Đánh giá chung về thực trạng

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động dạy học môn toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 74 - 78)

7 .Phương pháp nghiên cứu

9. Cấu trúc của luận văn

2.5. Đánh giá chung về thực trạng

2.5.1. Ưu điểm

- Hiệu trưởng đã tổ chức việc học tập các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục và đổi mới GDPT cho GV tương đối đầy đủ và kịp thời.

- HT đã tập trung tìm hiểu và quản lý các nội dung mới về thực hiện về chương trình mới và có nhiều biện pháp quản lý linh hoạt để thực hiện phù hợp với điều kiện nhà trường.

- HT làm tốt quản lý kế hoạch hoạt động dạy học của GV và tổ chuyên môn, sử dụng tốt đội ngũ GV thông qua việc phân công giảng dạy và bố trí đúng người, đúng việc, đảm bảo sự đồng đều các mặt trong thực hiện giáo dục toàn diện cho HS.

- Lãnh đạo đã rất quan tâm và có nhiều hình thức để bồi dưỡng đội ngũ GV về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhằm đáp ứng được nhu cầu đổi mới giáo dục.

- Lãnh đạo nhà các trường năng động, sáng tạo, biết khai thác triệt để thế mạnh của từng GV, phân công giảng dạy hợp lý, động viên họ tự giác học tập nâng cao trình độ về mọi mặt. Việc giảng dạy và học tập thực chất đã đi vào nền nếp. Đội ngũ GV Toán vững về chuyên môn, soạn giảng đáp ứng được chuẩn kiến thức, kỹ năng của môn học. Các GV dạy toán đã chịu khó tìm tòi, đổi mới phương pháp và hình thức dạy học. Đặc biệt các GV trẻ tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, sử dung các phần mềm trong dạy toán nhằm đem lại chất lượng giờ lên lớp cao hơn. Công tác kiểm tra hoạt động sư phạm của nhà giáo, đánh giá được thực hiện nghiêm túc, đa số GV đều mong muốn được GV cùng bộ môn dự giờ để góp ý kiến cho giờ giảng của mình. Xây dựng chế độ khen thưởng, tổ chức khen chê, tuyên dương kịp thời, đúng mức có tác dụng đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt, học tốt.

- Lãnh đạo nhà trường đã nhận thức rõ tầm quan trong của việc xây dựng CSVC nhà trường đạt chuẩn quốc gia đối với thức hiện mục tiêu giáo dục, thực hiện tốt yêu cầu mua sắm thiết bị dạy học tối thiểu và sử dụng để dạy học nên công tác xây dựng CSVC và sử dụng thiết bị dạy học ở nhà trường trong các năm thực hiện thay sách giáo khoa đã có sự tiến bộ vượt bậc.

2.5.2. Hạn chế

- Chưa thường xuyên kiểm tra chặt chẽ và chưa kiên quyết yêu cầu GV phải tích cực hơn trong đổi mới phương pháp dạy học, trong sử dụng thường xuyên các thiết bị dạy học hiện đại như dùng giáo án điện tử, sử dụng phòng học bộ môn, các phần mềm hỗ trợ giảng dạy, đổi mới hình thức tổ chức giờ dạy, hướng dẫn HS phương pháp học bộ môn.

- Việc bồi dưỡng đội ngũ GV tuy đã được các lãnh đạo quan tâm quản lý nhưng các hình thức bồi dưỡng vẫn kinh nghiệm cũ, kết quả còn hạn chế, các nội dung mới chưa được chú ý đúng mức như: Bồi dưỡng phương pháp dạy học, sử dụng đồ dùng dạy học hiện đại cho GV.

- Việc quản lý hoạt động dạy như quản lý mục tiêu, chương trình đặc biệt đổi mới phương pháp, hình thức dạy học chưa triệt để, chặt chẽ, nặng về hình thức, chưa thực sự tích cực đổi mới, chưa đi vào chiều sâu.

