8. Cấu trúc của luận văn
2.4.2. Thực trạng quản lý nội dung giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên
a. Thực trạng quản lý công tác xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện chương trình giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên
Việc xây dựng chương trình giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên ở Phân hiệu trường Đại học Bình Dương tại Cà Mau hiện nay được giao cho một bộ phận hoặc một nhóm giảng viên được phân công nhiệm vự dạy kỹ năng cho sinh viên (Tổ kỹ năng) thực hiện. Chương trình chưa có sự tham gia, đóng góp ý kiến của Hội đồng khoa học của Nhà trường, cũng chưa có sự tham gia đóng góp ý kiến của cơ quan, công ty, doanh nghiệp trực tiếp sử dụng nguồn lao động do Nhà trường đào tạo.
Chính vì thế nội dung chương trình giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên vẫn chưa được kiểm định chất lượng. Nguyên nhân này đã dẫn đến những hạn chế nhất định về chất lượng của chương trình đào tạo kỹ năng giao tiếp cho sinh viên.
Chuẩn đầu ra trong chương trình đào tạo ở Phân hiệu trường Đại học Bình Dương tại Cà Mau là một trong những cơ sở quan trọng để đánh giá chất lượng đào tạo sinh viên, trong đó có chuẩn về kỹ năng. Theo đánh giá của đội ngũ cán bộ quản lý Phân hiệu trường Đại học Bình Dương tại Cà Mau có 37,5% ý kiến cho rằng rất cần thiết phải đưa kỹ năng giao tiếp vào chuẩn đầu ra đối với các ngành nghề đào tạo; 52,5% cho rằng cần thiết; 7,5% cho rằng bình thường; còn lại 2,5% cho rằng không cần thiết.
Như vậy, qua kết quả khảo sát đã cho thấy rằng đội ngũ cán bộ quản lý của Nhà trường vẫn chưa có sự thống nhất cao về việc đưa kỹ năng giao tiếp vào chuẩn đầu ra trong chương trình đào tạo do đó dẫn đến hiện nay chuẩn về kỹ năng nói chung và kỹ năng giao tiếp nói riêng đối với sinh viên còn là chuẩn chung, chưa rõ ràng, cụ thể. Đây có thể là một trong những hạn chế, tồn tại từ khâu quản lý, xây dựng chuẩn đầu ra hiện nay tại Phân hiệu trường Đại học Bình Dương tại Cà Mau.
Hình 2.5. Cán bộ quản lý Nhà trường đánh giá mức độ cần thiết của kỹ năng giao tiếp đối với chuẩn đầu ra của sinh viên
Khảo sát thực trạng về quy định chuẩn đầu ra, tác giả nhận thấy rằng ở Phân hiệu trường Đại học Bình Dương tại Cà Mau hiện nay căn cứ theo Quyết định số 762/QĐ-ĐHBD ngày 21/8/2020 của Trường Đại học Bình Dương về việc ban hành quy định đào tạo các học phần “kiến tạo thương hiệu bản thân” cho sinh viên Đại học chính quy áp dụng từ khóa tuyển sinh năm 2020 về sau đối với tất cả các ngành đào tạo; trong đó kỹ năng giao tiếp ứng xử là một trong năm học phần để sinh viên hoàn thành chuẩn đầu ra (sinh viên tự chọn 4/5 học phần); đồng thời điểm tích lũy sẽ được tính vào tổng số tín chỉ tích lũy toàn khóa học. Quy định này ở Phân hiệu trường Đại học Bình Dương tại Cà Mau đã có tác động rất lớn đến hiệu quả công tác giáo dục, rèn luyện, phát triển kỹ năng cho sinh viên nói chung và kỹ năng giao tiếp nói riêng trong quá trình đào tạo tại trường.
