Thực trạng kỹ năng giao tiếp của sinh viên

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên phân hiệu trường đại học bình dương tại cà mau 1 (Trang 57 - 63)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3. Thực trạng giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên phân hiệu Trường Đại học

2.3.2. Thực trạng kỹ năng giao tiếp của sinh viên

Qua kết quả khảo sát có thể nhận thấy rằng kỹ năng giao tiếp của sinh viên còn hạn chế, tính bình qn kết quả đánh giá của cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên, doanh nghiệp đánh giá thì có đến 54,6% số người được khảo sát cho rằng ở mức trung bình và 12,6% đánh giá ở mức yếu.

Một số kỹ năng được nhiều sinh viên tự đánh giá ở mức khá, tốt như: Kỹ năng an toàn lao động và vệ sinh sức khỏe, có 31% sinh viên tự đánh giá mức tốt, 43,2% ở mức khá; tuy nhiên doanh nghiệp lại đánh giá đến 50,9% sinh viên ở mức trung bình. Kỹ năng thích ứng, sinh viên tự đánh giá 23,1% mức tốt, 46,2% mức khá; doanh nghiệp đánh giá 53,7% sinh viên mức trung bình. Kỹ năng diễn đạt, sinh viên tự đánh giá 23,4% mức tốt, 46,3% mức khá; doanh nghiệp đánh giá 48,1% sinh viên ở mức trung bình. Đây là 3 kỹ năng có sự đánh giá khá chênh lệch giữa 2 kết quả khảo sát do sinh viên tự đánh giá kỹ năng giao tiếp của bản thân và doanh nghiệp đánh giá kỹ năng giao tiếp của sinh viên.

Vấn đề đáng lưu ý qua kết quả khảo sát đó là 57,1% sinh viên tự đánh giá kỹ năng giao tiếp của họ đạt mức khá và tốt, trong đó có 42,2% ở mức khá, rõ ràng sinh viên chưa nhận ra được rằng bản thân của họ đang bị hạn chế về kỹ năng giao tiếp, nhiều sinh viên vẫn còn chủ quan đánh giá rằng kỹ năng giao tiếp đối với họ đã có sẵn, khơng cần thiết phải giáo dục, rèn luyện. Thực trạng này làm cho sinh viên chưa có ý chí quyết tâm và hành động thiết thực của bản thân để tự rèn luyện, trang bị những kỹ năng giao tiếp cần thiết cho bản thân, đáp ứng yêu cầu của công việc chuyên môn của họ sau này.

Đối chiếu kết quả sinh viên tự đánh giá kỹ năng giao tiếp của bản thân với kết quả đánh giá của doanh nghiệp, của cán bộ quản lý và giảng viên Phân hiệu trường

Rất cần thiết 48,90% Cần thiết 48,30% Bình thường 2,40% Khơng cần thiết 0,40% Rất cần thiết Cần thiết Bình thường Khơng cần thiết

Tốt (%) Khá (%) TB (%) Yếu (%) Tốt (%) Khá %) TB (%) Yếu (%) 1 Kỹ năng thuyết trình 12,8 43,0 38,7 5,5 7,3 30,0 57,3 5,4 2 Kỹ năng thuyết phục 9,7 41,2 42,0 7,1 11,8 35,5 50,0 2,7

3 Kỹ năng tổ chức thông tin 13,8 42,0 39,1 5,1 15,1 30,2 51,9 2,8

4 Kỹ năng lắng nghe 11,3 41,2 40,9 6,6 7,3 26,4 57,3 9,1

5 Kỹ năng đặt câu hỏi 18,4 43,6 33,6 4,5 4,5 31,0 59,1 5,4

6 Kỹ năng diễn đạt 23,4 46,3 25,9 4,4 14,2 35,8 48,1 1,9

7 Kỹ năng đọc văn bản 10,5 41,3 40,7 7,5 4,5 33,6 54,5 7,4

8 Kỹ năng tự chủ cảm xúc 11,5 43,4 37,6 7,5 8,5 24,6 65,1 1,9

9 Kỹ năng điều khiển quá trình giao tiếp 17,0 48,1 31,1 3,8 6,6 39,5 50,0 3,8

10 Thiết lập quan hệ giao tiếp 12,8 44,3 37,4 5,5 6,4 36,4 55,4 1,8

11 Kỹ năng làm việc nhóm 18,4 44,1 32,3 5,2 9,1 35,5 50,0 5,5

12 Kỹ năng ra quyết định 13,3 42,1 38,3 6,3 7,3 33,6 54,5 4,6

13 Kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc 9,5 36,3 41,7 12,5 8,2 32,7 56,4 2,7

14 Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn 9,7 36,2 45,1 9,0 9,1 29,1 53,6 8,2

