8. Cấu trúc của luận văn
3.2. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên phân
3.2.1. Biện pháp 1: Tổ chức nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý,
nhân viên, giảng viên và sinh viên về tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp
a. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp
Tác giả nhận thấy rằng nhận thức là cơ sở quan trọng để đạt được hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên Phân hiệu trường Đại học Bình Dương tại Cà Mau. Nâng cao nhận thức của chủ thể và khách thể quản lý là tiền đề rất quan trọng để đạt được các mục tiêu quản lý đã đặt ra, làm cơ sở cho việc triển khai hệ thống biện pháp, các kế hoạch; xây dựng quyết tâm hành động đối với tất cả tổ chức và cá nhân trong và ngồi Nhà trường có liên quan đến hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên.
là tiền đề để có các hoạt động tâm lý khác (xúc cảm – tình cảm, ý chí, hành động). Đối với giáo dục, nhận thức được coi là trọng tâm, là cơ sở cho các hoạt động khác. Nhận thức là hoạt động tâm lý khởi đầu cho các hoạt động tâm lý khác trong giáo dục. Có nhận thức được đúng đắn thì chúng ta mới có thể tiến hành thực hiện tốt nhiệm vụ, đưa ra được những nhận xét đúng đắn và khách quan về vụ việc cần thực hiện.
Nếu khơng có hoạt động nhận thức thì cả đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên sẽ không xác định, khơng đánh giá được mục tiêu, vai trị, tầm quan trọng của hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên Phân hiệu trường Đại học Bình Dương tại Cà Mau; thậm chí là có thể đánh giá sai lệch về hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên, từ đó sẽ khơng xây dựng được quyết tâm trong hành động. Vì thế, đối với giáo dục và đào tạo nói chung và đối với hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên nói riêng thì nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên có vai trị rất quan trọng đối với quá trình triển khai và ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động này ở Nhà trường.
b. Nội dung của biện pháp
- Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên đối với đội ngũ cán bộ quản lý.
- Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên đối với đội ngũ giảng viên.
- Nâng cao nhận thức giáo dục, rèn luyện kỹ năng giao tiếp của sinh viên. - Nâng cao nhận thức đối với công ty, doanh nghiệp về việc tham gia vào hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên cùng với Phân hiệu trường Đại học Bình Dương tại Cà Mau và tạo động lực tự giáo dục, rèn luyện, trang bị kỹ năng giao tiếp cho sinh viên.
- Nâng cao nhận thức giáo dục kỹ năng giao tiếp cho đội ngũ cán bộ Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên Phân hiệu trường Đại học Bình Dương tại Cà Mau.
c. Cách tiến hành biện pháp
- Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên đối với đội ngũ cán bộ quản lý.
Đội ngũ cán bộ quản lý là lực lượng hết sức quan trọng, điều hành mọi hoạt động của Phân hiệu trường Đại học Bình Dương tại Cà Mau nói chung và hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên nói riêng. Muốn nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên đối với đội ngũ cán bộ quản lý ở Nhà trường thì đội ngũ cán bộ quản lý của các đơn vị trực tiếp thực hiện hoạt động giáo dục, đào tạo kỹ năng giao tiếp cho sinh viên và đội ngũ cán bộ quản lý những đơn vị hữu quan phải xác định trách nhiệm cá nhân đối với hoạt động giáo dục kỹ năng
giao tiếp cho sinh viên và xem đó là tiêu chí để đánh giá mức độ hồn thành nhiệm vụ công việc của bản thân, chịu trách nhiệm trước cấp trên về kết quả tổ chức, điều hành hoạt động của mình.
Về cơ chế quản lý của Phân hiệu trường Đại học Bình Dương tại Cà Mau, Ban lãnh đạo Nhà trường cần phân định rõ ràng trách nhiệm tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên trong các văn bản điều hành quản lý chung của Nhà trường và đặc biệt là trong kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên được lãnh đạo nhà trường ký ban hành.
Lãnh đạo Nhà trường cũng thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở trách nhiệm đội ngũ cán bộ quản lý đối với hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên trong các cuộc họp giao ban hàng tháng, trong các hội nghị sơ, tổng kết năm học. Trên cơ sở đó, cán bộ quản lý ý thức trách nhiệm nhiều hơn về vai trò, nhiệm vụ của bản thân đối với việc tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên.
- Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên đối với đội ngũ giảng viên.
Đội ngũ giảng viên là những lực lượng trực tiếp giảng dạy hàng ngày trên lớp cho sinh viên và cũng chính là những người có tổng lượng thời gian tiếp cận sinh viên nhiều nhất trong suốt quá trình đào tạo sinh viên tại Nhà trường. Vì thế, đội ngũ giảng viên có vai trị rất quan trọng trong quá trình giáo dục và nhất là quá trình rèn luyện để hình thành kỹ năng giao tiếp cho sinh viên.
Ý thức, trách nhiệm của đội ngũ giảng viên trong việc giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên cần được triển khai, quán triệt qua các cuộc họp khoa, tổ bộ môn. Nội dung chủ yếu là giảng viên cần tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học tích cực vừa kết hợp dạy kiến thức chuyên môn đồng thời tạo điều kiện và môi trường rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho sinh viên.
