8. Cấu trúc của luận văn
1.4.2. Quản lý nội dung giáo dục kỹ nội năng giao tiếp cho sinh viên
Dựa trên các nội dung nghiên cứu, tác giả nhận thấy các nội dung cần quản lý để nậng cao hiệu quả quá trình giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên như sau:
Theo dõi các yếu tố thuộc về bối cảnh có ảnh hưởng đến quá trình giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên theo tiếp cận năng lực (thông thường, vấn đề theo dõi các yếu tố thuộc về bối cảnh có ảnh hưởng đến quá trình giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên không nằm độc lập mà thường được lồng ghép trong vấn đề phát triển chương trình giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên).
Quản lý các yếu tố đầu vào (chương trình giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên, giảng viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị và phương tiện giáo dục).
Quản lý các yếu tố thuộc quá trình giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên (quá trình giảng dạy của giảng viên, quá trình học tập của sinh viên).
Quản lý kết quả học tập, rèn luyện kỹ năng giao tiếp của sinh viên.
- Quản lý các hoạt động nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp, giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên trường Đại học.
Nhận thức chính là tiền đề quan trọng góp phần thúc đẩy quá trình triển khai các hoạt động. Những tồn tại, hạn chế trong hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên ở trường Đại học hiện nay có nhiều nguyên nhân, nhưng vấn đề nhận thức là một trong những nguyên nhân rất quan trọng. Chính vì thế, các trường Đại học cần tăng cường quản lý và triển khai nhiều biện pháp, cách thức khác nhau để nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên của trường; kể cả việc nâng cao nhận thức của lãnh đạo, quản lý các công ty, doanh nghiệp bên ngoài xã hội.
Các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức chủ yếu tiến hành thông qua hội thảo, hội nghị, các cuộc họp, qua sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Nội dung quản lý các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng kỹ năng giao tiếp và giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên chính là quản lý các cách thức tổ chức, biện pháp nhằm mục đích trang bị nhận thức cho các đối tượng đã xác định.
- Quản lý việc xây dựng chương trình, kế hoạch giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên trường Đại học.
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp phải gắn liền với quản lý công tác xây dựng, triển khai chương trình giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên. Đồng thời, gắn liền với quản lý chương trình đào tạo chính khóa. Nội dung quản lý chương trình đào tạo ở trường Đại học nói chung và quản lý chương trình giáo dục, rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho sinh viên chính là quản lý và kiểm soát về nội dung giảng dạy kỹ năng giao tiếp, phương pháp giảng dạy kỹ năng giao tiếp, cách thức tổ chức các hoạt động giảng dạy và rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho sinh viên.
Quản lý kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên ở trường Đại học chính là quản lý công tác xây dựng kế hoạch, quá trình triển khai thực hiện kế hoạch toàn bộ các hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên và những hoạt động khác có liên quan, tác động đến kết quả hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên. Nội dung quản lý kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên cũng chính là quản lý và kiểm soát kết quả đạt được so với mục tiêu kế hoạch đã đề ra.
- Quản lý việc triển khai các hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên.
Quá trình triển khai các hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên có nhiều khâu nhỏ, diễn ra trong thời gian dài, liên tục, có liên quan đến trách nhiệm của nhiều tổ chức, cá nhân trong trường Đại học. Do đó, quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên theo quy trình là cách tốt nhất để kiểm soát toàn bộ công việc và những tổ chức, cá nhân có liên quan đến quá trình thực hiện công việc.
giao tiếp cũng phong phú, diễn ra ở cả trong trường và ngoài xã hội. Quản lý nội dung này cũng chính là giúp các đơn vị, cá nhân gắn liền trách nhiệm với công việc đã được phân công trong kế hoạch.
Quản lý quy trình triển khai các hoạt động dạy, học, rèn luyện, đánh giá kỹ