15 Kỹ năng quản lý sự thay đổi và chuyển tiếp 8,1 34,5 49,9 7,5 1,8 39,1 53,6 5,5

16 Kỹ năng thích ứng 23,1 46,2 26,1 4,6 12,7 32,7 53,7 0,9

17 Kỹ năng an toàn lao động và vệ sinh sức

khỏe 31,0 43,2 22,4 3,4 8,2 33,6 50,9 7,3

TT Các kỹ năng giao tiếp của sinh viên

Kết quả sinh viên tự đánh giá Kết quả doanh nghiệp đánh giá

Đại học Bình Dương tại Cà Mau đã phản ánh thực trạng ngoài việc kỹ năng giao tiếp của sinh viên còn hạn chế thì sinh viên vẫn chưa đánh giá đúng kỹ năng giao tiếp của chính bản thân. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến nhận thức của sinh viên còn xem nhẹ sự cần thiết phải giáo dục kỹ năng giao tiếp.

Bảng 2.5. Thực trạng kỹ năng giao tiếp của sinh viên

Các cơ quan, công ty, doanh nghiệp là những đơn vị trực tiếp sử dụng nguồn lao động đã đánh giá rằng kỹ năng giao tiếp của người lao động chỉ đạt 50% so với những kiến thức chuyên môn, người lao động động có chun mơn nhưng khoảng trống kỹ năng giao tiếp rất lớn. Đa số kỹ năng của người lao động chỉ ở mức trung bình nên yêu cầu kỹ năng giao tiếp đối với người lao động ở mức khá, tốt thì kỹ năng giao tiếp của họ còn khá nhiều hạn chế, nhưng năng lực chun mơn của họ thì có thể đạt ở mức khá, tốt.

Hình 2.2. So sánh kết quả đánh giá kỹ năng giao tiếp của sinh viên

Chính do sự chênh lệch về kiến thức chuyên môn và kỹ năng giao tiếp nên trong quá trình làm việc, người lao động chưa tương tác tốt với cấp trên, đồng nghiệp… dẫn đến sự hạn chế về năng suất lao động. Thực trạng này phổ biến hầu như ở khắp nơi từ cơ quan nhà nước, công ty nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và người lao động ở nhiều ngành nghề chuyên môn khác nhau.

Từ biểu đồ so sánh giữa năng lực chuyên môn và kỹ năng giao tiếp của sinh viên Phân hiệu trường Đại học Bình Dương tại Cà Mau sau khi tốt nghiệp được doanh nghiệp đánh giá cho thấy rằng kỹ năng giao tiếp của sinh viên tốt nghiệp có đến 58,3% ở mức trung bình, mức khá chỉ 28,2%; trong khi đó năng lực chun mơn được đánh giá đến 70,8% ở mức khá. Rõ ràng, kết quả so sánh này đã thể hiện rõ những hạn chế về kỹ năng giao tiếp so với năng lực chuyên môn. Thực trạng chênh lệch giữa năng lực chuyên môn và kỹ năng giao tiếp đã dẫn đến sự hạn chế trong quá trình lao động, làm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Về những kỹ năng giao tiếp cần thiết phải đào tạo cho sinh viên thông qua kết quả khảo sát cho thấy có đến 68,2% ý kiến cho rằng cần thiết phải đào tạo nhóm 17 kỹ năng giao tiếp cơ bản nhằm đáp ứng yêu cầu công việc sau này của sinh viên. Trong đó, có 90,6% ý kiến cho rằng cần phải đào tạo kỹ năng thuyết trình; 85,8% ý kiến cho rằng phải đào tạo kỹ năng điều khiển quá trình giao tiếp cho sinh viên.

