8. Cấu trúc của luận văn
3.2. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên phân
3.2.2. Biện pháp 2: Đổi mới phương pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp
a. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp
Triển khai các biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên đồng thời giúp sinh viên đổi mới phương pháp bằng cách tự giáo dục, rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho bản thân thông qua các hoạt động. Tổ chức quản lý và kiểm sốt chặt chẽ tất cả cơng việc diễn ra trong suốt quá trình triển khai hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên Nhà trường.
Thiết lập phương pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên theo quy trình, dựa trên việc phân loại các hoạt động theo quá trình. Quy trình hóa sẽ xây dựng được các văn bản quản lý một cách hệ thống, thống nhất các bước thực hiện. Việc quy trình hóa giúp chủ thể, khách thể quản lý tự kiểm sốt được q trình thực hiện cơng việc thong qua việc xây dựng lưu đồ quy trình, xác định các điểm kiểm sốt.
Quy trình hóa các hoạt động dạy, học, rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho sinh viên sẽ giúp quản lý tốt các khâu nhỏ trong tiến trình triển khai hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên; xác định chi tiết nhiệm vụ, yêu cầu của từng bộ phận, cá nhân. Đặc biệt việc quy trình hóa sẽ làm sáng tỏ những mối liên kết, phối hợp hỗ trợ lẫn nhau giữa các bộ phận và cá nhân trong chuỗi hệ thống thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên Nhà trường.
Tận dụng tất cả điều kiện, môi trường sẵn có ở Phân hiệu trường Đại học Bình Dương tại Cà Mau để tập trung vào mục tiêu giáo dục, rèn luyện, phát triển kỹ năng
giao tiếp cho sinh viên. Xây dựng các cách thức, phương pháp cụ thể nhằm triển khai giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên ngay trong thời gian học tại Nhà trường. Đây chính là phương thức giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên theo một quá trình liên tục, có sự tác động, bổ trợ lẫn nhau giữa các con đường giáo dục và hình thành kỹ năng giao tiếp cho sinh viên.
b. Nội dung của biện pháp
Thiết lập quy trình quản lý hoạt động giáo dục, rèn luyện, phát triển kỹ năng giao tiếp của sinh viên.
Rèn luyện, phát triển kỹ năng giao tiếp cho sinh viên bằng cách tích hợp trong các mơn học của chương trình đào tạo chun mơn.
Rèn luyện, phát triển kỹ năng giao tiếp cho sinh viên trên cơ sở các hoạt động ngoại khóa.
Rèn luyện, phát triển kỹ năng giao tiếp cho sinh viên trên cơ sở các hoạt động diễn ra tại môi trường sống hàng ngày của sinh viên.
c. Cách tiến hành biện pháp
- Thiết lập quy trình quản lý hoạt động giáo dục, rèn luyện, phát triển kỹ năng giao tiếp của sinh viên.
Quy trình quản lý hoạt động giáo dục, rèn luyện, phát triển kỹ năng giao tiếp của sinh viên gồm 12 bước sau:
Bước 1: Lập kế hoạch tổ chức dạy, học, rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho sinh viên.
Bước 2: Phê duyệt kế hoạch ở cấp trường
Bước 3: Giảng viên đăng ký giảng dạy và sinh viên đăng ký lớp học. Bước 4: Triển khai hoạt động dạy và học kỹ năng giao tiếp.
Bước 5: Kiểm tra, đánh giá kết quả học kỹ năng giao tiếp của sinh viên.
Bước 6: Cấp chứng nhận hồn thành khóa học kỹ năng giao tiếp cho sinh viên đủ điều kiện.
Bước 7: Hướng dẫn sinh viên biện pháp tự rèn luyện, phát triển kỹ năng giao tiếp và tổ chức các hoạt động rèn luyện, phát triển kỹ năng giao tiếp.
Bước 8: Sinh viên tận dụng điều kiện, cơ hội tự rèn luyện, phát triển kỹ năng giao tiếp.
