Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên trường Đại học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên phân hiệu trường đại học bình dương tại cà mau 1 (Trang 40)

8. Cấu trúc của luận văn

1.4. Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên trường Đại học

Kỹ năng giao tiếp của sinh viên cần phải được các trường Đại học đánh giá nghiêm túc, khách quan. Kiểm tra đánh giá kỹ năng giao tiếp của sinh viên cũng chính là thước đo hiệu quả quản lý, triển khai hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên ở các trường Đại học.

Kiểm tra đánh giá kỹ năng giao tiếp của sinh viên trường Đại học chính là xác định mức độ của từng kỹ năng giao tiếp mà sinh viên có thể đạt được.

1.4. Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên trường Đại học học

1.4.1. Quản lý mục tiêu giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên

Mục tiêu của quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp là nhằm đưa hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp đi vào nề nếp, theo đúng đường lối, chủ trương của Nhà nước; đồng thời khắc phục những lệch lạc, bất cập trong quá trình thực hiện giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên ở trường Đại học như hiện nay.

Quản lý mục tiêu giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên nhằm tìm ra các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên trường Đại học.

1.4.2. Quản lý nội dung giáo dục kỹ nội năng giao tiếp cho sinh viên

Dựa trên các nội dung nghiên cứu, tác giả nhận thấy các nội dung cần quản lý để nậng cao hiệu quả quá trình giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên như sau:

 Theo dõi các yếu tố thuộc về bối cảnh có ảnh hưởng đến quá trình giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên theo tiếp cận năng lực (thông thường, vấn đề theo dõi các yếu tố thuộc về bối cảnh có ảnh hưởng đến q trình giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên không nằm độc lập mà thường được lồng ghép trong vấn đề phát triển chương trình giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên).

 Quản lý các yếu tố đầu vào (chương trình giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên, giảng viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị và phương tiện giáo dục).

 Quản lý các yếu tố thuộc quá trình giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên (quá trình giảng dạy của giảng viên, quá trình học tập của sinh viên).

 Quản lý kết quả học tập, rèn luyện kỹ năng giao tiếp của sinh viên.

- Quản lý các hoạt động nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp, giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên trường Đại học.

Nhận thức chính là tiền đề quan trọng góp phần thúc đẩy quá trình triển khai các hoạt động. Những tồn tại, hạn chế trong hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên ở trường Đại học hiện nay có nhiều nguyên nhân, nhưng vấn đề nhận thức là một trong những nguyên nhân rất quan trọng. Chính vì thế, các trường Đại học cần tăng cường quản lý và triển khai nhiều biện pháp, cách thức khác nhau để nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên của trường; kể cả việc nâng cao nhận thức của lãnh đạo, quản lý các công ty, doanh nghiệp bên ngoài xã hội.

Các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức chủ yếu tiến hành thông qua hội thảo, hội nghị, các cuộc họp, qua sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Nội dung quản lý các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng kỹ năng giao tiếp và giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên chính là quản lý các cách thức tổ chức, biện pháp nhằm mục đích trang bị nhận thức cho các đối tượng đã xác định.

- Quản lý việc xây dựng chương trình, kế hoạch giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên trường Đại học.

Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp phải gắn liền với quản lý công tác xây dựng, triển khai chương trình giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên. Đồng thời, gắn liền với quản lý chương trình đào tạo chính khóa. Nội dung quản lý chương trình đào tạo ở trường Đại học nói chung và quản lý chương trình giáo dục, rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho sinh viên chính là quản lý và kiểm soát về nội dung giảng dạy kỹ năng giao tiếp, phương pháp giảng dạy kỹ năng giao tiếp, cách thức tổ chức các hoạt động giảng dạy và rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho sinh viên.

Quản lý kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên ở trường Đại học chính là quản lý cơng tác xây dựng kế hoạch, q trình triển khai thực hiện kế hoạch tồn bộ các hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên và những hoạt động khác có liên quan, tác động đến kết quả hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên. Nội dung quản lý kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên cũng chính là quản lý và kiểm sốt kết quả đạt được so với mục tiêu kế hoạch đã đề ra.

- Quản lý việc triển khai các hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên.

Quá trình triển khai các hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên có nhiều khâu nhỏ, diễn ra trong thời gian dài, liên tục, có liên quan đến trách nhiệm của nhiều tổ chức, cá nhân trong trường Đại học. Do đó, quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên theo quy trình là cách tốt nhất để kiểm soát tồn bộ cơng việc và những tổ chức, cá nhân có liên quan đến q trình thực hiện công việc.

giao tiếp cũng phong phú, diễn ra ở cả trong trường và ngoài xã hội. Quản lý nội dung này cũng chính là giúp các đơn vị, cá nhân gắn liền trách nhiệm với công việc đã được phân công trong kế hoạch.

