Phương pháp khảo nghiệm

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động dạy học môn toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 99 - 137)

7 .Phương pháp nghiên cứu

9. Cấu trúc của luận văn

3.4. Khảo nghiệm tính khả thi và tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất

3.4.4. Phương pháp khảo nghiệm

Sử dụng phiếu hỏi để lấy ý kiến đánh giá về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất.

Tiêu chí đánh giá trên 4 mức độ, cụ thể là:

1. Không cần thiết/không khả thi; 2.Ít cần thiết/ít khả thi;

3. Cần thiết/khả thi; 4, Rất cần thiết/rất khả thi

Kết quả đánh giá dựa trên điểm trung bình, từng tiêu chí được xếp theo mức độ: - Mức 1: Không cần thiết/không khả thi với mức độ 1.00≤ X ≤1.75

- Mức 2: Ít cần thiết/ít khả thi với mức độ 1.76≤X≤2.50

- Mức 3: Cần thiết/khả thi với 2.51≤ X ≤3.25.

- Mức 4: Rất cần thiết/rất khả thi với 3.26≤X≤4,0.

3.4.5. Kết quả khảo nghiệm

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp quản lý

TT Biện pháp Mức độ cấp thiết X Thứ bậc KCT ICT CT RCT SL % SL % SL % SL % 1

Lập kế hoạch triển khai hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực ở các trường THCS huyện Tây Giang

0 33 38.9 14 16.7 38 44.4 3.06 6

2

Tăng cường hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ GV Toán theo hướng đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học

0 12 13.9 14 16.7 59 69.4 3.56 1

3

Chỉ đạo đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn tăng cường hoạt động thiết kế bài dạy theo định hướng phát triển năng lực HS

0 35 41.7 2 2.8 47 55.6 3.14 5

4

Quản lý việc khai thác và sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin

0 12 13.9 28 33.3 45 52.8 3.39 2

5

Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học theođịnh hướng phát triển năng lực HS nhằm nâng cao chất lượng dạy học

0 26 30.6 9 11.1 50 58.3 3.28 4

6

Đổi mới công tác thi đua, khen thưởng nhằm phát huy trách nhiệm và sự sáng tạo trong dạy học môn Toán

Biểu đồ 3.2. Tính cấp thiết của các biện pháp

Qua kết quả khảo sát cho thấy cả 6 biện pháp đều được đánh giá ở mức độ cấp thiết cao, không có biện pháp nào được đánh giá là không cấp thiết. Điểm đánh giá trung bình của cả 6 biện pháp từ 3.06 đến 3.56.

Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp

TT Biện pháp Mức độ khả thi X Thứ bậc KKT IKT KT RKT SL % SL % SL % SL % 1

Lập kế hoạch triển khai hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực ở các trường THCS huyện Tây Giang

19 22.2 9 11.1 54 63.9 3.33 2

2

Tăng cường hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ GV Toán theo hướng đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học

0 5 5.6 33 38.9 47 55.6 3.5 1

3

Chỉ đạo đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn tăng cường hoạt động thiết kế bài dạy theo định hướng phát triển năng lực HS

TT Biện pháp Mức độ khả thi X Thứ bậc KKT IKT KT RKT SL % SL % SL % SL % 4

Quản lý việc khai thác và sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin

0 35 41.7 26 30.6 24 27.8 2.86 5

5

Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học theođịnh hướng phát triển năng lực HS nhằm nâng cao chất lượng dạy học

0 24 27.8 35 41.7 26 30.6 3.03 3

6

Đổi mới công tác thi đua, khen thưởng nhằm phát huy trách nhiệm và sự sáng tạo trong dạy học môn Toán

0 47 55.6 5 5.6 33 38.9 2.83 6

Biểu đồ 3.3. Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp

Qua kết quả khảo sát cho thấy cả 6 biện pháp đều được đánh giá ở mức độ khả thi cao, không có biện pháp nào được đánh giá là không khả thi. Điểm đánh giá trung bình của cả 6 biện pháp với ĐTB từ 2.86 đến 3.50.

