Quản lý thực hiện nộidung dạy học môn Toán theo hướngphát triểnnăng

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động dạy học môn toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 33 - 35)

7 .Phương pháp nghiên cứu

9. Cấu trúc của luận văn

1.4. Nộidung quản lý hoạt động dạy học môn Toán theođịnh hướngphát triểnnăng

1.4.2. Quản lý thực hiện nộidung dạy học môn Toán theo hướngphát triểnnăng

Từ mục tiêu quản lý, Hiệu trưởng cần xây dựng các tiêu chí, nhiệm vụ thực hiện. Trong đó, xây dựng kế hoạch thực hiện kế hoạch dạy học môn Toán bằng cách:

1.4.2. Quản lý thực hiện nội dung dạy học môn Toán theo hướng phát triển năng lực năng lực

- Xây dựng nội dung, chương trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực của HS:

Đảm bảo nội dung tinh giản, chú trọng tính ứng dụng: Bảo đảm tính chỉnh thể, thống nhất và phát triển liên tục từ lớp 6 đến lớp 9. Đảm bảo về chương trình môn Toán bao gồm ba mạch kiến thức: Số và Đại số; Hình học và Đo lường; Thống kê và Xác suất.

Trong chương trình môn Toán có chứa đựng các nội dung, chủ đề liên quan hoặc các kiến thức toán học được khai thác, sử dụng trong các môn học khác như Vật lý, Hoá học, Sinh học, Địa lý, Tin học, Công nghệ,... Điều này mang lại hiệu quả với các bộ môn, vừa góp phần củng cố kiến thức môn Toán, góp phần rèn luyện cho HS năng lực vận dụng toán học vào thực tiễn.

Xây dựng nội dung dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực bao gồm các giai đoạn:

Giai đoạn giáo dục cơ bản: giúp HS nắm được một cách có hệ thống các khái niệm, nguyên lý, quy tắc toán học cần thiết nhất cho tất cả mọi người, làm nền tảng cho việc học tập ở các trình độ học tập tiếp theo hoặc có thể sử dụng trong cuộc sống hằng ngày.

Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp: giúp HS có cái nhìn tương đối tổng quát về Toán học, hiểu được vai trò và những ứng dụng của Toán học trong đời sống thực tế, những ngành nghề có liên quan đến toán học để HS có cơ sở định hướng nghề nghiệp sau này, cũng như có đủ năng lực tối thiểu để tự mình tìm hiểu những vấn đề có liên quan đến toán học trong suốt cuộc đời.

Bên cạnh nội dung giáo dục cốt lõi, trong mỗi năm, những HS có định hướng khoa học tự nhiên và công nghệ được chọn học một số chuyên đề. Các chuyên đề này nhằm tăng cường kiến thức về Toán học, kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đáp ứng sở thích, nhu cầu và định hướng nghề nghiệp của HS.

Đảm bảo nội dung tinh giản, chú trọng tính ứng dụng: Chương trình môn Toán được xây dựng trên cơ sở quán triệt quan điểm nội dung phải tinh giản, chú trọng tính ứng dụng thiết thực, gắn kết với đời sống thực tế hay các môn học khác, đặc biệt với

các môn học thuộc lĩnh vực giáo dục STEM, gắn với xu hướng phát triển hiện đại của kinh tế, khoa học, đời sống xã hội và những vấn đề cấp thiết có tính toàn cầu (như biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, giáo dục tài chính,...).

Bảo đảm tính chỉnh thể, thống nhất và phát triển liên tục từ lớp 6 đến lớp 9. Có thể hình dung chương trình được thiết kế theo mô hình gồm hai nhánh song song liên kết chặt chẽ với nhau, một nhánh mô tả sự phát triển của các mạch nội dung kiến thức cốt lõi và một nhánh mô tả sự phát triển của năng lực, phẩm chất của HS.

Tăng cường các hoạt động trải nghiệm trong môn toán cũng sẽ tạo cơ hội giúp học sinh vận dụng một cách tổng hợp kiến thức, kỹ năng và những kinh nghiệm của bản thân vào thực tiễn cuộc sống một cách sáng tạo.

- Từ việc xây dựng, nội dung chương trình dạy học. Hiệu trưởng tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho GV về cách thức soạn giáo án, xây dựng kế hoạch dạy học, tổ chức kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực HS: Phát huy tinh thần tự học, tự bồi dưỡng của HS. Không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn bằng cách tự học, tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, các lớp bồi dưỡng CBQL, lớp cử nhân, cao học quản lý để hiểu nguyên tắc, cấu tạo chương trình của từng môn học, phạm vi kiến thức của môn học, những phương pháp và hình thức dạy học đặc trưng của bộ môn, những kiến thức đã được đổi mới trong chương trình, SGK, PPDH bộ môn theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT để từ đó có kế hoạch chuẩn bị nhưng phương tiện DH phù hợp, giúp cho việc kiểm tra, đánh giá HĐDH của GV chính xác hơn.

- Chỉ đạo tổ chuyên môn thảo luận, bàn bạc về những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giảng dạy trong năm học trước và những vấn đề đổi mới chương trình, SGK, PPDH trong dạy học truyền thống và dạy học phát triển năng lực để thống nhất thực hiện trong năm học.

- Thực hiện nghiêm túc triển khai các mặt hoạt động dạy học theo yêu cầu của Bộ, Sở, Phòng GD&ĐT, kế hoạch của nhà trường. Tuy nhiên cần ch ý đảm bảo cân đối các hoạt động trong năm theo tình hình đặc trưng của nhà trường để GV thực hiện hết chương trình dạy học.

- Theo dõi nắm tình hình thực hiện chương trình, nội dung thông qua: Sổ đầu bài, sổ báo giảng, sinh hoạt chuyên môn, qua tổ trưởng hoặc nhóm trưởng chuyên môn.

- Tổ chức triển khai, áp dụng các nội dung, phương pháp, hình thức dạy học nhằm phát triển năng lực HS đến với toàn thể GV, HS trong nhà trường.

- Tổ chức thực hiện, phân bổ các nguồn lực để thực hiện dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS như xây dựng đội ngũ GV cốt cán, GV giỏi, đảm bảo về tài chính, cơ sở vật chất và chính sách động viên, khen thưởng GV có thành tích trong triển khai các nội dung, hình thức, phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực HS

- Xử lý sự cố (nếu có) làm ảnh hưởng đến việc thực hiện chương trình, đảm bảo chương trình không bị cắt xén.

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động dạy học môn toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)