Bước 9: Sinh viên nộp đơn yêu cầu đánh giá kỹ năng giao tiếp và lập danh sách sinh viên.
Bước 10: Kiểm tra, đánh giá kỹ năng giao tiếp của sinh viên.
Bước 11: Công bố danh sách sinh viên có kỹ năng giao tiếp đạt chuẩn đầu ra của Nhà trường.
Bước 12: Đánh giá kết quả hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên.
- Tích hợp giáo dục và rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho sinh viên trong các mơn học của chương trình đào tạo chun mơn.
Đội ngũ giảng viên có thể tích hợp phát triển kỹ năng giao tiếp cho sinh viên trong chương trình giảng dạy hiện có. Đây có lẽ là một cách thiết thực nhất trong việc hình thành, phát triển kỹ năng giao tiếp cho sinh viên, trong khi hầu như không cần thay đổi hoặc thay đổi rất ít cấu trúc chương trình đào tạo hiện tại. Trong mơ hình này, sinh viên phát triển kỹ năng giao tiếp trong suốt tồn bộ thời gian khóa học của họ.
Đội ngũ giảng viên Phân hiệu trường Đại học Bình Dương tại Cà Mau hiện nay cần tăng cường áp dụng các phương pháp dạy học tích cực, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên tự rèn luyện kỹ năng giao tiếp như:
Phương pháp động não: Giúp sinh viên trong một thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó, trong đó có nhiều ý tưởng sáng tạo.
Phương pháp suy nghĩ - từng cặp - chia sẻ: Được thực hiện bằng cách cho các
sinh viên cùng đọc tài liệu hoặc suy nghĩ về một chủ đề, sau đó các sinh viên ngồi cạnh nhau có thể trao đổi với nhau về ý kiến và kinh nghiệm của mỗi người một khoảng thời gian nhất định, sau đó chia sẻ với cả lớp (Lyman, 1987).
Phương pháp dạy học dựa trên việc giải quyết vấn đề: Giúp sinh viên vừa nắm được kiến thức mới, vừa nắm được phương pháp lĩnh hội kiến thức đó, phát triển tư duy chủ động, sáng tạo, được chuẩn bị một năng lực thích ứng với đời sống xã hội, phát hiện kịp thời và giải quyết hợp lý các vấn đề nảy sinh (Hmelo-Silver, 2004).
Phương pháp hoạt động nhóm: Giúp các thành viên trong nhóm chia sẻ các băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức mới. Bằng cách nói ra những điều đang nghĩ, mỗi người có thể nhận rõ trình độ hiểu biết của mình về chủ đề nêu ra, thấy mình cần học hỏi thêm những gì. Bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải là sự tiếp nhận thụ động từ giảng viên.
Phương pháp đóng vai: Tổ chức cho sinh viên thực hành một số tình huống
ứng xử nào đó đã được giả định. Phương pháp đóng vai gây hứng thú và chú ý cho sinh viên; tạo điều kiện làm nảy sinh óc sáng tạo của sinh viên, khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của sinh viên theo chuẩn mực hành vi đạo đức và chính trị – xã hội, có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của các vai diễn (Kritzerow, 1990).
Cần chú ý tập huấn, bồi dưỡng liên tục cho các giảng viên về kỹ thuật giảng dạy để giảng viên được trang bị và tăng cường những kỹ năng giảng dạy phù hợp với mơ hình dạy tích hợp chun mơn và kỹ năng giao tiếp.
- Thiết lập môi trường thuận lợi cho giáo dục, rèn luyện và phát triển kỹ năng giao tiếp của sinh viên Nhà trường.
Rèn luyện, phát triển kỹ năng giao tiếp cho sinh viên trên cơ sở các hoạt động ngoại khóa:
Kỹ năng giao tiếp có thể được phát triển một cách gián tiếp thông qua các hoạt động hỗ trợ, khơng nằm trong chương trình chính thức. Các hoạt động này tuy khơng chính thức, nhưng gián tiếp giúp sinh viên trong việc phát triển nhân cách.
