Biện pháp 4: Tăng cường các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ các

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên phân hiệu trường đại học bình dương tại cà mau 1 (Trang 93 - 98)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên phân

3.2.4. Biện pháp 4: Tăng cường các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ các

hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên

a. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Phát huy tác dụng của cơ sở vật chất, trang thiết bị ở Phân hiệu trường Đại học Bình Dương tại Cà Mau và ứng dụng thành tựu công nghệ thông tin nhằm phục vụ tốt nhất cho các hoạt động liên quan trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên Nhà trường.

- Nhà trường quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị chuyên dùng, phù hợp với hoạt động giáo dục, huấn luyện kỹ năng giao tiếp cho sinh viên nhằm phát huy hiệu quả của cơ sở vật chất, trang thiết bị đối với hoạt động kỹ năng giao tiếp cho sinh viên ở Phân hiệu trường Đại học Bình Dương tại Cà Mau.

- Xác định được tầm quan trọng và tác dụng của cơ sở vật chất, trang thiết bị chuyên dùng đối với quá trình tổ chức hoạt động kỹ năng giao tiếp cho sinh viên tại Nhà trường.

- Nâng cao hiệu quả khai thác cơ sở vật chất, trang thiết bị chuyên dùng góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động kỹ năng giao tiếp cho sinh viên.

b. Nội dung của biện pháp

Thiết kế xây dựng phòng học chuyên dùng hoạt động giáo dục, huấn luyện kỹ năng giao tiếp cho sinh viên.

Bố trí trang thiết bị phù hợp yêu cầu hoạt động giáo dục, huấn luyện kỹ năng giao tiếp cho sinh viên Nhà trường.

Tăng cường đầu tư, ứng dụng công nghệ thông tin và điện tử viễn thông trong quản lý hoạt động kỹ năng giao tiếp cho sinh viên.

c. Cách tiến hành biện pháp

- Thiết kế xây dựng phòng học chuyên dùng hoạt động giáo dục, huấn luyện kỹ năng giao tiếp cho sinh viên.

chuyên dụng. Phòng học giành cho đào tạo kỹ năng giao tiếp phải đủ lớn để đảm bảo sắp xếp bàn ghế theo kiểu học nhóm đồng thời vừa có khơng gian đủ rộng (tối thiểu phải 50m2) để đủ không gian kết hợp triển khai các nội dung thực hành tập thể ngay tại phịng học.

- Bố trí trang thiết bị phù hợp yêu cầu hoạt động giáo dục, huấn luyện kỹ năng giao tiếp cho sinh viên.

Trang thiết bị phục vụ cho giáo dục, đào tạo và huấn luyện kỹ năng giao tiếp tuy không quá tốn kém nhưng điều quan trọng là phải biết thiết kế, bố trí đúng cách, đảm bảo đồng bộ các trang thiết bị thì mới phục vụ tốt cho hoạt động đào tạo.

Về trang thiết bị trong phòng học kỹ năng giao tiếp trước hết cần phải có: bàn ghế sắp xếp theo sơ đồ học nhóm, máy chiếu projector, camera ghi hình, tivi màn ảnh lớn, khung giá có gắn kẹp giấy khổ A1, bảng mica trắng, bút lơng nhiều màu…

Ngồi ra, còn nhiều trang bị, dụng cụ học tập khác do người huấn luyện tự trang bị cho phù hợp với nội dung đào tạo kỹ năng giao tiếp.

- Tăng cường đầu tư, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên.

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động học tập, huấn luyện, rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho sinh viên nhằm truyền tải và quản lý sử dụng nhiều công cụ của công nghệ thông tin, truyền thơng khác nhau. Trên cơ sở đó giảng viên giảng dạy, huấn luyện kỹ năng giao tiếp có thể tương tác với sinh viên về các nội dung học tập, huấn luyện, rèn luyện kỹ năng giao tiếp thông qua các công cụ điện tử hiện đại như máy tính, mạng vệ tinh, mạng internet, trong đó nội dung học có thể thu được từ các website thơng qua laptop, máy tính bàn, máy tính bảng, điện thoại di động smartphone; người dạy và người học có thể giao tiếp với nhau qua mạng internet dưới các hình thức như: E-mail, thảo luận trực tuyến (chat), diễn đàn (forum), hội thảo video.

