8. Cấu trúc của luận văn
3.2. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên phân
3.2.6. Biện pháp 6: Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng của giáo viên
a. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp
Xác định được kết quả đạt được qua triển khai hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên Phân hiệu trường Đại học Bình Dương tại Cà Mau. Qua kết quả kiểm tra sẽ giúp chủ thể quản lý hiểu rõ đối tượng, khách thể quản lý để có biện pháp giúp đỡ, tạo điều kiện để các đối tượng thực thi nhiệm vụ hồn thành tốt cơng việc được cán bộ quản lý phân công.
Kiểm tra, đánh giá là một bộ phận quan trọng hợp thành trong hoạt động giáo dục, là khâu cuối cùng của chức năng quản lý. Trên cơ sở đó giúp phản hồi kết quả của cả hệ thống triển khai hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên Nhà trường, có vai trị tích cực trong điều chỉnh hệ thống nếu có sai lệch. Là cơ sở quan trọng của quá trình đổi mới quản lý giáo dục ở Phân hiệu trường Đại học Bình Dương tại Cà Mau.
Giúp cán bộ quản lý thu thập và xử lý kịp thời những thông tin từ thực tiễn, làm cơ sở cho những chủ trương, biện pháp và phương hướng chỉ đạo tiếp theo trong quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên ở Nhà trường.
Đề xuất các quyết định đúng đắn, khoa học, sát hợp thực tiễn để thực hiện hiệu quả hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên Nhà trường, quyết định về nguồn lực, quyết định về đội ngũ giảng viên, quyết định về chương trình và phương pháp phát triển kỹ năng giao tiếp cho sinh viên.
Kiểm tra, đánh giá giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên làm cho hoạt động giảng dạy, học tập ở Nhà trường gắn với thực tế, gây hứng thú học tập cho sinh viên, thúc đẩy sinh viên học tập năng động hơn. Phát huy khả năng tự đánh giá của sinh viên nói chung và tự đánh giá kỹ năng giao tiếp của thân.
Kiểm tra, đánh giá nhằm nâng cao chất lượng tất cả các khâu của hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên Nhà trường.
b. Nội dung của biện pháp
Cải tiến cách thức tiến hành công tác kiểm tra, đánh giá quá trình tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên.
Xác định yêu cầu nội dung đánh giá công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên Nhà trường.
Trang bị các phẩm chất, năng lực cho cán bộ thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên Nhà trường.
Xác định phương pháp tiến hành kiểm tra, đánh giá kỹ năng giao tiếp của sinh viên. Thiết kế bộ công cụ để kiểm tra, đánh giá kỹ năng giao tiếp của sinh viên.
Xây dựng các yêu cầu khi sử dụng phương pháp thực hành đánh giá kỹ năng giao tiếp của sinh viên.
c. Cách tiến hành biện pháp
- Cải tiến cách thức tiến hành công tác kiểm tra, đánh giá quá trình tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên.
Kiểm tra, đánh giá được tiến hành theo kế hoạch định kỳ đồng thời kết hợp cả phương thức kiểm tra đột xuất để đánh giá kết quả một cách khách quan, đúng sự thật, phản ánh thông tin trung thực cho Nhà trường.
Kiểm tra cần được quan tâm thực hiện thường xuyên, giúp Nhà trường nắm được tình hình, tiến độ thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên. Qua kết quả kiểm tra, cán bộ quản lý phát hiện được các lệch lạc, thiếu sót để kịp thời sửa chữa, điều chỉnh cho phù hợp.
Kiểm tra gắn liền với đơn đốc q trình thực hiện kế hoạch, đảm bảo đúng tiến độ kế hoạch đã đề ra.
Công tác kiểm tra phải được thực hiện kịp thời, tiến hành thường xuyên và có kế hoạch kiểm tra cụ thể, tuyệt đối không thực hiện một cách tự phát. Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên Phân hiệu trường Đại học Bình Dương tại Cà Mau phải đảm bảo tính khách quan, chính xác, trung thực. Kiểm tra phải đặt hiệu quả lên hàng đầu và phải có kết luận rõ ràng sau mỗi đợt kiểm tra.
- Xác định yêu cầu, nội dung đánh giá công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên Nhà trường.
Đánh giá công tác xây dựng kế hoạch: Muốn quản lý tốt phải đưa ra kế hoạch. Kế hoạch là chuẩn mực để các bộ phận triển khai thực hiện, đánh giá, kiểm tra – xử lý, cải tiến. Để xây dựng kế hoạch đảm bảo tính khả thi cần đáp ứng các yêu cầu:
Nhà trường đã có quy trình quản lý hoạt động giáo dục, rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho sinh viên?
