7 .Phương pháp nghiên cứu
9. Cấu trúc của luận văn
2.2.6. Thực trạng triển khai các hình thức tổ chức dạy học môn Toán ở các
Bảng 2.9. Kết quả khảo sát về thực trạng triển khai các hình thức tổ chức dạy học môn Toán ở các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam
TT Hình thức tổ chức dạy học Mức độ thực hiện X Thứ bậc Chưa bao giờ Thỉnh thoảng Thường xuyên Rất thường xuyên SL % SL % SL % SL % 1 Tổ chức dạy học cả lớp 28 33.3 17 20.0 17 20.0 23 26.7 2.4 1 2 Tổ chức dạy học theo cá nhân 40 46.7 28 33.3 17 20.0 0 0 1.73 4 3 Dạy học theo nhóm 23 26.7 23 26.7 14 16.7 23 26.7 2.37 2 4 Hình thức dạy học trải nghiệm 45 53.3 9 10.0 0 0.0 31 36.7 2.2 3
Hình thức tổ chức HĐDH môn Toán theo hướng phát triển năng lực người học được sử dụng nhiều nhất là “Tổ chức dạy học cả lớp” có điểm trung bình X đạt 2.40. Xếp thứ 2 với điểm trung bình X = 2.37 là hình thức “Dạy học theo nhóm”. Những hình thức ít được sử dụng như Tổ chức dạy học theo cá nhân; Hình thức dạy học trải nghiệm ít được GV sử dụng hơn.
Kết quả khảo sát trên cho thấy, các hình thức dạy học được GV trường THCS huyện Tây Giang sử dụng trong môn Toán là dạy học theo nhóm và cả lớp. Đây chủ yếu là những hình thức dạy học truyền thống. Còn những hình thức dạy học có ưu điểm phát triển năng lực HS như hình thức dạy học cá nhân và trải nghiệm ít được GV sử dụng. Một trong những nguyên nhân là do các trường thiếu kinh phí tổ chức các hoạt động trải nghiệm và đa số HS trong lớp đông nên tổ chức hình thức dạy học cá nhân khó thực hiện.
2.3. Thực trạng quản lý dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực ở trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam
2.3.1. Thực trạng quản lý việc xây dựng mục tiêu dạy học môn Toán ở các trường THCS huyện Tây Giang tỉnh Quảng Nam theo định hướng phát triển năng lực.
Mục tiêu, nội dung chương trình giảng dạy là văn bản pháp qui do Bộ GD- ĐT ban hành. Các nhà trường phải thực hiện nghiêm túc mà người trực tiếp thực hiện là GV. Lãnh đạo phải có các biện pháp quản lý tốt việc thực hiện chương trình của GV, dạy đủ chương trình môn học, đúng qui định từng tiết dạy. Việc quản lý chương trình dạy học phải đảm bảo: dạy đúng, đủ số môn học theo qui định; dạy đủ số tiết/tuần/môn học. Thông qua sổ báo giảng, sổ ghi đầu bài, lãnh đạo chủ động tiến hành việc kiểm tra, dự giờ để có biện pháp điều chỉnh GV thực hiện đúng, đủ chương trình. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý việc xây dựng mục tiêu dạy học môn Toán ở các trường THCS huyện Tây Giang tỉnh Quảng Nam theo định hướng phát triển năng lực cho thấy:
Bảng 2.10. Kết quả khảo sát về thực trạng quản lý việc xây dựng mục tiêu dạy học môn Toán ở các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam
TT Xây dựng mục tiêu dạy học
Mức độ thực hiện X Thứ bậc Kém Trung bình Khá Tốt SL % SL % SL % SL % 1 Hình thành cho HS nhóm năng lực làm chủ bản thân: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực quản lý đến nhóm năng lực về quan hệ xã hội: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác và nhóm năng lực công cụ
28 33.3 9 10.0 31 36.7 17 20.0 2.43 1
2
Thực hiện đánh giá trên mức độ nhận thức (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp và đánh giá) của HS đạt được qua bài làm.
40 46.7 14 16.7 11 13.3 20 23.3 2.13 5
3
Mục tiêu dạy học phải thiết thực, phù hợp và có tính khả thi với HS THCS.
26 30.0 20 23.3 23 26.7 17 20.0 2.37 2
4
Nội dung dạy học phải đảm bảo tính cân đối và toàn diện việc cung cấp kiến thức kỹ năng, kỹ xảo, tăng cường kiến thức thực tiễn, kiến thức vùng miền,..
34 40.0 17 20.0 26 30 8.5 10.0 2.10 6
5
Nội dung dạy học phải đảm bảo tính khoa học, cơ bản, hiện đại phù hợp với trình độ người học, đặc biệt đảm bảo tính vừa sức trong nhận thức của HS
26 30.0 23 26.7 23 26.7 14 16.7 2.30 3
Chỉ đạo các TTCM thống nhất nội dung chương trình giảng dạy của bộ môn và từng khối lớp trong trường
Với 5 nội dung chủ yếu mà chúng tôi nêu ra trong phiếu điều tra, các ý kiến đánh giá của CBQL, GV được thể hiện ở ba mức độ thực hiện: “Kém”, “Trung bình” và “Khá” và “Tốt” được khảo sát trên CBQL và GV của trường. Đa số ý kiến đánh giá mức độ trung bình, khá với số ĐTB từ 2.13 đến 2.43.