Lắp đặt camera giám sát đồng thời ứng dụng cơng nghệ điện tốn đám mây trong việc quản lý hệ thống truy cập wifi, camera cho phép người quản lý giám sát và theo dõi hình ảnh rõ nét thời gian thực tại bất cứ nơi nào qua môi trường mạng internet tiết kiệm chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu sử dụng.

Xây dựng phần mềm và phân hệ chun quản lý và theo dõi tồn bộ q trình hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên. Phân hệ này có thể được tích hợp chung vào phần mềm edusoft hiện có của Nhà trường. Phân hệ quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên đăng ký lớp học, lựa chọn giảng viên và thời gian phù hợp để học các khóa huấn luyện kỹ năng, đưa thông tin về các hoạt động ngoại khóa hỗ trợ cho phát triển kỹ năng giao

tiếp để sinh viên nhanh chóng tiếp nhận, sắp xếp thời gian tham gia.

Tuy nhiên, để thực hiện tốt biện pháp này, Lãnh đạo Phân hiệu trường Đại học Bình Dương tại Cà Mau cần quan tâm, đánh giá đúng tầm quan trọng của nguồn nhân lực, vật lực cho hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên, từ đó có những hành động và việc làm cụ thể nhằm xây dựng cho các nguồn lực này đủ mạnh để đáp ứng tốt cho yêu cầu hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên Nhà trường. Phân bổ nguồn kinh phí hoạt động hàng năm dành riêng cho đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên. Triển khai tập huấn sử dụng thành thạo các phương tiện, phần mềm công nghệ thông tin và thiết bị điện tử viễn thông cho đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên.

3.2.5. Biện pháp 5: Xây dựng chương trình, kế hoạch giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên

a. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Xây dựng chương trình, kế hoạch giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên nhằm xác định rõ nội dung những kỹ năng cần giáo dục, rèn luyện cho sinh viên đồng thời làm giảm tính bất ổn trong quá trình triển khai thực hiện, dự đốn được những thay đổi trong nội bộ Nhà trường cũng như mơi trường bên ngồi và cân nhắc các ảnh hưởng của chúng để đưa ra những biện pháp ứng phó thích hợp.

- Xây dựng chương trình, kế hoạch giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên có vai trị quan trọng trong việc phối hợp nỗ lực của các thành viên trong một tổ chức. Khi tất cả lực lượng có liên quan đến hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên trong nhà trường biết được họ sẽ cần phải đóng góp gì để đạt được mục tiêu trang bị kỹ năng giao tiếp cho sinh viên, thì chắc chắn họ sẽ cùng nhau hợp tác và làm việc một cách có tổ chức. Nếu thiếu kế hoạch thì việc đi tới mục tiêu của hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên của Nhà trường sẽ không đạt hiệu quả.

- Xây dựng chương trình, kế hoạch giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên nhằm giảm sự chồng chéo và những hoạt động làm lãng phí nguồn lực của Nhà trường nhằm mục tiêu giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên. Khi lập kế hoạch thì những mục tiêu đã được xác định, những phương thức tốt nhất để đạt mục tiêu đã được lựa chọn nên sẽ sử dụng nguồn lực một cách có hiệu quả, cực tiểu hố chi phí bởi vì nó chủ động vào các hoạt động hiệu quả và phù hợp.

- Xây dựng chương trình, kế hoạch giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên sẽ thiết lập được những tiêu chuẩn tạo điều kiện cho công tác kiểm tra đạt hiệu quả cao.

- Xây dựng chương trình, kế hoạch giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên, qua đó thiết kế thời lượng và bố trí những điều kiện cần thiết để cơng tác giảng dạy kỹ năng giao tiếp cho sinh viên đi vào hiệu quả thực chất.

- Xác định cách thức, con đường triển khai hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên.

b. Nội dung của biện pháp

Nghiên cứu xây dựng chương trình, kế hoạch giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên phù hợp với đặc thù ngành nghề.