Quản lý quy trình triển khai các hoạt động dạy, học, rèn luyện, đánh giá kỹ năng giao tiếp cho sinh viên và triển khai các biện pháp rèn luyện, phát triển giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên sẽ giúp cho công tác phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau giữa các đơn vị tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn.

- Quản lý công tác xây dựng và phát triển đội ngũ làm công tác giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên trường Đại học.

Quản lý công tác xây dựng và phát triển đội ngũ làm công tác giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên ở các trường Đại học chính là quản lý cơng tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức và triển khai thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên.

Quản lý công tác xây dựng và phát triển đội ngũ cần quan tâm xây dựng đội ngũ giảng viên chuyên trách làm nhiệm vụ giáo dục, giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên. Đội ngũ giảng viên thực hiện cơng tác này hiện nay có những yếu tố đặc thù, đặc biệt là yếu tố thuộc về kỹ năng. Vì thế, quản lý và chỉ đạo chặt chẽ quá trình tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên chính là yếu tố cốt lõi của nội dung quản lý công tác này.

Quản lý công tác phát triển đội ngũ làm công tác giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên phải quan tâm đến việc bồi dưỡng cho giảng viên phương pháp tích hợp rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho sinh viên trong quá trình giảng dạy chun mơn.

Quản lý công tác phát triển đội ngũ làm công tác giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên cần quan tâm đến việc huy động nguồn lực to lớn của công ty, doanh nghiệp cùng tham gia vào hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên.

1.4.3. Quản lý phương pháp và hình thức giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên viên

Quản lý phương pháp và hình thức giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên là tổng thể các cách thức tác động có chủ đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý để đạt được các mục tiêu giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên ở trường Đại học. Các phương pháp được sử dụng phải tuân thủ các đòi hỏi của quy luật và các nguyên tắc quản lý giáo dục; mặt khác phải vận dụng nghệ thuật quản lý giáo dục một cách khơn khéo, linh hoạt tuỳ từng tình huống. Cụ thể:

- Phương pháp hành chính.

Thực hiện quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên theo phương pháp hành chính địi hỏi nhà quản lý phải dựa vào các mối quan hệ tổ chức

của hệ thống quản lý và kỷ luật của nhà trường để tác động, mối quan hệ đó được phân cấp từ Ban Giám hiệu đến các trưởng phịng, khoa, ban. Người trực tiếp hoặc có liên quan đến hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên thực hiện mối quan hệ điều khiển – phục tùng, trong đó cấp trên điều khiển, cấp dưới phải phục tùng. Người được phân cấp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên dùng uy lực để bắt buộc đối tượng chấp hành các quyết định quản lý; tác động trực tiếp đến tập thể và cá nhân cấp dưới theo hai hướng: tác động về mặt tổ chức và tác động điều chỉnh hành vi của đối tượng quản lý. Đối tựợng chịu tác động quản lý cuối cùng trong hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp ở đây chính là sinh viên trường Đại học.

Tác động về mặt tổ chức đối với hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên được thực hiện bằng việc ban hành các quy định của nhà trường về cơ cấu tổ chức bộ máy triển khai hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp, trong tổ chức bộ máy có phân cấp quản lý và gắn trách nhiệm cụ thể đối với cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên ở trường Đại học. Trên cơ sở bộ máy tổ chức đã xây dựng, cán bộ quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên xây dựng điều lệ hoạt động, nội quy, quy định trình Ban Giám hiệu trường Đại học phê duyệt và áp dụng thực hiện nhằm đưa hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp vào khuôn khổ quản lý, làm chuẩn mực để xử lý các mối quan hệ trong quá trình diễn ra hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên ở trường Đại học.

- Phương pháp kinh tế.

Phương pháp kinh tế tác động vào đối tượng quản lý thông qua các lợi ích kinh tế, tạo động lực vật chất để kích thích lao động tích cực, sử dụng các địn bẩy để thúc đẩy kinh doanh có hiệu quả cao. Đối với hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên ở trường Đại học, khi vận dụng phương pháp kinh tế trong quản lý, người cán bộ quản lý phải xây dựng cơ chế khen thưởng nhằm động viên, phát huy những nhân tố tích cực, đạt kết quả tốt trong suốt quá trình triển khai thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên. Động lực đó càng mạnh khi người làm cơng tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên có biện pháp trang bị nhận thức đầy đủ và kết hợp đúng đắn các lợi ích khi những người trực tiếp làm công tác giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên và tất cả sinh viên được giáo dục kỹ năng giao tiếp.

