8. Cấu trúc của luận văn
1.3. Lý luận về giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên trường Đại học
1.3.5. Sự phối hợp các lực lượng tham gia giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh
sinh viên
Chủ yếu gồm đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực giảng dạy kỹ năng giao tiếp, cán bộ Đoàn thể Nhà trường, tổ chức Đoàn thể xã hội và địa phương, phụ huynh (cha mẹ sinh viên), các Trung tâm giáo dục kỹ năng... Cụ thể:
- Đội ngũ giảng viên.
Giảng viên khơng chỉ giữ vai trị truyền đạt kiến thức mà còn hướng dẫn sinh viên cách tự học thu thập thông tin để đạt kết quả học tập tốt nhất.
Đội ngũ giảng viên của nhà trường phải chuyên sâu về kỹ năng. Giảng viên đóng vai trị quan trọng trong việc giúp sinh viên có cách rèn luyện kỹ năng giao tiếp hiệu quả thông qua mỗi môn học, tiết học. Giảng viên chú trọng đến việc phát triển kỹ năng giao tiếp cho sinh viên, giúp sinh viên nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp, khuyến khích sinh viên có những phương pháp học tập hiệu quả sáng tạo, hướng dẫn sinh viên tích cực tham gia cơng việc nhóm và làm việc nhóm cũng như chủ động nêu lên ý kiến cá nhân qua những tiết học về kỹ năng giao tiếp và giờ thảo luận.
- Cán bộ Đoàn thể Nhà trường.
Cán bộ Đồn trường: Có nhiệm vụ thiết kế các hoạt động phong trào của Trường, Đoàn trường; phối hợp với địa phương nhằm tổ chức chương trình tập huấn kỹ năng giao tiếp cho Đồn viên, Thanh niên tích cực tham gia hoạt động phong trào để giúp sinh viên năng động hơn, tự tin trong việc rèn luyện kỹ năng. Đồng thời, thông qua những chương trình tập huấn kỹ năng có thể giúp sinh viên trong việc áp dụng lý thuyết vào thực hành, học hỏi kinh nghiệm để phát huy, vận dụng và rèn luyện tốt những kỹ năng giao tiếp đã được học.
Đối với Đơn vị nhà trường: Bao gồm từ Ban Giám hiệu, cán bộ quản lý, các
Phòng ban đến đội ngũ giảng viên nhân viên thực hiện vai trò chức năng, nhiệm vụ của tổ chức nhà trường, tạo môi trường sinh hoạt, học tập sôi động, thuận lợi, thoải mái cho sinh viên có cơ hội rèn luyện và phát triển kỹ năng.
- Các đoàn thể xã hội và địa phương.
Bao gồm các cơ sở xã hội, cơ sở sản xuất và kinh doanh, tổ chức chính trị xã hội (nhà tuyển dụng, trung tâm hướng nghiệp) phối hợp với nhà trường tạo điều kiện giúp đỡ trường học có cơ sở cho sinh viên đến thực tập, hồn thiện q trình giáo dục đào tạo; cập nhật và bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp cho cán bộ công nhân viên và xây dựng văn hóa tổ chức, tiêu chuẩn tuyển dụng và kiểm tra đánh giá trình độ kỹ năng giao tiếp cho sinh viên.
- Các Trung tâm (tổ chức) giáo dục kỹ năng.
Nghiên cứu, xây dựng chương trình bồi dưỡng và phát triển kỹ năng giao tiếp theo từng đối tượng.
Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giảng viên có năng lực phẩm chất.
Đăng ký chứng chỉ hành nghề cho giảng viên.
Chịu sự quản lý của Nhà nước và có hệ thống kiểm định chất lượng. - Gia đình.
Gia đình là chiếc nơi rèn luyện kỹ năng, hành vi giao tiếp ứng xử thanh lịch, văn minh... của mỗi thành viên trong xã hội. Thơng qua gia đình, các thành viên lĩnh hội được các giá trị cơ bản của cuộc sống, hình thành mơ hình hành vi kỹ năng ứng xử và xử lý tình huống chuẩn bị những hành trang để hoà nhập vào cuộc sống cộng đồng. Do vậy, gia đình cũng có vai trị khơng nhỏ trong cơng tác giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên.