Lịch sử hình thành và bộ chuẩn mực văn hóa Nhà trường

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên phân hiệu trường đại học bình dương tại cà mau 1 (Trang 49 - 52)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2. Khái quát về phân hiệu Trường Đại học Bình Dương tại Cà Mau

2.2.1. Lịch sử hình thành và bộ chuẩn mực văn hóa Nhà trường

a. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển

Thực hiện Nghị quyết Đại hội VI, VII và Nghị quyết Hội nghị lần thứ IV Ban chấp hành Trung ương khóa VII, trong những năm gần đây, nền giáo dục – đào tạo nước nhà đã có những tiến bộ vượt bật:

Mạng lưới trường học phát triển rộng khắp. Hầu hết các xã trong cả nước, kể cả các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo đã có trường, lớp Tiểu học. Phần lớn các xã vùng đồng bằng có trường Trung học cơ sở. hầu hết các huyện có trường Trung học Phổ thông. Các tỉnh và nhiều huyện đơng đồng bào dân tộc đã có hệ thống trường dân tộc nội trú.

Trong giáo dục - đào tạo đã xuất hiện một số nhân tố mới. Ở nhiều nơi đã hình thành phong trào học tập sơi nổi của cán bộ và nhân dân, nhất là thanh niên. Các loại hình trường lớp, từ Phổ thơng đến Đại học, đa dạng hơn, tạo thêm cơ hội học tập cho nhân dân. Đã huy động được thêm các nguồn lực ngoài ngân sách Nhà nước để phát triển giáo dục – đào tạo. Các gia đình, các đồn thể nhân dân, các tổ chức xã hội đã chăm lo cho giáo dục nhiều hơn trước. Các phương tiện thông tin đại chúng đã xây dựng các chuyên mục phục vụ giáo dục – đào tạo. Hợp tác quốc tế về giáo dục – đào tạo bước đầu được mở rộng…

Tuy nhiên, giáo dục – đào tạo nước ta còn yếu kém bất cập cả về quy mô, cơ cấu, và nhất là về chất lượng và hiệu quả; chưa đáp ứng kịp những đòi hỏi lớn và ngày càng cao về nhân lực của công cuộc đổi mới kinh tế – xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Đáng quan tâm nhất là chất lượng và hiệu quả giáo dục – đào tạo cịn thấp. Trình độ kiến thức, kỹ năng thực hành, phương pháp tư duy khoa học, trình độ ngoại ngữ và thể lực của đa số học sinh còn yếu. Nhiều sinh viên ra trường, khả năng vận dụng kiến thức vào sản xuất và đời sống cịn hạn chế. Số đơng sinh viên tốt nghiệp chưa có khả năng thích ứng với những biến đổi nhanh chóng trong ngành nghề và công nghệ. Đặc biệt đáng lo ngại là trong một bộ phận học sinh, sinh viên có tình trạng suy thối đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước… Trong bối cảnh đó, trường Đại học Bình Dương đã và đang khẳng định vị trí là địa chỉ đào tạo uy tín, chất lượng, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của xã hội. Trường Đại học Bình Dương với tên gọi ban đầu là Trường Đại học Dân lập Bình Dương, được thành lập theo quyết định số 791/TTg ngày 24 tháng 9 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam.

Ngày 29 tháng 05 năm 2006 Trường Đại học Bình Dương chuyển loại hình từ trường Dân lập sang Tư thục theo Quyết định số 122/2006/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Năm 2009 Trường Đại học Bình Dương mở Chi nhánh đào tạo tại Thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau.

Ngày 01 tháng 4 năm 2011, Hiệu Trưởng Trường Đại học Bình Dương ký Quyết định số: 60/QĐ-ĐHBD về việc đổi tên Chi nhánh Cà Mau thành Chi nhánh Trường Đại học Bình Dương – Cà Mau.

Ngày 12 tháng 3 năm 2013 Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra Quyết định số 898/QĐ-BGDĐT về việc thành lập Phân hiệu Trường Đại học Bình Dương tại Cà Mau.

b. Bộ chuẩn mực văn hóa Nhà trường

Gần 24 năm trưởng thành và phát triển, trường Đại học Bình Dương đã và đang khẳng định vị trí là địa chỉ đào tạo uy tín, chất lượng, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của xã hội. Phân hiệu trường Đại học Bình Dương tại Cà Mau là một bộ phận không thể tách rời của Trường Đại học Bình Dương trong việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn tri thức chất lượng, đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng học tập suốt đời của người dân nơi cuối trời Tổ quốc và khu vực lân cận... Phân hiệu trường Đại học Bình Dương tại Cà Mau trực thuộc trường Đại học Bình Dương với bộ chuẩn mực văn hóa cụ thể:

- Sứ mạng của nhà trường: Xây dựng nền giáo dục Mở, phục vụ nhu cầu học tập thường xuyên và suốt đời của mọi tầng lớp trong xã hội; đào tạo các hệ, các cấp; nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ…

- Tơn chỉ, mục đích.

Cổ vũ tinh thần ham học hỏi Đề cao khả năng tự đào tạo Dấn thân vì sự nghiệp nâng cao dân trí

Đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài Vì xã hội Việt Nam phát triển. - Triết lý giáo dục.

Xây dựng nền giáo dục mở đáp ứng nhu cầu học tập, rèn luyện thường xuyên, học tập suốt đời cho mọi người.

- Quan điểm Giáo dục: “Giáo dục là của mọi người, vì mọi người, cho mọi người, mọi người được quyền bình đẳng hưởng thụ thành quả của giáo dục và có nghĩa vụ đóng góp, xây dựng, phát triển giáo dục”.

- Phương pháp “Cộng học”.

Để học tập có hiệu quả, các chương trình mục tiêu giáo dục mở được thực hiện thơng qua phương pháp “Cộng học” giữa thầy và trị, giữa trò với trò, giữa người học với đối tác, với cộng đồng xã hội, qua tài liệu sách vở, qua truyền thông, qua mạng internet. Phương pháp “Cộng học” được xây dựng trên nguyên tắc 4 chữ “H”: Học – Hỏi – Hiểu – Hành.

- Mục tiêu hành động chung.

Phát huy tiềm năng của xã hội, xây dựng và phát triển trở thành Đại học kinh tế sinh thái đa lĩnh vực, đào tạo kỹ sư, cử nhân thực hành chất lượng cao.

- Tầm nhìn.

Phân hiệu trường Đại học Bình Dương trực thuộc Đại học Bình Dương – là một trong những trường Đại học đa lĩnh vực, chất lượng đào tạo phù hợp với chuẩn mực Quốc tế.

- Giá trị cốt lõi.

Phân hiệu trường Đại học Bình Dương trực thuộc Trường Đại học Bình Dương đào tạo ra những người lao động sáng tạo, lao động có hiệu quả, tạo ra những sản phẩm vật chất hay tinh thần có chất lượng, hồn thành trách nhiệm với bản thân, với gia đình, với xã hội, với thiên nhiên.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên phân hiệu trường đại học bình dương tại cà mau 1 (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)