Biện pháp 3: Xây dựng, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ thực hiện công

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên phân hiệu trường đại học bình dương tại cà mau 1 (Trang 89 - 93)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên phân

3.2.3. Biện pháp 3: Xây dựng, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ thực hiện công

công tác giáo dục kỹ năng giao tiếp

a. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Xây dựng nguồn nhân lực đủ sức đáp ứng yêu cầu giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên Phân hiệu trường Đại học Bình Dương tại Cà Mau, phát huy vai trò nguồn nhân lực trong Nhà trường và các nguồn lực bên ngoài xã hội cùng thực hiện mục tiêu giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên.

Trong điều kiện đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục nước nhà như hiện nay, việc đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giảng viên chuyên trách công tác giáo dục, huấn luyện kỹ năng giao tiếp cho sinh viên Phân hiệu trường Đại học Bình Dương tại Cà Mau nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn là đòi hỏi cấp bách. Bên cạnh đó, Nhà trường cũng cần quan tâm cơng tác bồi dưỡng phương pháp tích hợp giáo dục, rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho sinh viên ngay trong q trình giảng dạy chun mơn ở trên lớp.

Việc đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giảng viên chuyên trách công tác giáo dục, huấn luyện kỹ năng giao tiếp cho sinh viên Phân hiệu trường Đại học Bình Dương tại Cà Mau nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục Đại học nói chung là một vấn đề mới, hiện nay chưa có nhiều trường Đại học thực hiện. Chính vì thế, hồn thiện đội ngũ giảng viên chuyên trách công tác giáo dục, huấn luyện kỹ năng giao tiếp cho sinh viên Phân hiệu trường Đại học Bình Dương tại Cà Mau sẽ có tính đột phá trong đổi mới giáo dục Đại học, có ý nghĩa chiến lược lâu dài nhằm nâng cao toàn diện chất lượng giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên Nhà trường, góp phần quan trọng vào q trình nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên.

vào hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên Nhà trường góp phần xã hội hóa đi đơi với nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên.

b. Nội dung của biện pháp

Tiến hành quy hoạch đội ngũ giảng viên chuyên dạy kỹ năng giao tiếp ở Phân hiệu trường Đại học Bình Dương tại Cà Mau. Triển khai công tác đào tạo, huấn luyện đội ngũ giảng viên chuyên dạy kỹ năng giao tiếp.

Thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng giao tiếp và phương pháp tích hợp dạy chun mơn với kỹ năng giao tiếp đối với tất cả giảng viên Nhà trường.

Phát huy vai trò doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân ngoài trường cùng tham gia vào hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên.

c. Cách tiến hành biện pháp

- Tiến hành quy hoạch đội ngũ giảng viên chuyên dạy kỹ năng giao tiếp.

Căn cứ vào nhiệm vụ và kế hoạch phát triển của Nhà trường trong từng giai đoạn để bổ sung dần lực lượng trẻ đảm bảo đủ về số lượng. Vấn đề đặt ra là cần phải xây dựng quy hoạch đội ngũ giảng viên chuyên dạy kỹ năng giao tiếp có tuổi đời trẻ, muốn vậy Nhà trường cần có những biện pháp cụ thể:

 Giao các Khoa, tổ bộ mơn tuyển chọn.

 Xây dựng tiêu chí tuyển chọn.

 Xây dựng chính sách cho những giản viên đưa vào diện quy hoạch của Nhà trường để hỗ trợ kinh phí, nhưng phải có sự cam kết phục vụ lâu dài cho Nhà trường sau khi đào tạo.

Tuy nhiên, cần lưu ý công tác quy hoạch để đào tạo đội ngũ giảng viên dạy kỹ năng giao tiếp phải chú ý đến yếu tố năng khiếu, không nên quy hoạch đại trà.

- Triển khai công tác đào tạo, huấn luyện đội ngũ giảng viên chuyên dạy kỹ năng giao tiếp.