Nếu chưa có, với điều kiện hiện tại của Nhà trường cần có những quy định gì, cách thức xây dựng các quy định đó ra sao?
Nếu đã đưa ra quy định quản lý, các quy định đó đã phù hợp hay chưa?
Đánh giá công tác triển khai thực hiện kế hoạch: Muốn đối tượng quản lý thực hiện tốt công việc và tuân thủ những định hướng mà chủ thể quản lý đưa ra, công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên Nhà trường phải đáp ứng các yêu cầu sau:
Quy định về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên đưa ra có rõ ràng, cụ thể, thuận lợi cho đối tượng thực hiện hay chưa?
Đối tượng thực hiện có biết và thấu hiểu những quy định đó hay khơng? Làm thế nào để duy trì việc tuân thủ các quy định?
Đánh giá công tác chỉ đạo của công tác quản lý: Đánh giá kết quả hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên Nhà trường cần phải xem xét công tác chỉ đạo, điều hành của cán bộ quản lý, cần đảm bảo các yêu cầu sau:
Công tác chỉ đạo, điều hành của cán bộ quản lý có bám sát kế hoạch? Công tác chỉ đạo, điều hành của cán bộ quản lý có chặt chẽ, sâu sát? Các ý kiến chỉ đạo có linh hoạt, gắn chặt với thực tiễn phát sinh?
Kiểm tra, đánh giá, xử lý: Kiểm tra nhằm phát hiện ra sự không phù hợp ở các bộ phận triển khai thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên đúng lúc, đúng thời điểm và đưa ra cách thức xử lý hợp lý mới đảm bảo hiệu quả hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên Nhà trường cũng như loại bỏ sự không phù hợp gây ra. Để thực hiện đánh giá tốt, Nhà trường phải đáp ứng các yêu cầu sau:
Chuẩn mực để đánh giá, kiểm tra hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên là gì?
Người tham gia đánh giá, kiểm tra đã có kỹ năng hay chưa?
Cải tiến cách thức quản lý: Việc kiểm tra, đánh giá chỉ mới giải quyết bài tốn phát hiện ra sự khơng phù hợp đúng lúc và đưa ra cách thức xử lý kịp thời. Yếu tố quyết định hiệu quả hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên Nhà trường phụ thuộc nhiều vào việc: Cải tiến phương pháp quản lý, cải tiến chất lượng hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp, cải tiến phương pháp học tập, rèn luyện và phát triển giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên.
- Trang bị các phẩm chất, năng lực cho cán bộ thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên Nhà trường.
Cán bộ thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên Nhà trường cần phải đảm bảo các tiêu chí sau:
Nêu cao tinh thần trách nhiệm khi tiến hành hoạt động kiểm tra.
Khi phát hiện sai sót, khuyết điểm cần có thái độ thẳng thắn, trung thực, cơng tâm để nhìn nhận và đánh giá đúng bản chất của vấn đề.
Qua kiểm tra, đánh giá cần khích lệ, biểu dương, khen ngợi những tổ chức, cá nhân thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ giáo dục, phát triển kỹ năng giao tiếp cho sinh viên.
Qua kết quả kiểm tra, cán bộ quản lý cần phải mạnh dạn điều chỉnh, kể cả thay đổi các quyết định cho kịp thời, sát hợp với yêu cầu thực tiễn đặt ra.
Hoạt động kiểm tra phải gắn liền với đánh giá kết quả thực hiện. Đối với hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên Nhà trường hiện nay, đánh giá cần thực hiện ở 4 nội dung sau:
Đánh giá bối cảnh, điều kiện triển khai thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp của cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên.
Đánh giá năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên.
Đánh giá quá trình giáo dục, rèn luyện kỹ năng giao tiếp của giảng viên, sinh viên. Đánh giá kết quả kỹ năng giao tiếp của sinh viên sau khi đã trải qua quá trình giáo dục, rèn luyện.
- Xác định phương pháp tiến hành kiểm tra, đánh giá kỹ năng giao tiếp của sinh viên.
Thực hành kỹ năng đảm bảo đúng quy trình, trình tự các bước đã được xác định. Thực hiện quy trình đạt mức độ thuần thục và trở thành kỹ năng.
Kết quả đạt được đáp ứng yêu cầu đặt ra đối với từng kỹ năng giao tiếp.