Triển khai chương trình chuyên đào tạo, huấn luyện kỹ năng giao tiếp cho sinh viên.

Thiết kế và triển khai chương trình mơn học có tính đặc thù nhằm mục tiêu phát triển kỹ năng giao tiếp cho sinh viên.

Xây dựng và triển khai kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên.

c. Cách tiến hành biện pháp

- Nghiên cứu xây dựng chương trình giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên phù hợp với đặc thù ngành nghề đào tạo của tỉnh Cà Mau và khu vực.

Bản thân tác giả cũng là một trong những giảng viên hướng dẫn kỹ năng giao tiếp cho sinh viên, tác giả nhận thấy rằng: Nghiên cứu xây dựng chương trình giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên tại Nhà trường cần được nghiên cứu xây dựng phù hợp với đặc thù ngành nghề đào tạo sinh viên. Chương trình giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên thiết kế ở mức 45 tiết, tương đương 2 tín chỉ, trong đó gồm 1 tín chỉ lý thuyết: 15 tiết và 1 tín chỉ thực hành: 30 tiết (chi tiết chương trình đào tạo xem ở phụ lục 3.3).

Chương trình giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên cần hướng vào những kỹ năng mang tính phổ quát, ứng dụng rộng rãi cho công việc trong tương lai của sinh viên. Về cấu trúc nội dung các kỹ năng được thiết kế trong chương trình dạy kỹ năng giao tiếp cần linh hoạt thay đổi, bổ sung hoặc cắt giảm để đảm bảo tính cập nhật liên tục, không nhất thiết phải cố định.

- Triển khai chương trình chuyên đào tạo, huấn luyện kỹ năng giao tiếp cho sinh viên.

Trong mỗi học kỳ, Khoa/Tổ Bộ môn (gọi chung là Tổ bộ mơn) cần rà sốt, lập kế hoạch đào tạo kỹ năng giao tiếp cho sinh viên. Tổ bộ môn cung cấp danh sách sinh viên và phối hợp với các bộ phận liên quan trong Nhà trường để tổ chức khóa đào tạo kỹ năng giao tiếp cho sinh viên ngay tại trường.

Khóa học kỹ năng giao tiếp phải được giảng dạy và huấn luyện bởi các giảng viên chuyên nghiệp hoặc các giảng viên đã được đào tạo, bồi dưỡng về phương pháp huấn luyện kỹ năng giao tiếp. Sau khóa học, sinh viên vẫn được tiếp tục giám sát, đánh giá khả năng rèn luyện, phát triển kỹ năng giao tiếp của bản thân sau khóa học.

tạo chuyên nghiệp sẽ cho phép giảng viên theo dõi sự tiến bộ của sinh viên và đặc biệt là tạo được sự tự tin cho sinh viên, làm nền tảng quan trọng để sinh viên nhanh chóng tiến bộ.

Sau khi kết thúc khóa học, giảng viên cần tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên có sự liên hệ với các giảng viên, đối với môn học giáo dục kỹ năng giao tiếp thì giảng viên cần phải gần gũi, chia sẻ, động viên, đồng cảm với người học. Nếu thực hiện được như thế, sinh viên sẽ tự nhiên chia sẻ với các giảng viên khi học cảm thấy mức độ kỹ năng giao tiếp của các em là không đạt yêu cầu, từ đó giảng viên sẽ có cách bồi dưỡng, hỗ trợ một cách thích hợp nhất cho sinh viên.

- Thiết kế và triển khai chương trình mơn học có tính đặc thù nhằm mục tiêu phát triển kỹ năng giao tiếp cho sinh viên.

