Thực trạng phối hợp các lực lượng tham gia giáo dục kỹ năng giao tiếp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên phân hiệu trường đại học bình dương tại cà mau 1 (Trang 64 - 67)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3. Thực trạng giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên phân hiệu Trường Đại học

2.3.5. Thực trạng phối hợp các lực lượng tham gia giáo dục kỹ năng giao tiếp

thực hành. Sau khi sinh viên đã được trang bị những kiến thức cơ bản về kỹ năng giao tiếp thì hoạt động thực hành chính là biện pháp để rèn luyện kỹ năng giao tiếp đối với mỗi sinh viên. Phân hiệu trường Đại học Bình Dương tại Cà Mau hiện đang sử dụng triệt để phương pháp đặt thù này để thực hành, rèn luyện cho sinh viên hình thành và phát triển kỹ năng giao tiếp.

2.3.5. Thực trạng phối hợp các lực lượng tham gia giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên cho sinh viên

Đội ngũ giảng viên giảng dạy, rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho sinh viên tại Phân hiệu trường Đại học Bình Dương tại Cà Mau hiện nay được Nhà trường chọn ra một bộ phận sau cử đi tập huấn ở các Trung tâm đào tạo kỹ năng chuyên nghiệp và lực lượng này chính là lực lượng nòng cốt đào tạo kỹ năng giao tiếp hiện nay; một số giảng viên được Nhà trường mời thỉnh giảng từ các Trung tâm đào tạo kỹ năng.

Công tác bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp cho giảng viên, qua kết quả khảo sát 90 giảng viên chỉ có 8 giảng viên trả lời thường xuyên được bồi dưỡng chiếm 8,5%, còn lại đến 53 giảng viên trả lời thỉnh thoảng được đi bồi dưỡng về kỹ năng chiếm 59,1% và còn lại 29 giảng viên trả lời chưa bao giờ được nhà trường cử đi bồi dưỡng về kỹ năng giao tiếp chiếm 32,5%.

Hình 2.4. Giảng viên đánh giá mức độ bồi dưỡng, tập huấn về kỹ năng giao tiếp

Qua kết quả đánh giá, nhìn chung có sự khác biệt giữa các đối tượng khảo sát. Kết quả khảo sát thực tế có 51,9% cơ quan, cơng ty, doanh nghiệp sử dụng lao động đánh giá đội ngũ giảng viên ở Phân hiệu trường Đại học Bình Dương tại Cà Mau là lực lượng giáo dục kỹ năng giao tiếp tốt nhất cho sinh viên; tuy nhiên, cán bộ quản lý lại

32,5%

8,5% 59,1%

đánh giá khá cao đội ngũ giảng viên 90%, chính đội ngũ giảng viên cũng tự đánh giá họ ở mức khá 75,9% và 53,4% là kết quả đánh giá của sinh viên.

Bảng 2.8. Nhận định về lực lượng giáo dục kỹ năng giao tiếp tốt nhất cho sinh viên

Lực lượng giáo dục kỹ năng giao tiếp tốt nhất cho sinh viên

Kết quả đánh giá (%) Tính trung bình Cán bộ quản lý Giảng viên Sinh viên Doanh nghiệp

Đội ngũ giảng viên ở Phân hiệu 90,0 75,9 53,4 51,9 67,8 Cán bộ làm cơng tác Đồn thể 80,0 71,1 49,5 88,7 72,3 Chuyên gia về kỹ năng giao tiếp ở

các Trung tâm đào tạo, huấn luyện kỹ năng

75,0 57,8 60,0 88,7 70,4

Lãnh đạo doanh nghiệp 55,0 50,4 36,0 88,7 57,5

Cựu sinh viên Nhà trường đã thành

đạt trong nghề nghiệp. 47,5 41,0 36,4 88,7 53,4

Thực trạng cho thấy đa số các đơn vị sử dụng lao động lại cho rằng đội ngũ giảng viên hiện nay khó có điều kiện thuận lợi để vừa dạy chun mơn vừa tích hợp rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho sinh viên do những hạn chế về thời lượng giảng dạy và đặc biệt là giảng viên giảng dạy kỹ năng thơng thường cịn khá trẻ, chưa có kỹ năng lồng ghép tích hợp dạy kỹ năng giao tiếp song song với quá trình giảng dạy chun mơn; đây là một vấn đề khó, cần phải tổ chức bồi dưỡng thì đội ngũ giảng viên mới thực hiện tốt công việc này.