Đội ngũ giảng viên dạy kỹ năng giao tiếp có chun mơn đặc thù so với tất cả các chuyên ngành khác. Hiện nay chưa có trường nào mở ngành đào tạo giảng viên chuyên dạy kỹ năng giao tiếp mà chủ yếu là các Trung tâm chuyên dạy kỹ năng mở các lớp huấn luyện ngắn hạn để trang bị một số kỹ năng cơ bản cho người học.

Bên cạnh việc phát huy nội lực để nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên dạy kỹ năng giao tiếp. Muốn theo kịp với trình độ các nước trong khu vực và trên thế giới cần mở rộng hợp tác Quốc tế, nâng cao số lượng giảng viên dạy kỹ năng giao tiếp được đi đào tạo và thực tập ở nước ngồi. Cần có sự tính tốn, lựa chọn chính xác trong việc đưa giảng viên đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài từ kinh phí của Nhà trường. Những giảng viên này sau khi được đào tạo, bồi dưỡng sẽ trở thành những giảng viên đầu đàn, truyền thụ lại những kiến thức đã được học cho các giảng viên

khác. Hàng năm, cần có kế hoạch chi tiết và dự trù kinh phí cho việc đào tạo, bồi dưỡng giảng viên ở trong nước và ở ngoài nước.

Ngồi ra, Nhà trường cần đa dạng hố đối tượng tuyển dụng và thiết kế chương trình đào tạo ngắn hạn giảng viên dạy kỹ năng giao tiếp thì mới giải quyết được nhu cầu về đội ngũ giảng viên chuyên dạy kỹ năng giao tiếp cho sinh viên Nhà trường hiện nay.

- Tăng cường công tác tự học, tự bồi dưỡng của giảng viên.

 Bản thân mỗi giảng viên trước hết phải nhận thức được vị trí, vai trị, trách nhiệm về tự học, tự bồi dưỡng.

Ngay từ đầu năm học, giảng viên cần xây dựng cho mình kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng khoa học.

Cần sắp xếp thời gian tự học, tự bồi dưỡng cho phù hợp với đặc trưng cơng việc của mình.

 Giảng viên cần xác định được nội dung, hình thức bồi dưỡng phù hợp với khả năng và sở trường.

 Giảng viên cần tăng cường khả năng tự kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng của bản thân.

- Thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng giao tiếp và phương pháp tích hợp dạy chun mơn với kỹ năng giao tiếp đối với tất cả giảng viên.

Các biện pháp về đào tạo đã nêu ở trên là để chuẩn bị đội ngũ giảng viên chuyên dạy kỹ năng giao tiếp cho tương lai. Trong điều kiện hiện nay khi chưa có giảng viên chuyên về kỹ năng giao tiếp thì việc bồi dưỡng những kỹ năng giao tiếp cần thiết và cách thức để giảng viên vừa dạy chun mơn vừa tích hợp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên ngay trong các tiết giảng là vấn đề cấp bách cần thực hiện ngay. Để triển khai hiệu quả, Phân hiệu trường Đại học Bình Dương tại Cà Mau cần tập trung triển khai những nội dung sau:

 Nhà trường cần trang bị kiến thức về kỹ năng giao tiếp kết hợp huấn luyện để các giảng viên hình thành, phát triển kỹ năng giao tiếp cho chính bản thân họ.

 Bồi dưỡng về phương pháp giảng dạy, cách thức vận dụng để lồng ghép và tích hợp kỹ năng giao tiếp vào bài giảng, tiết giảng cho giảng viên là việc làm rất quan trọng.

 Việc triển khai bồi dưỡng cho giảng viên cần thực hiện theo khoa để gắn với chuyên môn sẽ đạt hiệu quả cao hơn triển khai đại trà cho tất cả giảng viên.

 Đội ngũ giảng viên cần cải tiến phương pháp giảng dạy, mạnh dạn áp dụng các phương pháp dạy học tích cực vì phương pháp dạy học có ảnh hưởng trực tiếp đến tính năng động, sáng tạo tích cực thúc đẩy q trình tự trang bị, rèn luyện kỹ năng giao

tiếp cho sinh viên. Để đạt được mục tiêu bồi dưỡng trên, cần phải thực hiện:

Bồi dưỡng chuẩn hoá, bồi dưỡng thường xuyên và bồi dưỡng nâng cao cho giảng viên.