Tổ bộ mơn có thể nghiên cứu cung cấp những môn học độc lập tạo cho sinh viên cơ hội để phát triển kỹ năng giao tiếp trên một nền tảng chính thức. Các khóa học này là những khóa học độc lập và tự chọn, như: học làm nhà quản lý, học làm doanh nhân, học làm diễn giả, học làm nhà đàm phán, học làm nhà ngoại giao…

Đối với các môn học đặc thù này, Tổ bộ mơn nghiên cứu xây dựng chương trình và đề xuất lên nhà trường để thực hiện. Có mơn học này có tính vận dụng cao và thiên về xử lý tình huống thực tiễn. Đây là điều kiện và mơi trường rất thuận lợi để sinh viên tự rèn luyện và phát triển kỹ năng giao tiếp cho bản thân. Sinh viên tự chọn để học những môn học đặc thù này trong bất kì học kì nào, sinh viên cũng có thể từ chối đăng kí những mơn học này, vì họ có thể có sở thích riêng của họ. Trong trường hợp này, vai trò của cố vấn học tập là rất cần thiết để hướng dẫn sinh viên có cách lựa chọn phù hợp.

- Xây dựng và triển khai kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên.

Đổi mới phương pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên cần giáo dục cho sinh viên phải được xác định rõ ràng về mục đích, yêu cầu phải đạt được của hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên. Cụ thể về mục đích phải nêu rõ được mục đích nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng chuẩn đầu ra của sinh viên do trường đào tạo. Về yêu cầu hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên phải tạo thuận lợi cho người học, đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất, điều kiện về đội ngũ giảng viên dạy kỹ năng giao tiếp.

Về thời gian tổ chức dạy kỹ năng giao tiếp cho sinh viên cần tổ chức theo học kỳ trong năm học. Trong điều kiện đào tạo chung của Nhà trường hiện nay, hoạt động dạy kỹ năng giao tiếp cho sinh viên chỉ tập trung tiến hành trong học kỳ 1, thời gian học kỳ 2 dành cho sinh viên tự rèn luyện để hình thành kỹ năng giao tiếp.

ở phịng học có đủ điều kiện đảm bảo về khơng gian tổ chức hoạt động giảng dạy lý thuyết và huấn luyện thực hành kỹ năng giao tiếp cho sinh viên. Đặc biệt, địa điểm tổ chức cần có các trang thiết bị nghe, nhìn, biểu bảng hỗ trợ cho hoạt động huấn luyện kỹ năng giao tiếp. Cần phối hợp nhiều đơn vị hữu quan trong Nhà trường để xác định thời gian, địa điểm tổ chức các hoạt động phong trào, hoạt động hoạt ngoại khóa của trường nhằm mục tiêu giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên.

Kế hoạch phải xác định rõ Ban chỉ đạo cấp trường khi thực hiện việc đào tạo kỹ năng giao tiếp cho sinh viên. Trưởng Ban chỉ đạo phải là một thành viên trong Ban lãnh đạo Nhà trường.

Đổi mới phương hướng giáo dục kỹ năng giao tiếp cần nêu rõ trình tự các cơng việc và phân công người thực hiện. Bộ phận hoặc đơn vị chịu trách nhiệm chính cần chủ động phối hợp với Ban đào tạo, Ban Hành chính – Thanh tra, Ban kỹ thuật để bố trí phịng học, trang thiết bị và lịch thi cho các lớp kỹ năng giao tiếp. Các công việc cụ thể này cần phải được phân công cụ thể nhiệm vụ cho từng người.

Để thực hiện giải pháp này, Phân hiệu trường Đại học Bình Dương tại Cà Mau phải xây dựng được:

 Chương trình chuyên đào tạo kỹ năng giao tiếp cho sinh viên; những chương trình hỗ trợ kết hợp rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho sinh viên ngồi giờ học chính khóa.

 Đổi mới phương hướng giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên đồng thời gắn với kế hoạch tập huấn phương pháp lồng ghép, tích hợp rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho sinh viên trong quá trình giảng dạy chuyên môn của giảng viên. Song song đó, Nhà trường phải chuẩn bị nguồn nhân lực, vật lực cho quá trình triển khai thực hiện kế hoạch.

 Sự quyết tâm của cán bộ quản lý, giảng viên, cán bộ đoàn thể, sinh viên cũng góp phần rất quan trọng vào kết quả đạt được.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên phân hiệu trường đại học bình dương tại cà mau 1 (Trang 93 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)