Bảng 3.3. Tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp TT Tên biện pháp Tính cấp thiết Tính khả thi X TB X TB 1

Lập kế hoạch triển khai hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực ở các trường THCS huyện Tây Giang

3.06 6 3.33 2

2

Tăng cường hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ GV Toán theo hướng đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học

3.56 1 3.50 1

3

Chỉ đạo đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn tăng cường hoạt động thiết kế bài dạy theo định hướng phát triển năng lực HS

3.14 5 2.92 4

4 Quản lý việc khai thác và sử dụng có hiệu quả thiết bị

dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin 3.39 2 2.86 5

5

Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học theođịnh hướng phát triển năng lực HS nhằm nâng cao chất lượng dạy học

3.28 4 3.03 3

6 Đổi mới công tác thi đua, khen thưởng nhằm phát huy

trách nhiệm và sự sáng tạo trong dạy học môn Toán 3.33 3 2.83 6 Như vậy những biện pháp tác giả nêu trên rất phù hợp với tình hình quản lý HĐDH môn Toán theo hướng phát triển năng lực HS tại các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. Việc đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý HĐ DH môn Toán theo hướng phát triển năng lực HS tại các THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam là hết sức cần thiết, nhằm khắc phục những hạn chế và những bất cập trong công tác quản lý HĐDH môn Toán theo hướng phát triển năng lực HS tại các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. Với kết quả thu được qua phiếu khảo sát chứng tỏ hệ thống các biện pháp mà tác giả đề xuất là phù hợp và có khả năng thực hiện cao. Tuy nhiên để nhóm các biện pháp đó thực sự là những cách làm mới có hiệu quả đối với nâng cao hiệu quả quản lý, cần phải có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với các cơ quan hữu quan, tạo nên sự đồng bộ và thống nhất trong quá trình thực hiện các biện pháp.

Tiều kết chương 3

Dựa trên cơ sở lý luận và hạn chế thực trạng HĐDH môn Toán theo hướng phát triển năng lực HS tại các THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam và quản lý HĐDH môn Toán theo hướng phát triển năng lực HS tại các THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, đề tài đề ra một số biện pháp quản lý.

Các biện pháp đưa ra đều tập trung vào việc xử lí những khó khăn nảy sinh từ thực tiễn công tác quản lý, những mâu thuẫn giữa yêu cầu cao của mục đích biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo hướng đổi mới giáo dục với thực trạng còn hạn chế.

Qua kết quả điều tra khảo nghiệm cho thấy cả 06 biện pháp đều khả thi và cấp thiết đối với việc quản lý biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo theo hướng đổi mới giáo dục.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Qua kết quả nghiên cứu đề tài “Quản lí hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực ở các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam”, tác giả đi đến một số kết luận sau:

1.1. Về lý luận

Trên cơ sở kế thừa và hệ thống, luận văn đã nghiên cứu đầy đủ, lôgic và có hệ thống lý luận khoa học quản lý, lý luận khoa học QLGD, lý luận quản lý nhà trường, dạy học…. Đồng thời tập trung nghiên cứu sâu về vấn đề lý luận về nội dung quản lý dạy học môn Toán trong trường THCS theo định hướng phát triển năng lực HS làm cơ sở khoa học cho việc phân tích, đánh giá thực trạng công tác tổ chức, quản lý HĐ DH môn Toán theo định hướng phát triển năng lực người học tại các trường THCS huyện Tây Giang.

1.2. Về thực trạng

Luận văn đã đi sâu khảo sát trung thực, phân tích, đánh giá đúng, khoa học khách quan và nêu lên bức tranh toàn cảnh về thực trạng quản lý HĐDH môn Toán theo định hướng phát triển năng lực người học tại các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam hiện nay. Công tác quản lý HĐDH môn Toán theo định hướng phát triển năng lực người học tại các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam hiện nay đã đạt được ưu điểm nhất định về mục tiêu dạy học, nội dung cũng như cách thức kiểm tra, đánh giá…. Tuy nhiên, kết quả thực trạng cho thấy công tác quản lý HĐDH môn Toán theo định hướng phát triển năng lực người học tại các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam còn nhiều hạn chế, bấp cập về quản lý soạn bài, lập kế hoạch, nhận thức, năng lực dạy học đặc biệt cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học còn hạn chế...của một số GV còn hạn chế.