- Về xây dựng kế hoạch, phần lớn chưa xây dựng được kế hoạch dài hạn, có tính khả thi và thực tiễn với nhà trường, chủ yếu quan tâm tới kế hoạch năm học của trường, còn kế hoạch của các bộ phận, các tổ nhóm chuyên môn và của cá nhân còn sơ sài, chiếu lệ, đối phó cho nên tính khả thi của kế hoạch hạn chế. Bên cạnh đó, duyệt kế hoạch thực chất chỉ là ký xác nhận kế hoạch của GV.

- Về tổ chức thực hiện kế hoạch còn thiếu tính thường xuyên. Việc quản lý chuẩn bị bài và soạn bài trên lớp mới chỉ quan tâm đến số lượng và hình thức giáo án chứ chưa quan tâm đến chất lượng của giáo án. Dự giờ rút kinh nghiệm sư phạm bài dạy còn mang tính chiếu lệ, ít chú ý tới phương pháp, nội dung và cách thức tổ chức lớp học mà chủ yếu chỉ xem xét, đánh giá các bước lên lớp.

2.5.3. Nguyên nhân

a. Nguyên nhân của những ưu điểm:

- Hiệu trưởng nhà trường đã quán triệt sâu sắc đường lối giáo dục của Đảng vào nhiệm vụ cụ thể của mình. HT biết huy động sức mạnh toàn diện của tập thể, các cá nhân và các tổ chức đoàn thể vào nhiệm vụ chung.

- HT tổ chức hợp lý các hoạt động trong nhà trường, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực: tài lực, vật lực. HT năng động trong quản lý, sáng tạo trong công tác và dám chịu trách nhiệm trong các quyết định của mình. Hiệu trưởng biết phát hiện các khâu yếu trong hoạt động của nhà trường trong nâng cao chất lượng giáo dục.

b. Nguyên nhân của những hạn chế

- Điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương còn thấp so với mặt bằng chung của tỉnh thấp nên không có điều kiện chi trả giờ dạy cao hơn cho GV, GV kém phấn khởi, chưa thật yên tâm công tác, không nhiệt tình trong đổi mới phương pháp giảng dạy.

- Một số CBQL, GV chưa thực sự chủ động trong việc tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực trình độ chuyên môn, năng lực quản lý còn yếu chưa tạo được uy tín trước đội ngũ GV. Xây dựng kế hoạch năm học còn chủ yếu dựa vào kế hoạch của cấp trên đưa xuống chưa tự hoạch định những kế hoạch riêng cho trường mình. Việc chú ý đến kế hoạch của tổ, cá nhân nhiều khi còn coi nhẹ, chưa thực sư chuyên sâu.

- Một số GV chưa có ý thức cao trong công tác, thiếu tinh thần tự giác, chưa thực sự nỗ lực cao trong nhiệm vụ được giao, còn thụ động, thờ ơ trong công tác.

- Công tác quản lý chủ yếu theo kinh nghiệm, năng lực quản lý còn nhiều bất cập; chỉ đạo chưa chặt chẽ, đồng bộ, chưa hiệu quả. Đặc biệt là công tác chỉ đạo dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của người học chưa được quan tâm đúng mức.

- Đội ngũ GV còn một bộ phận không nhỏ chưa thực sự cố gắng trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Nhiều GV vẫn dạy học bằng phương pháp thuyết trình, thầy đọc, trò chép, không chủ động trong việc khai thác vốn sống, kinh nghiệm, tri

thức trong thực tế, chưa quan tâm đến đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của người học trong giờ lên lớp.

GV còn thiếu về số lượng, chất lượng GV không đồng bộ, GV có kinh nghiệm mũi nhọn còn ít, cho nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học tích cực hóa người học.

- Học lực của HS phần lớn còn yếu, phải tiếp thu chương trình quá nặng; thái độ, động cơ, ý thức học tập của học viên còn hạn chế đó chính là những cản trở lớn trong việc đổi mới phương pháp dạy học của GV trong nhà trường.

