Quản lý giáo dục

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên phân hiệu trường đại học bình dương tại cà mau 1 (Trang 26 - 27)

8. Cấu trúc của luận văn

1.2. Các khái niệm chính của đề tài

1.2.2. Quản lý giáo dục

- Từ điển Từ và ngữ Hán Việt của tác giả Nguyễn Lân (1989) có nêu: “Giáo dục là q trình hoạt động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức nhằm bồi dưỡng cho người học những phẩm chất đạo đức và tri thức cần thiết để họ có khả năng tham gia mọi mặt đời sống của xã hội” [31].

- Trong Giáo dục học: Giáo dục là q trình tồn vẹn tác động đến thế hệ trẻ về đạo đức, tư tưởng, động cơ, tình cảm, thái độ và hành vi, thói quen cư xử đúng đắn trong xã hội. Tuy nhiên, cả hai cách định nghĩa hoặc hiểu như trên về giáo dục vẫn chú trọng đến khía cạnh xã hội của giáo dục nhiều hơn. Cịn con người thì sao?

Theo tinh thần nghị quyết TW2 Khóa 8 của Đảng ta về giáo dục đào tạo thì nhà trường phải đào tạo ra những con người có đủ tri thức và kỹ xảo, năng lực và phẩm chất với tinh thần trách nhiệm đầy đủ của người công dân tham gia vào cuộc sống lao động xã hội, tham gia vào cuộc Cách mạng trí tuệ, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển; nhà trường phải đào tạo những con người học được cách chung sống, hợp tác với nhau, cùng nhau giải quyết những vấn đề chung của dân tộc, của quốc gia, của toàn cầu, của thời đại.

Cho đến nay cũng đã có rất nhiều định nghĩa về “Quản lý giáo dục”, nhưng trên bình diện chung, những định nghĩa này đều thống nhất về mặt bản chất. Tác giả Trần Kiểm cho rằng: “Quản lý giáo dục được hiểu là những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lý đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ cấp cao nhất đến cấp cơ sở giáo dục là Nhà trường) nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ mà xã hội đặt ra cho ngành giáo dục”.

Đặng Quốc Bảo nhấn mạnh: “Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quát là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội” [11].

Như vậy, khái niệm quản lý và quản lý giáo dục là một thuật ngữ vừa có nghĩa hẹp lẫn nghĩa rộng. Do đó, hiểu đúng nghĩa của các cụm từ này để vận dụng có hiệu quả vào thực tiễn công tác quản lý giáo dục ở trường học nói chung và đại học nói

riêng là vấn đề khá nan giải. Cho nên, đòi hỏi nhà quản lý giáo dục ở tất cả các cấp, bậc học phải nghiên cứu và hiểu thấu đáo, mang tính khoa học, có chiều sâu để ứng dụng phù hợp một cách tương thích, hài hồ với trách nhiệm quản lý đương nhiệm ở từng trường hợp cụ thể.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên phân hiệu trường đại học bình dương tại cà mau 1 (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)