Nội dung được các nhà trường thực hiện đạt ưu điểm nhất có điểm trung bình X
đạt 2.43 là “Hình thành cho HS nhóm năng lực làm chủ bản thân: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực quản lý đến nhóm năng lực về quan hệ xã hội: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác và nhóm năng lực công cụ”. Đây không chỉ là chủ trương còn của Nhà nước mà cản thân lãnh đạo các trường THCS huyện Tây Giang thấm nhuần nhận thức: dạy học theo hướng phát triển năng lực người học là một tất yếu của đổi mới giáo dục hiện nay, là xu thế chung được nhiều nền giáo dục tiến bộ quan tâm vì đây là quan điểm dạy học vào người học, giúp người học phát huy được hết khả năng của mình. Mục đích của dạy học theo quan điểm dạy học theo hướng phát triển năng lực người học là nâng cao chất lượng dạy học trên cơ sở phát triển tiềm năng cá nhân và góp phần tạo nguồn nhân lực cao cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
Xếp thứ 2 với điểm trung bình X = 2.37 là nội dung Mục tiêu dạy học phải thiết thực, phù hợp và có tính khả thi với HS THCS. Thực tế cho thấy trong HĐDH, các GV dạy môn Toán luôn đảm bảo tính hệ thống, nội dung bài dạy, kiến thức mới dựa trên nền tảng kiến thức của bài dạy trước đó, có tính khoa học, hợp logic. Theo quan sát, tìm hiểu ở một số bài dạy của GV dạy Toán, tác giả nhận thấy nội dung bài dạy có tính hệ thống, khoa học, hợp lý.
Xếp thứ 3 với điểm trung bình X = 2.30 là nội dung Nội dung dạy học phải đảm bảo tính khoa học, cơ bản, hiện đại phù hợp với trình độ người học, đặc biệt đảm bảo tính vừa sức trong nhận thức của HS.
Bên cạnh đó, 2 hai nội dung thực hiện chưa được chú trọng là: Thực hiện đánh giá trên mức độ nhận thức (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp và đánh giá) của HS đạt được qua bài làm; Nội dung dạy học phải đảm bảo tính cân đối và toàn diện việc cung cấp kiến thức kỹ năng, kỹ xảo, tăng cường kiến thức thực tiễn, kiến thức vùng miền.
Thực tế cho thấy, trong những năm qua được sự qua tâm của Sở GD&ĐT, của các cơ quan ban ngành trong huyện đã trang bị cơ sở vật chất nhất định cho hoạt động giáo dục của nhà trường nói chung và HĐDH môn Toán nói riêng. Tuy nhiên để đáp ứng mục tiêu dạy học, lãnh đạo các trường cần thiết nâng cao nhận thức cho toàn thể GV, HS và bồi dưỡng GV cách thức xây dựng giáo án, chuẩn bị bài lên lớp, soạn đề kiểm tra...theo hướng phát triển năng lực HS.
2.3.2. Thực trạng quản lý thực hiện nội dung dạy học môn Toán ở các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam theo định hướng phát triển năng lực.
Chương trình dạy học môn Toán phải thực sự là một kế hoạch hành động sư phạm kết nối mục tiêu giáo dục với các lĩnh vực nội dung, phương pháp, PTDH, tiến trình giờ học (tổ chức giờ học) và cách thức đánh giá kết quả học tập của HS. Nội dung dạy học cần dựa trên cơ sở một chương trình chuẩn, đảm bảo tính phổ thông, toàn diện, hướng nghiệp. Đồng thời nội dung dạy học môn Toán ở trường THCS phải cơ bản, tinh giản, thiết thực và cập nhật với sự phát triển của khoa học - công nghệ, kĩ thuật – xã hội.
