Thực trạng hoạt động dạy học môn Toán ở các trường THCS huyện Tây Giang,

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động dạy học môn toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 51 - 56)

7 .Phương pháp nghiên cứu

9. Cấu trúc của luận văn

2.3. Thực trạng hoạt động dạy học môn Toán ở các trường THCS huyện Tây Giang,

Giang, tỉnh Quảng Nam

2.3.1. Đánh giá của CBQL, GV và HS về hoạt động dạy học môn Toán ở các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam

Nhận thức và đánh giá đúng tầm quan trọng của quá trình dạy học môn Toán cho HS trường THCS Tây Giang theo tiếp cận năng lực là nền tảng cơ bản để tiến hành công tác kiểm tra, đánh giá HS. Kết quả đánh giá của CBQL, GV về vị trí, vai trò của dạy học môn Toán hiện nay được thể hiện qua biểu đồ sau (Biểu đồ 2.1.)

Kết quả khảo sát cho thấy: Tỷ lệ CBQL, GV khẳng định vị trí, vai trò của quá trình dạy học môn Toán là rất cần thiết và cần thiết với tỷ lệ (100% CB, GV và 83.3HS). Tuy vậy, vẫn có (16,7% HS) đánh giá vị trí, vai trò của dạy học môn Toán là bình thường.

72.7 27.3 0.0 0.0 66.7 16.7 16.7 0.0 0.0 10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 60.0 70.0 80.0

Rất quan trọng Quan trọng Bình thường Không quan trọng CB, GV HS

Biểu đồ 2.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV và HS về dạy học môn Toán

Có thể thấy: Tỷ lệ số người được hỏi phần lớn xác định đúng về hoạt động này, chứng tỏ công tác tuyên truyền, bồi dưỡng nhận thức về HĐDH môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS ở các trường THCS huyện Tây Giang đã được tuyên truyền, phổ biến một cách rộng rãi trong đội ngũ nhà giáo và HS.Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận nhỏ CB, GV còn chưa chắc chắn về quá trình dạy học môn Toán. Điều đó cho thấy, trong thời gian tới để thực hiện dạy học môn Toán cần tuyên truyền sâu rộng vai trò, ý nghĩa của vị trí, vai trò của dạy học môn Toán không chỉ cho CB, GV mà còn cho HS và thành viên tham gia vào quá trình giáo dục và dạy học.

2.3.2. Thực trạng xây dựng mục tiêu dạy học môn Toán ở các trường THCS huyện Tây Giang tỉnh Quảng Nam theo định hướng phát triển năng lực huyện Tây Giang tỉnh Quảng Nam theo định hướng phát triển năng lực

Mục tiêu là kết quả dự kiến cần đạt. Thực trạng mục tiêu mục tiêu dạy học môn Toán ở các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam theo định hướng phát triển năng lực hiện nay đã đạt các mục tiêu dạy học như thế nào? Chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng và kết quả thu được trình bày ở bảng số liệu sau:

Bảng 2.5. Thực trạng xây dựng mục tiêu dạy học môn Toán ở các trường THCS huyện Tây Giangtỉnh Quảng Nam theo định hướng phát triển năng lực HS.

Nội dung CBQL, GV HS Chung

X TB X TB X TB

Môn Toán ở trường THCS góp phần phát triển năng lực toán học

1.93 5 2.08 2 2.01 6

Góp phần phát triển năng lực trí tuệ chung như phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa, rèn luyện những đức tính cẩn thận, chính xác, tính kỉ luật, tính phê phán, tính sáng tạo, bồi dưỡng óc thẩm mĩ..

2.70 1 2.47 2 2.59 1

Hình thành và rèn luyện các kĩ năng: tính toán, sử dụng bảng số, máy tính bỏ túi, thực hiện các phép biến đổi biểu thức, giải phương trình và bất phương trình bậc nhất một ẩn

2.32 3 2.54 1 2.43 2

Rèn luyện khả năng suy luận hợp lý và hợp lôgic, khả năng quan sát, dự đoán, phát triển trí tưởng tượng không gian

2.11 4 2.07 4 2.09 5

Rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ chính xác, bồi dưỡng các phẩm chất tư duy như linh hoạt, độc lập và sáng tạo.