Khảo sát về nguyên nhân dẫn đến nhiều sinh viên hiện nay đang bị hạn chế về kỹ năng giao tiếp, tính trung bình có 38% ý kiến đánh giá Nhà trường có quan tâm nhưng cách thức tổ chức quản lý và triển khai thực hiện chưa hiệu quả, tức có 62% ý kiến đánh giá rằng Nhà trường chưa quan tâm đến tầm quan trọng cần phải giáo dục, rèn luyện, phát triển kỹ năng vì vậy việc triển khai hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên chưa hiệu quả.

Đối với các cơ quan, cơng ty, doanh nghiệp sử dụng lao động có 42,2% ý kiến cho rằng Phân hiệu trường Đại học Bình Dương tại Cà Mau hiện nay chưa đưa kỹ năng giao tiếp vào chương trình đào tạo bắt buộc mà chủ yếu là căn cứ vào nhu cầu tự chọn của sinh viên, đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến nhiều sinh viên không quan tâm đến việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp, thậm chí sinh viên chưa hề biết gì về kỹ năng giao tiếp trong suốt thời gian đào tạo tại trường. Tuy nhiên, có 31,5% ý kiến sinh viên cho rằng việc hạn chế kỹ năng giao tiếp của bản thân là do Nhà trường không đưa kỹ năng này vào chương trình đào tạo, đồng nghĩa có đến 68,5% sinh viên cho rằng việc đưa kỹ năng giao tiếp vào dạy trong chương trình đào tạo và yêu cầu bắt buộc sinh viên phải học kỹ năng giao tiếp khơng ảnh hưởng gì đến việc sinh viên hạn chế kỹ năng giao tiếp.

Đối với đội ngũ cán bộ quản lý có 42,5% và giảng viên có 44,6% đánh giá do Nhà trường khơng u cầu bắt buộc kỹ năng giao tiếp trong chương trình đào tạo nên kỹ năng giao tiếp của sinh viên hạn chế. Như vậy, cán bộ quản lý có 57,5% và giảng viên có 55,4% đánh giá rằng việc trường bắt buộc học kỹ năng giao tiếp hay không cũng không ảnh hưởng lớn đến việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp của sinh viên vì họ có nhiều điều kiện để tự rèn luyện kỹ năng giao tiếp, không nhất thiết phải bắt buộc học kỹ năng giao tiếp trong Nhà trường.

Có 50,6% ý kiến giảng viên đánh giá tuy Phân hiệu trường Đại học Bình Dương tại Cà Mau có quan tâm nhưng cách thức tổ chức quản lý và triển khai chưa thật sự hiệu quả; trái lại cán bộ quản lý chỉ thống nhất quan điểm này 30% tức có đến 70% nhận định rằng các hoạt động liên quan đến giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên được trường triển khai hiệu quả, việc sinh viên còn hạn chế kỹ năng giao tiếp là do nguyên nhân khách quan, không phải chủ quan của Nhà trường.

Bảng 2.6. Nhóm kỹ năng giao tiếp cần thiết phải giáo dục cho sinh viên

TT Các kỹ năng giao tiếp cơ bản

Tỉ lệ đánh giá Cần thiết (%) Khơng cần thiết (%) 1 Kỹ năng thuyết trình 90,6 9,4 2 Kỹ năng thuyết phục 67,9 32,1

3 Kỹ năng tổ chức thông tin 66,0 34,0

4 Kỹ năng lắng nghe 63,2 36,8

5 Kỹ năng đặt câu hỏi 61,3 38,7

6 Kỹ năng diễn đạt 70,8 29,2

7 Kỹ năng đọc văn bản 64,2 35,8

8 Kỹ năng tự chủ cảm xúc 67,9 32,1

9 Kỹ năng điều khiển quá trình giao tiếp 85,8 14,2 10 Kỹ năng thiết lập quan hệ giao tiếp 69,8 30,2

11 Kỹ năng làm việc nhóm 69,8 30,2

12 Kỹ năng ra quyết định 53,8 46,2

13 Kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc 69,8 30,2

14 Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn 65,1 34,9

15 Kỹ năng quản lý sự thay đổi và chuyển tiếp 53,8 46,2

16 Kỹ năng thích ứng 72,6 27,4

17 Kỹ năng an toàn lao động và vệ sinh sức khỏe 67,9 32,1

Kết quả khảo sát này cho thấy, đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên chưa thống nhất về hiệu quả và cách thức tổ chức, triển khai hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên.

