Khái quát về kinh tế, xã hội và giáo dục huyện Tây Giang,tỉnh Quảng Nam

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động dạy học môn toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 45 - 49)

7 .Phương pháp nghiên cứu

9. Cấu trúc của luận văn

2.1. Khái quát về kinh tế, xã hội và giáo dục huyện Tây Giang,tỉnh Quảng Nam

2.1. Khái quát về kinh tế, xã hội và giáo dục huyện Tây Giang,tỉnh Quảng Nam Nam

2.1.1. Tình hình kinh tế - chính trị của huyện Tây Giang

Lĩnh vực kinh tế mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn; nhưng nhờ sự quan tâm của Trung ương, tỉnh, cùng với sự đoàn kết, nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân toàn huyện, đời sống từng bước được cải thiện, nhiều lĩnh vực như: nông-lâm-thủy sản đạt trên 118 tỷ đồng tăng 7,41%, công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp và xây dựng đạt gần 147 tỷ đồng tăng 11,01% so với năm 2016. Về lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi cũng đạt một số kết quả. Toàn huyện có tổng diện tích gieo trồng 2.973 ha, trong đó có 892 ha diện tích lúa nước cả năm. Tổng đàn gia súc trên địa bàn huyện 10.564 con đạt 81,26% kế hoạch năm. Để phát triển kinh tế vùng, huyện Tây Giang trồng cây dược liệu tại 4 xã vùng cao, đồng thời tiếp tục chỉ đạo người dân chăm sóc cây Cao su tại 06 xã vùng thấp. Công tác quản lý bảo vệ rừng được tập trung chỉ đạo, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về tầm quan trọng rừng, đến nay trên địa bàn không có vụ cháy rừng nào xảy ra. Cùng với đó, Tây Giang đã hoàn thành Đồ án quy hoạch tổng thể phát triển du lịch huyện Tây Giang từ nay đến năm 2025. Về lĩnh vực tài nguyên môi trường huyện cũng đã giao đất để xây dựng nhà ở cho 7 hộ gia đình tại khu làng truyền thống Cơtu huyện với tổng diện tích 1.205 m2. Đồng thời huyện chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn, huyện đã xây dựng phương án trồng hoa, cây xanh tại khu Trung tâm hành chính huyện, bố trí và bổ sung 54 thùng rác tại khu dân cư Làng truyền thống Cơtu, các khu trên địa bàn xã Lăng…đã góp phần tạo cảnh quan môi trường xanh sạch đẹp. Trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản huyện cũng đã và đang triển khai xây dựng nhiều công trình như đường giao thông, thủy lợi, xây dựng trường và các công trình phục vụ dân sinh được hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng. Cùng với sự phát triển về kinh tế các dịch vụ kinh doanh như ăn uống, nhà nghỉ, vận tải hành khách; hệ thống bán lẽ hàng hoá cũng đã phát triển nhanh ở trung tâm huyện và ở các xã với các loại hàng đa dạng, phong phú, cơ bản đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Thị trường bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trong năm qua diễn ra sôi động và đạt kết quả cao. Tổng mức bán lẻ hàng hóa trên thị trường ước đạt trên 129 tỷ đồng, tăng 11,39% so năm 2016. Mạng lưới thông tin liên lạc được đầu tư mở rộng, các mạng điện thoại di động gần như phủ khắp trên toàn huyện, 10/10 xã đã có sóng điện thoại di động.

thúc đẩy phát triển đời sống văn hoá – xã hội. Hệ thống trường học được đầu tư từ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học từng bước được hoàn thiện; chất lượng giáo dục có tiến bộ. Mạng lưới trường lớp được mở rộng, 100% xã đã có lớp mẫu giáo, toàn huyện có 23 đơn vị trường học; đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và THCS; tỷ lệ trẻ em 06 tuổi vào lớp 1 hằng năm đạt 100 %.

Công tác bảo vệ chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được quan tâm đúng mức, điều kiện khám chữa bệnh của người dân được cải thiện đáng kể. Thực hiện có hiệu quả các Chương trình mục tiêu Y tế quốc gia, hoàn thành chiến dịch “Tăng cường tuyên truyền, vận động, lồng ghép dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình”.

Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh công tác khôi phục, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể được huyện không ngừng đầu tư như: Làng truyền thống, nhà mồ Cơtu, thôn văn hoá Pơr’ning, Tà vàng, sưu tầm văn hoá làng, chữ viết Cơtu, làn điệu dân ca, dân vũ…

Tình hình an ninh biên giới và trật tự an toàn xã hội được giữ vững An ninh kinh tế, an ninh nông thôn và tình hình dân tộc không xảy ra vấn đề gì phức tạp làm ảnh hưởng đến an ninh chính trị của địa phương. Các ngành chức năng triển khai thực hiện tốt các Chỉ thị của Huyện ủy về nhiệm vụ quốc phòng và an ninh trật tự năm 2017, phát huy vai trò của người có uy tín, già làng trưởng bản tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Nhìn chung, tình hình kinh tế xã hội của huyện trong năm 2017 đã đạt được những thành tựu đáng kể. Nhưng để đạt được kết quả cao hơn, năm 2018 này huyện tiếp tục đề ra những nhiệm vụ quan trọng nhằm đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo nâng cao mức sống cũng mức thu nhập cho người dân. Bằng tinh thần đoàn kết nội bộ, dân chủ, minh bạch, toàn huyện tiếp tục phấn đấu để đảm bảo cho sự phát triển ổn định, bền vững. Tiếp tục triển khai các chương trình mục tiêu về phát triển kinh tế xã hội, chú trọng đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới, đẩy mạnh công tác khuyến nông khuyến lâm, tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm, quản lý tốt đất đai, bảo vệ và phát triển rừng, chuẩn bị các điều kiện để ứng phó với thiên tai, bão lũ có thể xảy ra, thực hiện tốt các nhiệm vụ trên tất cả lĩnh vực kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, vệ sinh an toàn thực phẩm … phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết đã đề ra trong năm 2018.

2.1.2. Tình hình giáo dục và đào tạo huyện Tây Giang

2.1.2.1. Mạng lưới trường, lớp, HS

Về quy mô, số lượng:

- Tổng số trường: 21 trường (giảm 01 trường so với năm học 2018-2019) Trong đó:

+ Mầm non: 07 trường (05 trường Mầm non; 02 trường Mẫu giáo) + Tiểu học: 10 trường (tăng 01 trường so với năm học 2018-2019)

+ Trung học cơ sở: 04 trường (giảm 02 trường so với năm học 2018-2019) - Tổng số lớp: 235 lớp/229 lớp (Giảm 06 lớp so với năm học 2018-2019) Chia ra: + Mầm non : 74 lớp. + Tiểu học : 112 lớp + Trung học cơ sở : 42 lớp - Tổng số HS : 4858 HS + Mầm non : 1430 HS + Tiểu học : 1984 HS + Trung học cơ sở : 1444 HS 2.1.2.2. Tình hình cơ sở vật chất

- Phòng học hiện có: 265 phòng (kiên cố: 235 phòng, bán kiên cố: 18 phòng, tạm: 12 phòng).

- Phòng học bộ môn, phòng thiết bị: 15 phòng (kiên cố: 15 phòng). - Phòng làm việc: 46 phòng (kiên cố: 46 phòng).

- Nhà đa năng: 02 (Trường TH xã Lăng, Trường TH Atiêng). - Thư viện: 14 (Đạt chuẩn 05).

- Phòng y tế học đường: 05 (kiên cố: 05)

- Nhà công vụ GV: 102 phòng (kiên cố: 96 phòng, bán kiên cố: 06 phòng).

- Nhà ở nội trú HS: 100 phòng (kiên cố: 87 phòng, bán kiên cố: 02 phòng, tạm: 11 phòng) [34]

2.1.2.3. Tình hình đội ngũ

- Biên chế hành chính Phòng GD&ĐT được giao: 09 người (Biên chế thực hiện: 08 người)

- Biên chế viên chức sự nghiệp trực thuộc Phòng GD&ĐT huyện: 513 người 4.1 Mầm non: Tổng cộng: 138 người

+ CBQL: 16 người; (Hiệu trưởng: 7, PHT: 9) + Tổng số GV: 91 (Biên chế: 88, HĐ: 3)

+ Nhân viên: 11 người (Biên chế: BC: 6; HĐ: 5) + Nhân viên HĐ68: 20 (Bảo vệ: 4; Cấp dưỡng: 16) 4.2. GV Tiểu học: Tổng cộng: 240

+ CBQL: 27 người; (Hiệu trưởng: 10, PHT: 17) + Tổng số GV: 172 (Biên chế: 168, HĐ: 04)

+ Nhân viên: 31 người (Biên chế: BC: 21; HĐ: 10) + Nhân viên HĐ68: 10 (Bảo vệ)

4.3. Trung học cơ sở: Tổng cộng: 135

+ CBQL: 13 người; (Hiệu trưởng: 04, PHT: 9; tính BC biệt phái) + Tổng số GV: 92 (Biên chế: 90, HĐ: 02)

+ Nhân viên hợp đồng 68: 15 (bảo vệ: 4; lao công: 11) Dạy học tin học, ngoại ngữ, VNEN:

- Mô hình VNEN: Toàn huyện có 01/10 trường thực hiện Dự án Mô hình trường học mới, không có trường nhân rộng (Trường Tiểu học Anông)