2.50 1 2.31 3 2.41 4

Đạt được kiến thức, kỹ năng biết, hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá môn Toán vào thực tiễn, và giải bài tập

Với 6 mục tiêu cơ bản trong mục tiêu mục tiêu dạy học môn Toán ở các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam theo định hướng phát triển năng lực được đánh giá đạt mức trung bình khá. Mức độ thực hiện của các nội dung đạt với điểm trung bình từ 2.09 đến 2.59 (Min=1, Max=4).

Mục tiêu được đánh giá cao nhất là “Góp phần phát triển năng lực trí tuệ chung như phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa, rèn luyện những đức tính cẩn thận, chính xác, tính kỉ luật, tính phê phán, tính sáng tạo, bồi dưỡng óc thẩm mĩ..” có

X=2.59 và “Hình thành và rèn luyện các kĩ năng: tính toán, sử dụng bảng số, máy tính bỏ túi, thực hiện các phép biến đổi biểu thức, giải phương trình và bất phương trình bậc nhất một ẩn” có X=2.43, sau đó là nội dung “Rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ chính xác, bồi dưỡng các phẩm chất tư duy như linh hoạt, độc lập và sáng tạo. Bước đầu hình thành thói quen tự học, diễn đạt chính xác ý tưởng của mình và hiểu được ý tưởng của người khác” có X=2.42

Bên cạnh đó, những nội dung “Môn Toán ở trường THCS còn góp phần phát triển năng lực toán học; Rèn luyện khả năng suy luận hợp lý và hợp lôgic, khả năng quan sát, dự đoán, phát triển trí tưởng tượng không gian; Rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ chính xác, bồi dưỡng các phẩm chất tư duy như linh hoạt, độc lập và sáng tạo” không được đánh giá cao.

Kết quả khảo sát về mặt nhận thức của đội ngũ CB, GV và HS cho thấy: các đối tượng đã đánh giá đúng vai trò của dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực, trong đó những điểm vượt trội của hướng này là giúp HS tự tìm ra các phương pháp học tập nói chung và môn Toán nói riêng, HS biết tích hợp liên môn để giải quyết cũng như tìm cách giải các môn, giúp HS chủ động, sáng tạo hơn trong học tập. Tuy nhiên, các yếu tố như góp phần phát triển trí tuệ và khả năng suy luận Toán học chưa được đối tượng nhận thức đầy đủ.

Lý giải điều này có thể do dạy học theo hướng phát triển năng lực người học là hoạt động mới được phát triển và chủ trương mới của các cấp, các ngành. Thực trạng cho thấy, lãnh đạo nhà trường cần phải tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, thúc đầy cũng như tổ chức sâu rộng các hoạt động dạy học để phát triển năng lực cho người học từ khâu soạn bài, lên lớp đến tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá.

2.2.3. Thực trạng thực hiện nội dung dạy học môn Toán ở các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam theo định hướng phát triển năng lực. huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam theo định hướng phát triển năng lực.

Thực hiện nội dung chương trình giảng dạy là vấn đề cần thiết để đảm bảo truyền tải nội dung kiến thức cho HS, đặc biệt thực hiện đúng chương trình, nội dung theo yêu cầu của Bộ GD – ĐT được quy định. Kết quả mức độ thực hiện nội dung dạy học môn Toán như sau:

Bảng 2.6. Kết quả khảo sát về thực trạng thực hiện nội dung dạy học môn Toán ở các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam

TT Nội dung dạy học

Mức độ thực hiện X Thứ bậc Kém Trung bình Khá Tốt SL % SL % SL % SL % 1

Nội dung chương trình môn Toán đảm bảo cơ bản, tinh giản, thiết thực và cập nhật với sự phát triển của khoa học - công nghệ, kĩ thuật – xã hội

17 20.0 28 33.3 37 43.3 3 3.3 2.30 4

2

Nội dung dựa trên cơ sở một chương trình chuẩn và đảm bảo tính phổ thông, toàn diện, hướng nghiệp

17 20.0 20 23.3 28 33.3 20 23.3 2.60 1

3

Giảm tính lý thuyết hàn lâm, kinh viện, giảm nhẹ yêu cầu về tuyệt đối chính xác khoa hoc, cầu toàn trong quá trình hình thành khái niệm mới và khó.

31 36.7 28 33.3 20 23.3 6 6.7 2.00 5

4

Tăng tính thực tiễn, thực hành, hình thành khái niệm thông qua sử dụng thiết bị dạy học một cách hợp lý.

