, tạo ra những sản phẩm vật chất hay tinh thần có chất lượng, hoàn thành trách nhiệm với bản thân, với gia đình, với xã hội, với thiên nhiên.

2.2.2. Chức năng và nhiệm vụ

a. Chức năng

- Tham mưu cho Hiệu trưởng liên quan đến việc thực hiện một phần chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trường tại Phân hiệu bao gồm tuyển sinh, thi tuyển, tổ chức giảng dạy, nghiên cứu, hướng dẫn học tập, thi tốt nghiệp các loại hình đào tạo chính quy, đào tạo từ xa, đào tạo văn bằng 2, đào tạo vừa làm vừa học, đào tạo ngắn hạn, đào tạo Sau Đại học...

- Tổ chức chiêu sinh, giảng dạy, tổ chức thi trong lĩnh vực ngoại ngữ, tin học, đào tạo doanh nghiệp, luyện thi Đại học....

b. Nhiệm vụ

- Phối hợp với các đơn vị có liên quan để triển khai thực hiện tổ chức, quản lý đào tạo theo đúng quy định của pháp luật có liên quan.

- Liên kết với các cơ sở ngoài trường để mở rộng các điểm ghi danh, tư vấn, tổ chức, giảng dạy đào tạo.

- Thông báo kế hoạch học tập và thi định kỳ đến sinh viên; hỗ trợ tư vấn sinh viên; tổ chức đưa đón giảng viên đến các địa điểm học; tổ chức thi cho các khóa đào tạo tại Cà Mau; chuẩn bị cơ sở vật chất; quản lý sinh viên đảm bảo thực hiện đúng nội quy, quy chế sinh viên và quy chế đào tạo của Trường.

- Phối hợp với Viện Đào tạo mở và Nghiên cứu phát triển và các đơn vị, tổ chức khác của Trường Đại học Bình Dương tổ chức bồi dưỡng, đào tạo, tổ chức thi, cấp chứng chỉ các loại cho các đối tượng có nhu cầu...

2.2.3. Tình hình đội ngũ cán bộ nhân viên và quy mô đào tạo

a. Về đội ngũ cán bộ nhân viên

Nhà trường luôn xác định tầm quan trọng của công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên, trong đó đã ban hành và áp dụng các chính sách, biện pháp tuyển dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên Nhà trường.

Qua khảo sát, đội ngũ giảng viên cơ hữu của Trường Đại học Bình Dương năm học 2020 – 2021 có 355 giảng viên gồm: 8 giáo sư, 25 phó giáo sư, 76 tiến sĩ, 117 thạc

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên phân hiệu trường đại học bình dương tại cà mau 1 (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)