1.3. Biện pháp đề xuất

Dựa trên cơ sở lý luận và thực trạng, tác giả mạnh dạn để ra 6 biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý HĐDH môn Toán theo định hướng phát triển năng lực người học tại các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam hiện nay

Những biện pháp quản HĐDH môn Toán theo định hướng phát triển năng lực người học tại các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam được trình bày trong đề tài đều đã được khảo nghiệm và đã được cho rằng là cần thiết và có tính khả thi cao với ĐTB tính cần thiết được đánh giá với ĐTB từ 3.06 đến 3.56 và với ĐTB tính khả thi được đánh giá với ĐTB từ 2.83 đếm 3.50.

2. Khuyến nghị

2.1. Với Bộ GD&ĐT

Tăng cường nghiên cứu, phổ biến ứng dụng các thành tựu về khoa học giáo dục, chỉ đạo đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo theo hướng phát huy tính tích

cực chủ động, sáng tạo của người dạy và người học bằng cách áp dụng các xu hướng, phương pháp tiên tiến hiện đại vào quy trình dạy học.

Đề xuất, điều chỉnh và ban hành các chính sách, các quy phạm giáo dục-đào tạo cho phù hợp với tình hình mới; đưa hệ thống phương pháp giảng dạy, học tập mới vào nội dung chương trình đào tạo của các trường sư phạm.

Nghiên cứu, biên soạn khung chương trình mới sao cho có tính linh hoạt cao, trong đó phải giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về chất lượng dạy học đến tận từng GV. Đồng thời phải tính đến các yếu tố như : môi trường giáo dục, tính vùng miền, mặt bằng về trình độ nhận thức của HS, của các bậc phụ huynh…để có các bộ SGK phù hợp với từng đối tượng người học.

2.2. Đối với UBND tỉnh Quảng Nam

Đánh giá lại thực trạng đội ngũ CBQL, đội ngũ GV, trên cơ sở đó có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại đội ngũ CBQL và GV.

Xây dựng chính sách đãi ngộ thoả đáng nhằm thu hút những GV giỏi, có tâm huyết chấp nhận ở lại phục vụ ở các trường có điều kiện kinh tế – xã hội còn khó khăn của địa phương.

Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục để huy động toàn dân tham gia vào giáo dục nói chung và đầu tư hỗ trợ giáo dục nói riêng. Vấn đề xã hội hoá giáo dục cần phải thể hiện rõ giáo dục là “quốc sách hàng đầu” trong những chương trình hành động của các cấp chính quyền từ địa phương trở lên.

2.3. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tây Giang

Tăng cường công tác chỉ đạo, xây dựng quy hoạch tổng thể về đội ngũ GV các cấp, đặc biệt là GV THCS vùng đặc biệt khó khăn. Có phương án đào tạo, cân đối GV, đặc biệt là GV giỏi, có nhiều kinh nghiệm giữa các trường để tránh tình trạng nơi thừa, nơi thiếu GV

Tổ chức cho CBQL các trường học tham quan học hỏi kinh nghiệm các điển hình tiên tiến về giáo dục, học tập những chuyên đề, cập nhật những kiến thức mới về quản lý trường học, trao đổi, rút kinh nghiệm trong công tác quản lý.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động giảng dạy đối với các trường học. Có cơ chế khuyến khích động viên, bồi dưỡng thoả đáng đối với GV giỏi, HS giỏi, xây dựng các điển hình trường tiên tiến.

Tăng cường tổ chức bồi dưỡng chuyên đề nhất là các chuyên đề về đổi mới PPDH, sử dụng đồ dùng và thiết bị dạy họ cho đội ngũ GV.

2.4. Với cán bộ quản lý các trường THCS huyện Tây Giang

Lãnh đạo các trường cần nắm vững đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, Luật giáo dục, các văn bản về đổi mới giáo dục hiện nay…Biết vận dụng một cách chủ động, linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của nhà trường để quản lý nhà trường một cách toàn diện, đặc biệt cần nắm vững và vận dụng linh hoạt các biện pháp quản lý, chỉ đạo HĐDH nhằm nâng cao chất lượng dạy học,

đặc biệt cần quan tâm chỉ đạo một cách tích cực việc đổi mới phương pháp.