Yêu cầu về nội dung kiểm tra, đánh giá phải thể hiện những kỹ năng giao tiếp mà sinh viên có thể thực hiện được.
phương pháp này sẽ giúp người đánh giá có căn cứ và dữ kiện xác thực để đánh giá khả năng vận dụng lý thuyết vào những tình huống thực tiễn cụ thể. Đây cũng chính là đáp ứng mục tiêu cốt lõi của việc kiểm tra, đánh giá kỹ năng giao tiếp của sinh viên.
- Thiết kế bộ công cụ để kiểm tra, đánh giá kỹ năng giao tiếp của sinh viên Nhà trường.
Bảng kiểm tra: Sử dụng để đánh giá quá trình thể hiện, trình bày kỹ năng giao tiếp của sinh viên. Bảng kiểm tra cần có đủ các thơng tin đánh giá như: mức độ chính xác, mức độ thuần thục, các bước cần đạt, trình tự diễn tiến, thời gian thực hiện. Người đánh giá cần quan sát tập trung vào những khía cạnh quan trọng của mục tiêu kỹ năng giao tiếp của sinh viên thực hiện để đánh giá.
Thang đánh giá: Đánh giá kỹ năng giao tiếp của sinh viên cần xây dựng cả thang đánh giá mô tả và thang đánh giá bằng điểm số (Thang đánh giá kỹ năng giao tiếp của
sinh viên, chi tiết xem ở phụ lục 3.4). Việc đánh giá kỹ năng giao tiếp của sinh viên khi
học lớp đào tạo kỹ năng giao tiếp cần tập trung đánh giá theo thang điểm số để có cơ sở định lượng cấp giấy chứng nhận cho những sinh viên đủ điều kiện hồn thành khóa học kỹ năng giao tiếp. Việc đánh giá kỹ năng giao tiếp của sinh viên khi tổ chức hội thi về kỹ năng giao tiếp, đánh giá kỹ năng giao tiếp để xét chuẩn đầu ra tốt nghiệp cho sinh viên cần đánh giá theo hình thức điểm số và cả hình thức mơ tả để có nhận định đánh giá một cách đầy đủ về mức độ đạt được kỹ năng giao tiếp của mỗi sinh viên.
Kiểm tra, đánh giá kỹ năng giao tiếp của sinh viên thực chất là phương pháp kiểm tra thực hành kỹ năng giao tiếp của sinh viên. Đánh giá việc thực hành gắn với các tình huống thực tế nên giúp cho sinh viên có thể chuẩn bị được các tình huống và sẽ thực hiện tốt hơn các tình huống đó khi lập lại trong công việc và cuộc sống sau này của sinh viên.
- Xây dựng các yêu cầu khi sử dụng phương pháp thực hành đánh giá kỹ năng giao tiếp của sinh viên.
Một số yêu cầu khi sử dụng phương pháp thực hành đánh giá kỹ năng giao tiếp của sinh viên:
Phải kiểm tra được kỹ năng giao tiếp của sinh viên qua các tình huống thực tế. Bài kiểm tra, đánh giá phải được thiết kế với yêu cầu sinh viên phải kết hợp kiến thức, kỹ năng và khả năng vận dụng vào thực tiễn.
Bài kiểm tra cần được thiết kế phù hợp với mục tiêu xác định.
Yêu cầu thực hành giải quyết, xử lý tình huống cần được mở rộng nhiều cách giải quyết, thể hiện sự linh hoạt, sáng tạo trong cách vận dụng kỹ năng giao tiếp của mỗi sinh viên.
được sinh viên thực hiện được các mục tiêu, yêu cầu của bài kiểm tra.
Sau khi đã xác định được các tiêu chí, cần phải đưa ra các mức độ khác nhau của việc thực hiện, được tiến hành theo các bước sau:
Xác định số lượng phân loại các mức độ sẽ được sử dụng để đánh giá, tức là xem có bao nhiêu mức độ thực hiện khác nhau.
Xác định đặc điểm cụ thể của từng mẫu bài thể hiện từng mức độ thực hiện, phải đưa ra được những dấu hiệu thể hiện được là có sự phân biệt giữa các mức độ đó.
Đưa ra các chỉ báo trên thang điểm, có thể là thang điểm bằng số hoặc bằng sự mô tả.
Tuy nhiên, để hoạt động kiểm tra đạt hiệu quả, cán bộ quản lý cần thường xuyên tiếp thu thơng tin chính xác và xử lý nhanh chóng. Xây dựng kế hoạch cụ thể trước khi thực hiện hoạt động kiểm tra đánh giá. Cán bộ thực hiện kiểm tra, đánh giá phải được tập huấn và nắm chắc các phương pháp, cách thức kiểm tra, đánh giá.