Bảng 2.11. Kết quả khảo sát về thực trạng quản lý thực hiện nội dung dạy học môn Toán ở các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam
TT Nội dung dạy học
Mức độ thực hiện X Thứ bậc Kém Trung bình Khá Tốt SL % SL % SL % SL % 1 Chỉ đạo thực hiện tích hợp giữa môn Toán và các bộ môn khác 20 23.3 28 33.3 23 26.7 9 10.0 2.10 2 2 Tổ chức những buổi thảo luận về kỹ thuật dạy môn Toán, chương trình dạy học và phương pháp dạy học liên môn, tích cực hóa người học…. 28 33.3 34 40 11 13.3 11 13.3 2.06 3 3
Phân loại HS để phân công GV giảng dạy phù hợp như HS giỏi, khá, trung bình, kém trong đó có GV dạy HS các môn để tuyển chọn thi huyện, tỉnh, quốc gia 28 33.3 6 7.06 2 2.35 48 56.5 2.80 1 4 Tổ chức, phân công GV cần đánh giá khối lượng công việc của
TT Nội dung dạy học Mức độ thực hiện X Thứ bậc Kém Trung bình Khá Tốt SL % SL % SL % SL % từng GV như số lớp cần dạy, số GV, số tiết/buổi 5
Quán triệt các năng lực cần hình thành cho HS trong môn học ở qua các khối lớp 23 26.7 28 33.3 17 20 7 8.2 1.86 7 6 Tổ chức cho GV, TCM rà soát đánh giá chương trình dạy học cũ và chương trình dạy học phát triển năng lực HS 23 26.7 26 30 9 30 18 21.2 2.03 4 7
Bồi dưỡng nghiệp vụ, năng lực cho GV về phương pháp tiến hành và cách soạn bài theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo 32 37.6 32 37.6 13 15.2 8 9.4 1.96 6 8 Góp ý nội dung và phương pháp soạn bài, việc sử dụng các phương tiện dạy học
49 57.6 22 25.9 0 14 16.5 1.75 8
Kết quả khảo sát về thực trạng quản lý thực hiện nội dung dạy học môn Toán ở các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam theo định hướng phát triển năng lực được đánh giá mức độ trung bình, khá với ĐTB từ 1.75 đến 2.80. Nội dung thực hiện có ưu điểm nhất nhất là “Phân loại HS để phân công GV giảng dạy phù hợp như HS giỏi, khá, trung bình, kém trong đó có GV dạy HS các môn để tuyển chọn thi huyện, tỉnh, quốc gia” có điểm trung bình X đạt 2.80. Qua tìm hiểu, quan sát thực tế vào đầu năm học, các trường đều có phổ biến, tổ chức học tập, thảo luận về kế hoạch, chương trình môn Toán cho các khố, lớp. Trong đó, phổ biến cho GV dạy Toán về
phân phối chương trình môn Toán ở các mạch nội dung quan trọng, bao phủ toàn bộ nội dung chương trình như toán, đại số, hình thức và phân loại HS để tổ chức dạy học phân hóa – là điểm cốt lõi của dạy học theo phát triển năng lực. Công việc này sẽ giúp cho GV thực hiện đúng chương trình, kế hoạch dạy học môn Toán và quản lý kế hoạch, chương trình dạy học môn Toán đạt hiệu quả cao.
Xếp thứ 2 với điểm trung bình X = 2.10 là “Chỉ đạo thực hiện tích hợp giữa môn Toán và các bộ môn khác”. Trong thời gian qua dưới sự chỉ đạo của Phòng GD&ĐT huyện Tây Giang, các trường đã tổ chức dạy học tích hợp liên môn như tích hợp môn Toán với các môn Khoa học tự nhiên. Mục đích là giúp HS củng cố thêm những hiểu biết của mình ở nhiều môn học khác và biết đặt các khái niệm đã học trong từng môn học cũng như giữa các môn học khác nhau, có như vậy thì các em mới thực sự làm chủ được kiến thức. Chẳng hạn như, liên quan đến kiến thức về tính diện tích, chu vi hình học ở môn Toán; hoặc kiến thức về các loại phân vô cơ, hữu cơ trong môn Hóa học; sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng ở môn Sinh học, thì GV có thể tổ chức cho các em tham gia hoạt động trải nghiệm sáng tạo bằng việc cho các nhập vai như những người nông dân thực sự. Xếp thứ 3 với điểm trung bình X = 2.06 là “Tổ chức những buổi thảo luận về kỹ thuật dạy môn Toán, chương trình dạy học và phương pháp dạy học liên môn, tích cực hóa người học….”.
Bên cạnh đó, một số nội dung ít được chú trọng như: Bồi dưỡng nghiệp vụ, năng lực cho GV về phương pháp tiến hành và cách soạn bài theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo; Góp ý nội dung và phương pháp soạn bài, việc sử dụng các phương tiện dạy học; Quán triệt các năng lực cần hình thành cho HS trong môn học ở qua các khối lớp.
Có thể thấy, quản lý chương trình dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS là một công việc không hề dễ, đòi hỏi cần phải huy động các lực lượng giáo dục trong nhà trường, phân công theo dõi nắm tình hình thực hiện chương trình, kế hoạch hàng tuần, tháng thông qua kiểm tra lịch báo giảng, sổ đầu bài, dự giờ, sử dụng thời khóa biểu đặc biệt xác định nội dung cốt lõi của HĐDH theo hướng phát triển năng lực HS. Kết quả khảo sát tại các trưởng THCS huyện Tây Giang cho thấy, quản lý nội dung dạy học môn Toán đã đạt được một số ưu điểm nhất định tuy nhiên còn hạn chế về xác định cho HS những kỹ năng môn học đặc biệt vận dụng các kỹ năng môn Toán vào cuộc sống.
2.3.3. Thực trạng quản lý sử dụng phương pháp dạy học môn Toán ở các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam theo định hướng phát triển năng