Nội dung giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên phân hiệu trường đại học bình dương tại cà mau 1 (Trang 34 - 36)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3. Lý luận về giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên trường Đại học

1.3.3. Nội dung giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên

Ngày nay, hầu hết các hệ thống quản lý của cơ sở giáo dục đều được thiết kế theo các quá trình hoạt động nền tảng của cơ sở giáo dục hay nói khác hơn chính là q trình giảng dạy và học tập. Trong luận văn này, tác giả lựa chọn cách tiếp cận CIPO để tiếp cận quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên theo tiếp cận năng lực. Theo CIPO, q trình giáo dục nói chung hay giáo dục kỹ năng giao tiếp nói riêng có thể được mơ tả như một chu trình khép kín của các thành tố: Bối cảnh (Context), Đầu vào (Input), Quá trình (Process) và Đầu ra (Output).

Tác giả Nguyễn Tiến Hùng mơ hình hóa q trình đào tạo theo cách tiếp cận CIPO như sau:

thị trường lao động…) và các đặc điểm của Nhà trường (cấu trúc tổ chức, quy mơ, các chính sách…) có ảnh hưởng đến đặc điểm của giảng viên và sinh viên cũng như các quá trình giảng dạy và học tập – rèn luyện của giảng viên, sinh viên.

Hình 1.2. Mơ hình q trình giảng dạy và học tập của cơ sở giáo dục theo CIPO

- Đầu vào: Chủ yếu đề cập đến chất lượng và đặc điểm của giảng viên (Kiến thức, tư duy, kinh nghiệm, nhân cách, các kỹ năng, mức độ sẵn sàng đổi mới…); đặc điểm của sinh viên (Lứa tuổi, giới tính, động cơ, nhân cách, tư duy, khả năng lĩnh hội kiến thức…); chương trình giáo dục kỹ năng giao tiếp; các điều kiện cơ sở vật chất, tài chính…của nhà trường.

- Q trình: Thường có hai thành tố chính là hành vi của giảng viên và hành

vi của sinh viên. Trong đó, giảng viên trên cơ sở nghiên cứu và sử dụng các yếu tố đầu vào cũng như các thông tin phản hồi từ người học, thơng qua q trình giao tiếp, tổ chức các hoạt động dạy học phù hợp nhằm cung cấp kiến thức (thông tin) cho người học; sinh viên căn cứ vào đặc điểm, năng lực và động cơ của cá nhân, tiến hành tổ chức hoạt động học tập có hiệu quả nhằm lĩnh hội tri thức (thông tin) đồng thời cung cấp các thông tin phản hồi cho giảng viên.

- Đầu ra: Kết quả đầu ra (Outcome) và tác động (Impact). Trong đó đầu ra chủ

yếu liên quan đến kết quả học tập của học sinh, các kiến thức, kỹ năng, thái độ mà sinh viên có được sau q trình đào tạo; Kết quả đầu ra là yếu tố quan trọng nhất, là kết quả học tập thể hiện qua khả năng tìm được việc làm, khả năng đáp ứng và mức độ

phù hợp về năng lực của sinh viên tại nơi họ làm việc; còn tác động thường thể hiện qua những đóng góp của sinh viên sau khi ra trường cho cộng đồng và xã hội.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên phân hiệu trường đại học bình dương tại cà mau 1 (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)