Trong suốt thời gian phụ trách giảng dạy chuyên môn trên lớp cho sinh viên thì đội ngũ giảng viên cần tận dụng mọi điều kiện, cơ hội để kết hợp lồng ghép giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên. Lãnh đạo Phân hiệu trường Đại học Bình Dương tại Cà Mau, lãnh đạo các khoa, phòng, ban cần quán triệt cho đội ngũ giảng viên phải luôn xác định giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên là nhiệm vụ song song với nhiệm vụ giảng dạy chuyên môn cho sinh viên.
- Nâng cao nhận thức tự giáo dục, rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho sinh viên.
Phân hiệu trường Đại học Bình Dương tại Cà Mau cần tổ chức nhiều chương trình hội thảo, giao lưu trực tiếp giữa các nhà doanh nghiệp với sinh viên về vấn đề tuyển chọn và sử dụng lao động. Đặc biệt, trong hội thảo cần chứng minh cho sinh viên thấy những số liệu cụ thể qua kết quả điều tra, khảo sát thực tiễn về sự thành công và
thất bại giữa sinh viên có kỹ năng giao tiếp tốt và kém; hội thảo cũng cần mời trực tiếp những cựu sinh viên đã thành đạt trong những vị trí cơng tác, làm việc khác nhau cùng tham gia. Qua đó sẽ khắc sâu nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp trong thực tiễn cuộc sống, học tập và làm việc sau này.
Đội ngũ giảng viên cần chỉ dẫn sinh viên tự nghiên cứu và rèn luyện kỹ năng giao tiếp trên cơ sở tài liệu có sẵn tại thư viện Nhà trường; hoặc có thể hướng dẫn sinh viên tiếp cận các tài liệu ở nhà sách hoặc các địa chỉ website về kỹ năng trên mạng internet. Đây là giải pháp để sinh viên dần làm quen và sau đó trở thành nhu cầu phải tự mình trang bị kỹ năng giao tiếp cho bản thân. Để trang bị nhận thức cho sinh viên theo hướng tiếp cận này, đội ngũ giảng viên cần chứng minh và nhấn mạnh tầm quan trọng, sự cần thiết phải trang bị kỹ năng giao tiếp; đặc biệt cần liên hệ tình huống thực tiễn phát sinh trong quá trình học tập, nghiên cứu của sinh viên để các bước tiếp cận, hình thành nhận thức được thực hiện theo quá trình logic.
- Nâng cao nhận thức đối với công ty, doanh nghiệp về việc tham gia vào hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên cùng với Phân hiệu trường Đại học Bình Dương tại Cà Mau và tạo động lực tự giáo dục, rèn luyện, trang bị kỹ năng giao tiếp của sinh viên.
Phân hiệu trường Đại học Bình Dương tại Cà Mau cần tổ chức nhiều hội thảo về giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên và mời lãnh đạo, quản lý các công ty, doanh nghiệp đến tham dự. Qua hội thảo, Nhà trường và cả sinh viên phải trình bày cho cơng ty, doanh nghiệp nhận thức được vai trò, trách nhiệm của họ trong việc phối hợp với nhà trường cùng giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên thì hiệu quả sẽ rất cao. Đặc biệt là Phân hiệu trường Đại học Bình Dương tại Cà Mau phải nêu rõ lí do các công ty, doanh nghiệp cùng tham gia vào hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên chính là để góp phần tạo ra nguồn lao động chất lượng, đáp ứng đúng những yêu cầu mà doanh nghiệp đang đặt ra đối với người lao động. Nếu lãnh đạo công ty, doanh nghiệp nhận thức được vấn đề này thì họ sẽ có những hành động tích cực cùng với Nhà trường thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên.
Đặc biệt, qua các hội thảo do Nhà trường tổ chức cũng là điều kiện, cơ hội để công ty, doanh nghiệp trao đổi, thông tin trực tiếp với sinh viên Nhà trường về những kỹ năng mà họ đang rất cần ở sinh viên; đặc biệt cần đặt ra yêu cầu cụ thể về kỹ năng giao tiếp đối với sinh viên từng ngành để sinh viên hiểu rõ yêu cầu của cơng ty, doanh nghiệp. Đây chính là việc tạo động lực rất quan trọng để thúc đẩy quá trình tự giáo dục, rèn luyện kỹ năng giao tiếp của sinh viên.
- Nâng cao nhận thức giáo dục kỹ năng giao tiếp cho đội ngũ cán bộ Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên trong Nhà trường.
Thông qua Đại hội, hội nghị tổng kết và triển khai nhiệm vụ hàng năm của tổ chức Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên, Ban lãnh đạo Nhà trường cần dành thời gian để nêu rõ trách nhiệm và nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ Đoàn thể trong việc tổ chức các hoạt động phong trào phải hướng đến mục tiêu giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên, qua từng hoạt động phải xác định sẽ giáo dục được những kỹ năng gì cho sinh viên và giáo dục đến mức độ nào...
Tuy nhiên, qua thực tiễn khảo sát, tác giả nhận thấy rằng để thực hiện tốt giải pháp trên thì tất cả đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, cán bộ Đoàn thể của Phân hiệu trường Đại học Bình Dương tại Cà Mau phải xác định rõ ràng phương châm, mục tiêu giáo dục, phát triển kỹ năng giao tiếp cho sinh viên; mỗi đơn vị chức năng và từng cá nhân trong Nhà trường phải xác định rõ trách nhiệm cơng việc cụ thể của mình để cùng phối hợp thực hiện hiệu quả. Giải pháp này chỉ đạt hiệu quả khi có sự quyết tâm hành động của tất cả mọi cá nhân và đơn vị trong toàn trường.