- Công tác kiểm tra còn bộc lộ một số điểm như sau: Kiểm tra GV chưa áp dụng theo chuẩn quy định, thiếu tính chính xác, chưa quan tâm xử lý sau kiểm tra. Chỉ quan tâm đánh giá hoạt động của GV, chưa chú ý đến đánh giá, phân tích kết quả học tập của GV. Kết quả học tập của HS là thước đo năng lực chuyên môn, khả năng sư phạm của GV.

- Số HS trong một lớp đông (> 40 HS), trong một lớp có nhiều đối tượng HS với xếp loại hạnh kiểm, học lực khác nhau nên việc tổ chức dạy học phù hợp với mọi đối tượng HS trong lớp GV phải đầu tư trong việc biên soạn câu hỏi, bài tập, nội dung nhiệm vụ giao cho HS, phương án trả lời để tất cả các đối tượng HS trong lớp đều được quan tâm, đều được tham gia các hoạt động trong một tiết học kiểm tra đánh giá GV mất nhiều thời gian chuẩn bị và trên lớp lại không đủ thời gian.

- Nguyên nhân khách quan:

+ GV được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau chưa đồng bộ về số lượng và số lượng cũng làm ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục trong nhà trường

+ Một số GV chưa quan tâm thực sự đến công tác đổi mới phương pháp trong giai đoạn hiện nay. Công tác bồi dưỡng GV chưa được tăng cường, chưa tạo được phong trào thi đua sô nổi trong toàn trường

+ Các biện pháp quản lý chưa thực hiện đồng bộ, còn mang tính thủ tục hành chính. Về điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị, phương tiện hỗ trợ cho hoạt động giáo dục còn sử dụng hạn chế.

+ Chế độ chăm lo cho đội ngũ GV, cán bộ quản lý còn nhiều bất cập, Chưa thỏa đáng so với thời gian và cường độ lao động của GV, ít có cơ hội giao tiếp, cọ xát với môi trường bên ngoài, từ đó cũng chưa thúc đẩy tính sáng tạo của nhà trường.

Tiểu kết chương 2

Qua nội dung khảo sát, phân tích đã trình bày, công tác quản lý dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực ở trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam đã đạt dược những kết quả, những thành tựu nhất định. Điều này đã góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng toàn diện cho các trường nói riêng và ngành GD&ĐT THCS huyện Tây Giang nói chung.

năng lực ở trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam được phân tích trên các yếu tố cốt lõi về 1). Thực trạng quản lý việc xây dựng mục tiêu dạy học môn Toán; 2) Thực trạng quản lý thực hiện nội dung dạy học môn Toán; 3). Thực trạng quản lý lựa chọn và sử dụng phương pháp dạy học môn Toán; 4). Thực trạng quản lý lựa chọn và sử dụng phương tiện dạy học môn Toán và Thực trạng quản lý triển khai các hình thức tổ chức dạy học môn Toán cuối cùng là Thực trạng quản lý kiểm tra đánh giá kết quả dạy học môn Toán. Kết quả khảo sát cho thấy, thực trạng đã bộc lộ những tồn tại, hạn chế nhất định về nhận thức đến năng lực tổ chức các HĐDH và kiểm tra, đánh giá.... Để tiếp tục kiện toàn, nâng cao chất lượng HĐDH nói chung và môn Toán theo hướng phát triển năng lực HS nói riêng thì việc khắc phục những tồn tại hạn chế này là yêu cầu cấp thiết đề ra với các cấp quản lý, với các cán bộ nhà trường.

Những nội dung khảo sát và đánh giá về thực trạng trên đây là cơ sở thực tiễn rất quan trọng cho việc tìm tòi các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS sẽ được trình bày ở Chương 3 của luận văn này.

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TOÁN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG

TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN TÂY GIANG, TỈNH QUẢNG NAM

3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động dạy học môn toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)