Qua khảo sát, Phân hiệu trường Đại học Bình Dương tại Cà Mau, đơn vị sử dụng lao động đều đánh giá cao vai trò giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên thuộc về đội ngũ làm cơng tác Đồn thể. Tuy nhiên, chỉ 49,5% sinh viên đánh giá cao. Ngồi ra, có 59% giảng viên và 51,1% sinh viên cho rằng phong trào của Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên hiện nay chỉ tác động ở mức trung bình đến việc giáo dục, rèn luyện kỹ năng giao tiếp của sinh viên; riêng đội ngũ cán bộ quản lý có 40% đánh giá là phong trào ở Nhà trường tác động lớn và 40% đánh giá tác động ở mức trung bình.

Tuy có nhiều khó khăn khách quan trong quá trình triển khai các hoạt động phong trào nhưng đội ngũ cán bộ làm cơng tác phong trào ở Nhà trường chính là lực lượng có nhiều tiềm năng để giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên.

Một lực lượng có nhiều tiềm năng để giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên ở Nhà trường nữa đó là những chuyên gia về kỹ năng giao tiếp ở các Trung tâm đào tạo, huấn luyện kỹ năng chuyên nghiệp. Qua nghiên cứu lực lượng này được đánh giá khá cao là 70,4%. Tuy nhiên, một trong những khó khăn lớn nhất hiện nay là mức trả lương cho giờ huấn luyện, giảng dạy cho những chuyên gia này là rất cao (cao nhất có thể lên

đến vài triệu đồng/giờ) vì họ quan niệm rằng đây là một nghề rất đặc biệt, không phải ai cũng huấn luyện được kỹ năng giao tiếp cho người khác. Đây là lực lượng chuyên nghiệp trong lĩnh vực đào tạo kỹ năng giao tiếp, tuy nhiên hiện nay đa số các trung tâm này vẫn hoạt động độc lập, chưa có sự liên kết phối hợp với Nhà trường để dạy cho sinh viên.

Một biện pháp đã được Phân hiệu trường Đại học Bình Dương tại Cà Mau tính đến đó là mời các đơn vị sử dụng lao động (cơ quan, cơng ty, doanh nghiệp) sắp xếp, bố trí thời gian đến trường để giáo dục, rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho sinh viên. Tuy nhiên, có 72,4% ý kiến của các đơn vị sử dụng lao động cho rằng khó khăn cho họ khi thực hiện cơng việc này do khơng có điều kiện về thời gian. Mặc dù khó khăn là thế, Phân hiệu trường Đại học Bình Dương tại Cà Mau vẫn mời các lãnh đạo doanh nghiệp có kinh nghiệm về trường chia sẻ với sinh viên về các kỹ năng cần thiết khi tham gia lao động thực tế tại doanh nghiệp như: Kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức cơng việc... Ngồi ra, trong q trình đào tạo, tất cả các ngành học của Phân hiệu trường Đại học Bình Dương tại Cà Mau cũng hợp tác với các cơ quan, công ty, doanh nghiệp để đưa sinh viên đến “kiến tập”, “thực tập”…

2.3.6. Thực trạng điều kiện phục vụ hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên

Việc bố trí cơ sở vật chất cho hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp ở Phân hiệu trường Đại học Bình Dương tại Cà Mau hiện nay chưa đảm bảo tính đặc thù cho giảng dạy và huấn luyện thực hành kỹ năng cho sinh viên. Thực tế hiện nay, Nhà trường chỉ sắp xếp, bố trí tập trung vào những phịng học bình thường để tổ chức dạy kỹ năng giao tiếp cho sinh viên.

Qua đánh giá của đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên Phân hiệu trường Đại học Bình Dương tại Cà Mau cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho giáo dục, đào tạo và huấn luyện kỹ năng giao tiếp cho sinh viên có 45,5% đánh giá ở mức khá; 45,2% đánh giá mức trung bình và chỉ có 6,8% đánh giá ở mức tốt.

Qua khảo sát, tác giả nhận thấy Phân hiệu trường Đại học Bình Dương tại Cà Mau đã có sự quan tâm đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy kỹ năng giao tiếp. Kết quả hiện nay tại Nhà trường có 3 phịng chun dành cho dạy kỹ năng giao tiếp: R02, R03, R04 và Hội trường A21. Mỗi phịng có chỗ ngồi cho 30 SV; riêng Hội trường A21 có sức chứa 300 sinh viên để thực hành các buổi thuyết trình…

Như vậy, nhìn chung cơ sở vật chất và trang thiết bị giành riêng cho đào tạo kỹ năng giao tiếp cho sinh viên Nhà trường cịn ở mức trung bình – khá, chưa đáp ứng tốt nhu cầu. Thực trạng này không phải do Nhà trường thiếu các trang bị như đã nêu mà phụ thuộc ở khâu tổ chức, sắp xếp, bố trí các trang thiết bị chưa được đồng bộ.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên phân hiệu trường đại học bình dương tại cà mau 1 (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)