Khảo sát về nguồn nhân lực và cơ sở vật chất nhằm đáp ứng việc triển khai hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên, tính trung bình có 36,6% đánh giá Nhà trường chưa có đủ điều kiện về nhân lực, đồng nghĩa với 63,4% ý kiến đánh giá Nhà trường có đủ điều kiện về nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp; có 28,4% ý kiến đánh giá cơ sở vật chất chưa đủ điều kiện triển khai hoạt động, đồng nghĩa có 71,6% ý kiến đánh giá cơ sở vật chất đủ đáp ứng việc triển khai hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp.

Như vậy, điều kiện về nhân lực, vật lực đã đáp ứng ở mức khá nhưng tại sao hiệu quả hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp vẫn chưa tốt? Phải chăng kỹ năng giao tiếp là vấn đề khó và mới nên sinh viên không thể rèn luyện? Khảo sát về vấn đề này, tính trung bình có 35,1% ý kiến cho rằng kỹ năng giao tiếp là vấn đề mới nên sinh viên khó tiếp thu, đồng nghĩa với 64,9% kỹ năng giao tiếp không phải là vấn đề mới; đặc

biệt chỉ có 6,5% ý kiến cho rằng kỹ năng giao tiếp quá khó nên sinh viên chưa đủ năng lực để lĩnh hội, đồng nghĩa với 93,5% ý kiến khảo sát đánh giá sinh viên hồn tồn có đủ năng lực để học tập và rèn luyện kỹ năng giao tiếp.

Bảng 2.7. Các nguyên nhân sinh viên hạn chế kỹ năng giao tiếp

TT Nhận định các nguyên nhân sinh viên

hạn chế kỹ năng giao tiếp

Đối tượng khảo sát Giảng viên Cán bộ quản lý Sinh viên Doanh nghiệp 1

Nhà trường chưa quan tâm đúng mức đến tầm quan trọng cần phải giáo dục, rèn luyện, phát triển kỹ năng giao tiếp cho sinh viên

32,5 35 42,8 40,6

2

Do Nhà trường không yêu cầu bắt buộc kỹ năng giao tiếp trong chương trình đào tạo

44,6 42,5 31,5 50

3

Nhà trường có quan tâm nhưng cách thức tổ chức quản lý và triển khai thực hiện chưa hiệu quả

50,6 30 37,2 34

4

Nhà trường quan tâm nhưng chưa có điều kiện về nhân lực để triển khai hoạt động giáo dục, rèn luyện, phát triển kỹ năng giao tiếp cho sinh viên

38,6 30 40 37,7

5

Nhà trường có quan tâm nhưng chưa có điều kiện về cơ sở vật chất để triển khai hoạt động giáo dục, rèn luyện, phát triển kỹ năng giao tiếp cho sinh viên

28,9 20 32,5 32,1

6

Do nhiều sinh viên hiện nay chưa có nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp đối với nghề nghiệp và cuộc sống trong tương lai

65,1 57,5 66,3 69,8

7

Do kỹ năng giao tiếp quá khó nên sinh viên chưa đủ năng lực để lĩnh hội, tiếp thu tốt

1,2 15 9,9 0

8 Do kỹ năng giao tiếp là một vấn đề mới

nên sinh viên chưa tiếp cận tốt 24,1 65 29,4 21,7 Từ kết quả khảo sát cho thấy, một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc nhiều sinh viên bị hạn chế về kỹ năng giao tiếp đó là do nhiều sinh viên hiện nay

và cuộc sống của họ trong tương lai. Có 66,3% ý kiến sinh viên đã đánh giá rằng chính họ vẫn chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp đối với bản thân họ, một số sinh viên lại cho rằng kỹ năng giao tiếp chỉ cần thiết đối với những người có vai trị lãnh đạo, quản lý; riêng đối với bản thân họ tuy cần thiết nhưng chưa phải là cấp bách trong thời điểm hiện nay. Riêng đối với cán bộ quản lý, giảng viên và doanh nghiệp tính trung bình có 64,7% ý kiến đánh giá sinh viên chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp và tất nhiên là cũng chưa quan tâm đến việc tự giáo dục, rèn luyện kỹ năng giao tiếp khi còn học tại trường.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên phân hiệu trường đại học bình dương tại cà mau 1 (Trang 57 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)