- Thực hiện dạy học ngoại ngữ: Tổng số trường thực hiện dạy tiếng Anh: 14 trường. Trong đó: Tiểu học 10/10, Trung học cơ sở có 4/4 trường thực hiện

- Thực hiện dạy học Tin học: Tổng số trường thực hiện: 14 trường: Tiểu học 10/10 trường; Trung học cơ sở có 4/4 trường thực hiện

2.1.3. Khái quát về trường THCS trong huyện

2.1.3.1. Về quy mô trường lớp

Bảng 2.1. Bảng thống kê loại hình trường, lớp, GV trung học cơ sở

Năm học Loại hình Số trường Số lớp Số GV

2017-2018 Công lập 4 10 368

2018-2019 Công lập 4 10 373

2019 - 2020 Công lập 4 10 373

Nguồn: Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Tây Giang

Năm học 2018-2019, toàn huyện hiện có 4 trường THCS với 1114 HS.

Toàn huyện có 01/4 trường THCS đạt chuẩn quốc gia. Chất lượng giáo dục THCS trên địa bàn huyện luôn được duy trì và giữ vững, tỷ lệ duy trì sĩ số hằng năm đạt 99,9%; đạt chuẩn Phổ cập giáo dục THCS năm 2019, hằng năm được UBND tỉnh công nhận kết quả phổ cập giáo dục THCS đạt mức độ 1, công tác xóa mù chữ đạt mức độ 2. Các phong trào hoạt động bề nổi như văn nghệ, thể dục thể thao, công tác đoàn, đội… được Phòng GD&ĐT tỉnh đánh giá cao.

2.1.3.2. Về kết quả học tập của HS

Bảng 2.2. Kết quả xếp loại hạnh kiểm 3 năm gần đây

Năm học Số học sinh

Kết quả xếp loại hạnh kiểm (không tính HS K.tật và HS VNEN) Tốt Khá Tr. bình Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 2017-2018 368 73.4 73.4 257 23.1 37 3.3 2.2 0.2 0 0 2018-2019 373 849 76.2 222 19.9 42 3.8 1.1 0.1 0 0 2019 - 2020 373 813 73 247 22.2 48 4.3 4.5 0.4 0 0 TB 1114 1735 223 726 65.2 127 11.4 7.8 0.7 0 0

Nguồn: Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện huyện Tây Giang, 2019

Số liệu trên cho thấy: Tỷ lệ HS xếp loại đạo đức tốt khá cao (chiếm hơn 70%). Tuy nhiên, số HS xếp loại hạnh kiểm trung bình, yếu còn khá cao. Đây là một thực tế rất đáng báo động trong giáo dục đạo đức cho HS THCS của huyện.

Bảng 2.3. Kết quả xếp loại học lực 3 năm gần đây

Năm học Số học sinh

Kết quả xếp loại học lực (không tính HS K.tật và HS VNEN) Giỏi Khá Tr. bình Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 2017-2018 368 75 6.7 432 38.8 535 48 71 6.4 1 0.1 2018-2019 373 89 8 453 40.7 515 46.2 57 5.1 1 0.1 2019 - 2020 373 67 6 409 36.7 535 48 100 9 3 0.3

Nguồn: Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Tây Giang, 2019

Bảng kết quả xếp loại học lực của HS cho thấy: tỉ lệ HS xếp loại học lực giỏi cao và năm sau cao hơn năm trước, nhưng không ổn định. Nhưng bên cạnh đó, tỷ lệ HS yếu kém tuy có giảm từng năm nhưng vẫn còn nhiều. Đây là một báo động về sự mất cân đối giữa chất lượng HS giỏi với chất lượng giáo dục HS đại trà. Ngành giáo dục huyện cần có biện pháp phù hợp để nâng cao chất lượng giáo dục HS đại trà. Bởi vì những HS có học lực yếu kém thường đi kèm với ý thức, đạo đức kém.

2.1.3.3. Về đội ngũ cán bộ quản lý:

Bảng 2.4. Bảng cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý ở các trường trung học cơ sở

TT Năm học SL Đảng viên Trình độ chuyên môn Cao đẳng Đại học Thạc sỹ 1 2017-2018 13 13 3 19 01 2 2018-2019 13 13 3 19 01 3 2019 - 2020 12 13 2 19 01

Nguồn: Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Tây Giang, 2019

Số liệu cho thấy: 100% CBQL đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo, hầu hết là đảng viên và đã qua lớp bồi dưỡng về QLGD, đặc biệt đã có những nhà QLGD có trình độ Thạc sỹ. Đây là một thuận lợi cho công tác quản lý nhà trường nói chung và quản lý dạy học các môn học cụ thể nói riêng.

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động dạy học môn toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)