Sử dụng phương pháp kinh tế để quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên ở trường Đại học chỉ thật sự đạt hiệu quả khi đối tượng quản lý thấy rõ lợi ích kinh tế tác động trực tiếp đến bản thân họ và từng người trong đối tượng quản lý cảm nhận được rằng họ đang thụ hưởng lợi ích kinh tế thực sự khi họ hồn thành xuất sắc nhiệm vụ trong hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên ở trường Đại học.

- Phương pháp tâm lý – xã hội.

Phương pháp tâm lý – xã hội là những tác động vào nhận thức và tâm lý, tình cảm của cán bộ viên chức và sinh viên trong nhà trường. Sử dụng phương pháp tâm lý – xã hội trong hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên ở trường Đại học nhằm nâng cao tính tự guyện, tự giác và nhiệt tình lao động của cán bộ, giảng viên trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên đồng thời với tất cả sinh viên.

Đối tượng chủ yếu và trực tiếp của quản lý là con người, một thực thể có ý thức, tổng hoà của nhiều mối quan hệ xã hội đa dạng và tinh tế. Do đó, phương pháp tâm lý – xã hội có ý nghĩa lớn trong quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên, tác động trực tiếp đến tâm lý, tình cảm con người, tạo động lực tâm lý kích thích mạnh mẽ năng suất và hiệu quả làm việc đối với cán bộ, giảng viên làm công tác giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên và động lực tâm lý tác động mạnh mẽ đến tinh thần học tập, rèn luyện phát triển kỹ năng của mỗi sinh viên ở trường Đại học.

Phương pháp tâm lý – xã hội thể hiện tính nhân văn trong quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp. Người vận dụng phương pháp này trong hoạt động quản lý phải động viên tinh thần chủ động, tích cực, tự giác và tạo ra bầu khơng khí cởi mở, tin cậy, giúp đỡ lẫn nhau hoàn thành nhiệm vụ giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên và nhiệm vụ học tập, rèn luyện, phát triển kỹ năng của mỗi sinh viên.

Phương pháp tâm lý - xã hội bao gồm các phương pháp: Giáo dục, thuyết phục, động viên, tạo dư luận xã hội… hiệu quả của phương pháp này còn phụ thuộc vào nghệ thuật của người quản lý.

1.4.4. Quản lý sự phối hợp các lực lượng tham gia giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên cho sinh viên

Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên trường Đại học không phải chỉ là trách nhiệm của riêng Nhà trường. Vì vậy, Nhà trường cần tìm kiếm sự hỗ trợ từ nhiều phía khác nhau và phối hợp với các đơn vị, tổ chức, cá nhân trong và ngồi nhà trường để phát triển chương trình giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên. Các đơn vị, tổ chức, cá nhân này chính là những giảng viên, chuyên gia về kỹ năng mềm đặc biệt là chuyên gia về kỹ năng giao tiếp trong và ngồi nhà trường, gia đình sinh viên, cựu sinh viên, các cơ sở giáo dục từ Mầm non đến Đại học và một số tổ chức xã hội có liên quan. Tùy từng điều kiện, các đơn vị, tổ chức và cá nhân có thể phối hợp, hỗ trợ nhà trường trong phát triển chương trình giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên bằng nhiều hình thức khác nhau: Tài chính; nhân lực; cơ sở vật chất, trang thiết bị và phương tiện kỹ thuật...

1.4.5. Quản lý điều kiện phục vụ hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên sinh viên

Quản lý việc đảm bảo các điều kiện cần thiết cho hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên thực chất là quản lý công tác trang bị cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị chuyên dùng cho hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên cần quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất chuyên dùng cho hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp như phòng học chuyên dùng để dạy kỹ năng, các điều kiện hỗ trợ khác cơng trình phục vụ hoạt động thể thao, sân bãi cắm trại.

Việc đầu tư mua sắm, lắp đặt các trang thiết bị phù hợp yêu cầu của hoạt động dạy kỹ năng giao tiếp cũng rất cần đến sự quản lý và chỉ đạo chặt chẽ thì mới đáp ứng tốt yêu cầu. Bên cạnh đó, cần đảm bảo nguồn kinh phí cho hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên phân hiệu trường đại học bình dương tại cà mau 1 (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)