Tuy nhiên, qua thực tiễn khảo sát về việc đưa học phần kỹ năng giao tiếp vào chương trình đào tạo của Nhà trường hiện nay tỷ lệ còn thấp. Đánh giá về vấn đề này có 72,5% cán bộ quản lý; 67,5% giảng viên ý kiến xác định rằng Phân hiệu trường Đại học Bình Dương tại Cà Mau hiện nay có các hoạt động giáo dục, đào tạo kỹ năng giao tiếp cho sinh viên nhưng không bắt buộc sinh viên phải học mà là một trong năm học phần tự chọn; sinh viên nhận thấy cần thiết thì tham gia một cách tự giác, nhà
52,5% 37,5% 7,5% 2,5% Bình thường Cần thiết Không cần thiết Rất cần thiết
Đánh giá về chương trình đào tạo của Nhà trường đang triển khai hiện nay có thể lồng ghép, kết hợp giáo dục, rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho sinh viên, kết quả có 49,6% cán bộ quản lý và giảng viên đánh giá ở mức trung bình, có 39,3% đánh giá mức khá và chỉ có 8,6% đánh giá mức tốt. Qua nhận định này đã cho thấy chương trình đào tạo đang áp dụng ở các trường hiện nay chưa tạo điều kiện thuận lợi cho việc đào tạo kỹ năng giao tiếp cho sinh viên. Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này là khối lượng các môn học chính khóa trong chương trình khá nhiều, thời lượng còn lại sinh viên tự quản lý và sử dụng, giảng viên không thể kiểm soát khoảng thời gian này và hơn nữa trong nội dung chương trình đào tạo cũng không có những nội dung lồng ghép, kết hợp hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên. Qua khảo sát có đến 77,5% cán bộ quản lý nhận định rằng để có được chương trình đào tạo có thể vừa đào tạo chuyên môn vừa lồng ghép dạy kỹ năng cho sinh viên thì Nhà trường cần phải xây dựng chương trình đào tạo tiên tiến đảm bảo kết hợp hài hòa giữa dạy lý thuyết, thực hành những kỹ năng với rèn luyện kỹ năng cho sinh viên.
Bảng 2.9. Đánh giá của cán bộ quản lý và giảng viên Nhà trường về hiệu quả lồng ghép giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên trong chương trình đào tạo
Kết quả đánh giá của cán bộ quản lý Kết quả đánh giá của giảng viên
Tốt (%) Khá (%) Trung bình (%) Không (%) Tốt (%) Khá (%) Trung bình (%) Không (%) 10,0 42,5 45,0 2,5 7,2 36,1 54,2 2,4
Qua kết quả khảo sát có 65% cán bộ quản lý cho rằng không cần thiết xây dựng riêng học phần dạy kỹ năng giao tiếp cho sinh viên. Kết quả này đã cho thấy hoạt động giáo dục, huấn luyện kỹ năng giao tiếp cho sinh viên trong thời gian đào tạo tại trường hiện nay chỉ dừng lại ở mức độ giới hạn. Ngoài ra, việc mời các doanh nhân thành đạt trong sản xuất, kinh doanh đến trường để vừa dạy chuyên môn vừa kết hợp lồng ghép dạy kỹ năng giao tiếp cũng chưa được Nhà trường quan tâm, qua kết quả khảo sát các ngành đào tạo chỉ có 40% các ngành đào tạo có thực hiện việc này.
Qua nhận định của đội ngũ giảng viên Nhà trường cho thấy có 44,6% đánh giá rằng học phần kỹ năng giao tiếp ở Nhà trường hiện nay tuy có thiết kế nhưng không bắt buộc học và có 50,6% đánh giá hiệu quả giáo dục cũng chưa cao. Theo khảo sát của tác giả thì trong chương trình đào tạo ở Nhà trường hiện nay chỉ có ngành Việt Nam học, ngành Luật kinh tế được tích hợp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên nhiều nhất so với các ngành khác…
Mặt khác, khảo sát cho thấy học phần kỹ năng giao tiếp cho sinh viên vẫn chưa có vị trí xứng đáng trong chương trình đào tạo ở Phân hiệu trường Đại học Bình Dương tại Cà Mau. Tác giả đánh giá đây là một trong những nguyên nhân cốt lõi nhất
dẫn đến việc nhiều sinh viên hiện nay mặc dù đã tốt nghiệp ra trường có điểm số học tập cao nhưng vẫn bị hạn chế về những kỹ năng đặc biệt là kỹ năng giao tiếp cần thiết cho công việc lao động và trong cuộc sống hàng ngày.
b. Thực trạng quản lý công tác xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên
Việc lập kế hoạch để tổ chức quản lý và triển khai hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên ở Phân hiệu trường Đại học Bình Dương tại Cà Mau hiện nay chủ yếu được tiến hành theo 2 phương thức:
- Phương thức thứ nhất: Đối với các ngành chưa đưa học phần kỹ năng giao tiếp vào chương trình đào tạo thì kế hoạch triển khai hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên được xây dựng lồng ghép, kết hợp trong các hoạt động ngoại khóa, hoạt động đoàn thể. Việc xây dựng kế hoạch theo hướng lồng ghép, kết hợp còn khá phổ biến ở Nhà trường hiện nay.
- Phương thức thứ hai: Kế hoạch triển khai hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên được xây dựng cụ thể, do trung tâm hoặc bộ phận phụ trách hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên (Tổ kỹ năng) phụ trách.