23 26.7 20 23.3 20 23.3 23 26.7 2.50 2

5

Đảm bảo vừa sức, khả thi. Thực hiện được yêu cầu về giảm tải: tích hợp các nội dung phù hợp, lược bỏ nội dung trùng nhau.

20 23.3 28 33.3 20 23.3 17 20 2.40 3

Nội dung dạy học môn Toán theo hướng phát triển năng lực GV thực hiện có ưu điểm nhất là “Nội dung dựa trên cơ sở một chương trình chuẩn và đảm bảo tính phổ thông, toàn diện, hướng nghiệp” có điểm trung bình X 2.60. Chương trình giảng dạy là văn bản pháp quy do Bộ GD&ĐT ban hành. Trong thời gian qua, Lãnh đạo nhà trường đã chỉ đạo đội ngũ GV thực hiện việc dạy đủ chương trình môn học, đúng quy định từng tiết. theo quy định, dạy đủ số tiết, tuần, môn học. Có thể thấy, đặc điểm của môn Toán là đòi hỏi tính chính xác cao, tính khoa học, suy luận chặt chẽ hợp logic nên việc dạy môn Toán cần phải đảm bảo dạy đúng và đầy đủ kiến thức cơ bản, phổ thông trong phân phối chương trình là điều rất cần thiết để rèn cho HS tư duy môn toán.

hình thành khái niệm thông qua sử dụng thiết bị dạy học một cách hợp lý.”. Quan sát hoạt động dạy học trong nhà trường cho thấy, nhà trường thường xuyên sử dụng đồ dùng dạy học nhằm giúp GV tự lực tìm kiếm tri thức, vận dụng, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo thực hành và sử dụng các dụng cụ và máy móc khác nhau; góp phần giáo dục thái độ và văn hoá lao động. Đặc biệt, GV xác định rõ đề tài, mục đích, yêu cầu đồ dùng dạy học; xác định rõ công cụ và các thiết bị cần thiết; giới thiệu cho HS biết cách sử dụng các công cụ thí nghiệm, các nguyên tắc bảo đảm an toàn khi sử dụng các vật thí nghiệm và khi làm thí nghiệm, các vấn đề bảo quản và tiết kiệm nguyên vật liệu…; phân chia HS thành từng nhóm khi cần thiết; hướng dẫn HS ghi chép, quan sát, vẽ hình; theo dõi HS để kịp thời điều chỉnh; hướng dẫn HS viết báo cáo tổng kết kết quả thí nghiệm.

Xếp thứ 3 với điểm trung bình X = 2.40 là “Đảm bảo vừa sức, khả thi. Thực hiện được yêu cầu về giảm tải: tích hợp các nội dung phù hợp, lược bỏ nội dung trùng nhau”. Qua đó chứng tỏ nội dung dạy học của GV ở các trường đã có sự phân hóa sao cho phù hợp với các đối tượng HS. Dạy học theo hướng phát triển năng lực người học cần phải có sự phân hóa nội dung phù hợp với các đối tượng HS, để từ đó chọn lựa nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức dạy sao cho phù hợp với đặc điểm của từng HS.

Bên cạnh đó, nội dung: “Nội dung chương trình môn Toán đảm bảo cơ bản, tinh giản, thiết thực và cập nhật với sự phát triển của khoa học - công nghệ, kĩ thuật – xã hội và Giảm tính lý thuyết hàn lâm, kinh viện, giảm nhẹ yêu cầu về tuyệt đối chính xác khoa hoc, cầu toàn trong quá trình hình thành khái niệm mới và khó” chưa được đáp ứng như kỳ vọng.

Kết quả khảo sát cho thấy, mức độ nội dung dạy học môn Toán theo hướng phát triển năng lực người học hiện nay đã đạt được những ưu điểm về thực hiện đúng theo khung chương trình, đảm bảo vừa sức, và tăng tính thực tiễn cho HS. Trong đó, những điểm yếu nổi cộm nhất trong hoạt động dạy môn Toán về yếu tố chưa tinh giản, nội dung còn rườm rà, kinh viện. Qua đó chứng tỏ GV Toán ở các trường trong HĐDH môn Toán theo hướng phát triển năng lực người học chưa làm tốt việc lập kế hoạch bài dạy môn Toán.

2.2.4. Thực trạng sử dụng phương pháp dạy học môn Toán ở các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam theo định hướng phát triển năng lực.

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động dạy học môn toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)