Huy động tối đa các nguồn lực hiện có, tạo động lực thúc đẩy người dạy và người học. Đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất cũng như các phương tiện phục vụ cho hoạt động dạy và học.

Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực quản lý để lãnh đạo nhà trường hoàn thành tốt sự nghiệp giáo dục, đáp ứng được yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục và đào tạo trong công cuộc công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1].Đỗ Thị Kim Anh (2006), Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường THCS dân tộc nội trú tỉnh Tuyên Quang, ĐHSP Hà Nội.

[2].Ban Bí thư Trung ương Đảng (2004), Chỉ thị số 40-CT/TW về việc xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, Hà Nội.

[3].Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VII (1991), Nghị quyết cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Hà Nội

[4].Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Hội nghị lần thứ 2

Ban chấp hành TW Đảng khoá VIII. Hà Nội

[5].Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X (2006), Nghị quyết 25 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

[6].Ban chấp hành Trung ương Đảng (2011), Nghị quyết Đại hội lần thứ XI về Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020.

[7].Đặng Quốc Bảo, Phạm Thành Nghị (1999), Chính sách và kế hoạch trong quản lý

giáo dục, NXB GD, Hà Nội.

[8]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000), Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo đến

2020, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[9].Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Điều lệ trường THCS, THCS và trường phổ thông

có nhiều cấp học, Hà Nội.

[10]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Thông tư ban hành quy định đánh giá xếp loại

học sinh THCS, THCS, Hà Nội.

[11]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Thông tư ban hành Quy định Chuẩn hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ

thông có nhiều cấp học, Hà Nội.

[12]. Bộ Giáo dục - Đào tạo (2010), Thông tư ban hành Quy định Chuẩn nghề nghiệp

giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông, Hà Nội.

[13]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016), dự thảo Chương trình GDPT (chương trình

tổng thể).

[14]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng,

NXB Giáo dục, Hà Nội.

[15]. Nguyễn Đức Chính (2004), Kiểm định chất lượng trong giáo dục đào tạo, NXB QG, Hà Nội.

[16]. Nguyễn Văn Cường, Bernd Meier (2011), Một số vấn đề chung về đổi mới

phương pháp dạy học ở trường Trung học, NXB ĐHSP, Hà Nội.

[17]. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về quản lý giáo dục và khoa học giáo

[18]. Harold Koontz, Cyril O'Donnell, Heinz Weihrich (1998), Những vấn đề cốt yếu

của quản lý, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

[19]. Phan Văn Kha (2007), Giáo trình Quản lý nhà nước về giáo dục, NXB ĐHQG Hà Nội.

[20]. Trần Kiều (1995), “Đổi mới đánh giá, đòi hỏi bức thiết của phương pháp dạy học”, Tạp chí Giáo dục,(số 11), Hà Nội.

[21]. Trần Kiểm (2007), Tiếp cận hiện đại trong quản lý giáo dục, NXB ĐHSPHN, Hà Nội.

[22]. Trần Kiểm (2010), Khoa học tổ chức và tổ chức giáo dục, NXB ĐHSPHN, Hà Nội.

[23]. Trần Kiểm (2011), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục, NXB ĐHSPHN, Hà Nội.

[24]. Luật Giáo dục (2005) và sửa đổi bổ sung (2009), Hà Nội. [25]. Hồ Chí Minh (1997), Vấn đề về giáo dục, NXBGD, Hà Nội.

[26]. Trần Thị Tuyết Oanh (2009), Giáo trình đánh giá và đo lường kết quả học tập,

NXB ĐH SPHN, Hà Nội.

[27]. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về Quản lý giáo dục,

Trường CBQLGDTƯ, Hà Nội.

[28]. Phòng GD&ĐT huyện Tây Giang (2019), Thống kê chất lượng giáo dục học

sinh THCS, Quảng Nam.

[29]. Sách giáo khoa Toán lớp 6,7,8,9, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[30]. Nguyễn Văn Thanh (2006), Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu

trưởng các trường THCS huyện Phú Xuyên- Hà Tây, ĐHSP Hà Nội.

[31]. Nguyễn Cảnh Toàn(1997), Quá trình dạy – tự học, NXB Giáo dục, Hà Nội. [32]. Lê Đình Trung (2016), Dạy học theo định hướng hình thành và phát triển năng

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động dạy học môn toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 99 - 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)