Thực tiễn triển khai hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên ở Phân hiệu trường Đại học Bình Dương tại Cà Mau trong những năm qua được đúc kết lại việc xây dựng kế hoạch tổ chức quản lý và triển khai hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên cần phải gắn kết với các chuyên ngành đào tạo ở các ngành là đạt hiệu quả cao nhất. Mục đích của hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên nhằm để sinh viên phát huy cao nhất năng lực chuyên môn trong quá trình làm việc sau này vì vậy trang bị giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên cũng cần phải gắn chặt với chuyên môn đang được đào tạo.
Bảng 2.10. Đánh giá hiệu quả quản lý và triển khai hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên
Nội dung đánh giá
Kết quả đánh giá Rất tốt (%) Tốt (%) Bình thường (%) Không tốt (%)
Cán bộ quản lý đánh giá hiệu quả tổ chức quản lý và triển khai hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên đáp ứng mục tiêu chuẩn đầu ra
5,0 40,0 50,0 5,0
Công tác triển khai kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên ở Phân hiệu trường Đại học Bình Dương tại Cà Mau được thực hiện theo từng năm
báo đến tất cả các đơn vị trong Nhà trường biết và thực hiện kế hoạch; ngoài ra, đối với một số chuyên ngành, việc đào tạo kỹ năng giao tiếp còn thông qua việc xây dựng kế hoạch ngoại khóa, tham quan, thực tập do từng khoa tự xây dựng kế hoạch cho đơn vị mình; sau đó trình Ban lãnh đạo Nhà trường duyệt kế hoạch và kinh phí để thực hiện. Mặt khác, Nhà trường cũng giao Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên xây dựng kế hoạch, bố trí thời gian thích hợp để triển khai các hoạt động phong trào nhằm hướng đến việc giáo dục kỹ năng cho sinh viên như: Hội thi, hội thao, hội trại, “thứ bảy tình nguyện”, “chủ nhật xanh”…
Hiện nay kế hoạch triển khai thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên Phân hiệu trường Đại học Bình Dương tại Cà Mau chưa có một quy trình cụ thể, khép kín để đưa hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp trở thành một hoạt động có tính chuyên nghiệp và hiệu quả cao. Tuy Nhà trường có quan tâm đến việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên thế nhưng một số giảng viên, kể cả sinh viên cũng vẫn còn quan niệm rằng hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên chỉ mang tính chất hỗ trợ cho hoạt động đào tạo, không có tầm quan trọng trong công tác đào tạo nói chung của một trường Đại học. Từ đó dẫn đến việc triển khai hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên vẫn còn mang tính phụ thuộc rất lớn vào kế hoạch đào tạo chuyên môn chính khóa của Nhà trường, trong đó có một số trường hợp sinh viên có đăng ký nhưng không đủ số lượng để đào tạo do trùng phải lịch học tín chỉ của quá nhiều sinh viên.
Bảng 2.11. Đánh giá kỹ năng giao tiếp của sinh viên do Nhà trường đào tạo
Nội dung đánh giá Kết quả đánh giá
Tốt (%) Khá (%) Trung bình (%) Yếu (%)
Cơ quan, công ty, doanh nghiệp đánh
giá kỹ năng giao tiếp của sinh viên 8,6 28,2 58,3 4,9
Qua kết quả số liệu khảo sát đã cho thấy tính hiệu quả của hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên Phân hiệu trường Đại học Bình Dương tại Cà Mau chỉ đạt mức trung bình – khá. Mặc dù trong thời gian gần đây, Nhà trường đã triển khai tích cực hoạt động này nhưng hiệu quả của việc triển khai vẫn còn khiêm tốn so với mong đợi của nhà quản lý và các đơn vị sử dụng lao động.
Một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng dẫn đến hiệu quả hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên Phân hiệu trường Đại học Bình Dương tại Cà Mau đó là công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện kế hoạch của đội ngũ cán bộ quản lý. Qua khảo sát đội ngủ giảng viên, mặc dù đội ngũ cán bộ quản lý có quan tâm đến công tác này nhưng chỉ mang tính thứ yếu. Ở các ngành có lồng ghép chương trình đào tạo kỹ năng giao tiếp thì công tác chỉ đạo có tính tập trung và sâu sát hơn so
cho sinh viên tự chọn các học phần kỹ năng thì trách nhiệm chủ yếu thuộc về Phòng Công tác sinh viên, Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên. Do vậy, công tác chỉ đạo hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp chỉ mang tính khái quát, không đi vào chi tiết cụ thể do các đơn vị này còn rất nhiều nhiệm vụ khác phải thực hiện.
Bảng 2.12. Đánh giá công tác chỉ đạo của Nhà trường trong việc thực hiện kế hoạch