Phân hiệu trường Đại học Bình Dương tại Cà Mau cần đầu tư nghiên cứu, xây dựng các chương trình bồi dưỡng và cải tiến nội dung bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp gắn với việc nâng cao khả năng vận dụng tích hợp vừa dạy chun mơn vừa trang bị, phát triển kỹ năng giao tiếp cho sinh viên ngay trong các tiết giảng trên lớp.

- Phát huy vai trị doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân ngồi trường cùng tham gia vào hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên.

Phân hiệu trường Đại học Bình Dương tại Cà Mau cần có cơ chế để các công ty, doanh nghiệp được tham gia vào quá trình biên soạn chương trình đào tạo kỹ năng giao tiếp cho sinh viên, thông qua các Hội nghị cộng tác viên, các seminar khoa học. Trong điều kiện thực tiễn hiện nay, đây là cách thức rất hiệu quả để Nhà trường cập nhật được những kiến thức chuyên môn, kỹ năng giao tiếp, những tư chất mà doanh nghiệp rất cần đến ở những sinh viên tốt nghiệp.

Phân hiệu trường Đại học Bình Dương tại Cà Mau xây dựng cơ chế để những cựu sinh viên của trường đã thành đạt đang làm việc tại doanh nghiệp giữ mối liên hệ thường xuyên với cơ sở đào tạo họ trước đây. Nhà trường chủ động mời những cựu sinh viên này tham gia tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm về nhu cầu thực tiễn ở công ty, doanh nghiệp hiện nay. Những diễn đàn này nên tổ chức theo từng khoa đào tạo của Nhà trường và mời sinh viên của khoa đến tham dự. Đây là một trong những biện pháp mang lại hiệu quả, rất thiết thực cho cả nhà trường và doanh nghiệp, đặc biệt qua những diễn đàn này sinh viên sẽ tự soi rọi lại chính bản thân mình đang thiếu những kỹ năng gì và phải làm thế nào để tự trang bị kỹ năng giao tiếp cho bản thân. Những buổi giao lưu này thường mang tính ngoại khố, khơng chiếm vào quỹ thời gian đào tạo, vì thế rất khả thi.

Nhà trường tăng cường cho sinh viên thực tập thực tế để tiếp cận doanh nghiệp từ khi còn đang được đào tạo trong nhà trường để sinh viên sớm tiếp xúc với thực tiễn về ngành nghề trong tương lai của họ.

Phân hiệu trường Đại học Bình Dương tại Cà Mau cần tăng cường mời các chủ công ty, doanh nghiệp tham gia đánh giá kỹ năng giao tiếp của sinh viên đồng thời trực tiếp tham gia giảng dạy một số kỹ năng giao tiếp hoặc chuyên đề phù hợp với năng lực và thế mạnh của họ.

Thành lập Trung tâm với chức năng chuyên nghiên cứu về hoạt động đào tạo phục vụ doanh nghiệp tại Phân hiệu trường Đại học Bình Dương tại Cà Mau với sự phối hợp hoạt động của cả Nhà trường và doanh nghiệp. Trung tâm và doanh nghiệp

tập trung nghiên cứu về: Chương trình đào tạo, hình thức đào tạo, các kỹ năng cho sinh viên đang thực sự cần thiết nhằm mục tiêu đáp ứng tốt nhất nhu cầu nguồn lao động chất lượng cao của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, muốn biện pháp này đạt được hiệu quả, Phân hiệu trường Đại học Bình Dương tại Cà Mau phải chuẩn bị các điều kiện về thời gian, phương tiện, nhân sự, tài chính để đảm bảo tốt cho tất cả quá trình thực hiện. Nhà trường cần xây dựng cơ chế phối hợp với các cơ quan, cơng ty, xí nghiệp, doanh nghiệp có sử dụng lao động do Nhà trường đào tạo để luôn khảo sát và đánh giá đúng năng lực sản phẩm đầu ra mà Nhà trường đã cung cấp cho xã hội.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên phân hiệu trường đại học bình dương tại cà mau 1 (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)