Những chương trình ngoại khóa ở cấp độ Khoa cho phép sinh viên khám phá sở thích của họ. Sinh viên có thể lựa chọn và đăng ký các chương trình ngoại khóa do Khoa đề xuất gắn liền với sở thích, nhu cầu của sinh viên.
Các Khoa cũng có thể đóng một vai trị quan trọng trong việc nâng cao kỹ năng giao tiếp của sinh viên với các hoạt động ngoại khóa như: tổ chức các cuộc hội thảo, hội thi, hội nghị, diễn đàn. Khi tổ chức, Khoa cũng cần lưu ý hỗ trợ, động viên những sinh viên có tính thụ động, chưa tích cực.
Các Khoa cũng có cách tiếp cận khác đó là tổ chức các hoạt động trong các ngày cuối tuần: Thăm trung tâm bảo trợ xã hội, tổ chức trò chơi giữa các Khoa…
Các hoạt động ngoại khóa nhằm giáo dục và phát triển kỹ năng giao tiếp cho sinh viên cần tổ chức thực hiện nhiều ở cấp Khoa vì các hoạt động cấp Khoa có liên quan trực tiếp và gần gũi với sinh viên.
Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên Phân hiệu trường Đại học Bình Dương tại Cà Mau nghiên cứu thiết kế và triển khai nhiều hoạt động phong trào thiết thực hướng vào mục tiêu giáo dục, rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho sinh viên song song với chương trình đào tạo chính khóa.
Rèn luyện, phát triển kỹ năng giao tiếp cho sinh viên trên cơ sở các hoạt động diễn ra tại môi trường sống hàng ngày của sinh viên:
Do đặc thù khu vực nên Phân hiệu trường Đại học Bình Dương tại Cà Mau khơng có mơ hình ký túc xá sinh viên. Tuy nhiên, đa phần sinh viên Nhà trường lưu trú tập trung tại các khu nhà trọ do Nhà trường đã ký kết với chính quyền địa phương và chủ Nhà trọ. Chính vì thế, ngồi việc giảng dạy tại trường, Nhà trường cần chú ý xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động tại khu vực Nhà trọ sinh viên. Việc tổ chức thường xuyên hoạt động tại khu vực Nhà trọ sinh viên chính là tạo mơi trường rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho sinh viên.
- Rèn luyện, phát triển kỹ năng giao tiếp cho sinh viên trên cơ sở các hoạt động thực tập tại môi trường làm việc của các cơ quan, công ty, doanh nghiệp.
Môi trường làm việc tại các cơ quan, cơng ty, doanh nghiệp chính là thực tiễn sinh động để rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho sinh viên.
Chương trình đào tạo sinh viên tại Phân hiệu trường Đại học Bình Dương tại Cà Mau cần thiết kế nhiều thời gian để sinh viên có điều kiện kiến tập, thực tập, tiếp cận thực tiễn tại công ty, doanh nghiệp trên địa bàn. Nhà trường cần xây dựng kế hoạch phối hợp đào tạo giữa Nhà trường và doanh nghiệp. Công tác phối hợp này chính là điều kiện rất thuận lợi để sinh viên sớm trãi nghiệm và tự rèn luyện kỹ năng giao tiếp cần thiết cho bản thân.
Để thực hiện tốt giải pháp này, địi hỏi các khoa có đào tạo kỹ năng giao tiếp cho sinh viên tham gia tích cực vào việc nghiên cứu, thiết kế các hoạt động, tạo môi trường, điều kiện cho sinh viên tự giáo dục, rèn luyện kỹ năng giao tiếp. Sự tham gia tổ chức phong trào của Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên Nhà trường phải tích cực, thiết thực và phải được lên kế hoạch cẩn thận. Đội ngũ cố vấn học tập phải quan tâm theo sát các hoạt động của lớp, kịp thời cố vấn, giúp đỡ.