Thực trạng quản lý cơ sở vật chất kĩ thuận phục vụ dạy học môn Toán ở

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động dạy học môn toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 67 - 70)

7 .Phương pháp nghiên cứu

9. Cấu trúc của luận văn

2.3.4. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất kĩ thuận phục vụ dạy học môn Toán ở

năng lực.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học là phương tiện hỗ trợ đắc lực cho đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường. Thiết bị dạy học có vai trò quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy và thực hiện mục tiêu của từng tiết dạy, nhiều tiết học theo nội dung chương trình nếu không có thiết bị dạy học thì sẽ không thể nào đạt được yêu cầu về chuẩn. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý phương tiện cho hoạt

động dạy môn Toán theo hướng phát triển năng lực HS thu được được ở bảng sau:

Bảng 2.13. Kết quả khảo sát về thực trạng quản lý cơ sở vật chất kĩ thuận phục vụ dạy học môn Toán ở các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam

TT Quản lý phương tiện dạy học

Mức độ thực hiện

X Thứ bậc Kém Trung

bình Khá Tốt

SL % SL % SL % SL % 1 Quản lý các phương tiện và

điều kiện dạy học 23 27.1 29 34.1 3 17 20 23.5 2.00 7 2

Lập kế hoạch trang bị, bảo quản, sử dụng học liệu, thiết bị và PTDH 13 15.3 3 3.53 27 27.2 32 37.6 2.68 1 3 Có quy định sử dụng học liệu, thiết bị, đồ dùng dạy học 12 14.1 9 10.6 27 23.0 27 31.8 2.58 2 4 Chỉ đạo nhóm/tổ bộ môn lập kế hoạch sử dụng học liệu, thiết bị, đồ dùng dạy học cho từng chương, bài

43 50.6 6 7.06 13 11.1 13 15.3 1.72 10

5

Tổ chức hướng dẫn sử dụng học liệu, thiết bị, đồ dùng dạy học

11 12.9 28 32.9 18 15.3 18 21.2 2.27 4

6 Tổ chức các cuộc thi làm, sử

dụng đồ dùng dạy học 20 23.5 17 20 19 16.2 19 22.4 2.20 5 7

Theo dõi, đánh giá việc sử dụng học liệu, thiết bị, đồ dùng dạy học

23 27.1 27 31.8 3 18.7 22 25.9 2.05 6

8

Đưa kết quả sử dụng học liệu, thiết bị, đồ dùng dạy học làm một tiêu chuẩn xếp loại thi đua GV

11 12.9 22 25.9 22 25.7 20 11.4 2.36 3

9

Tạo điều kiện để GV ứng dụng CNTT trong dạy học, HS ứng dụng CNTT để học

23 27.1 24 28.2 18 21.0 10 11.4 1.92 8 Quy định yêu cầu GV phải sử

dụng CNTT trong soạn giáo án và giảng dạy

Kết quả khảo sát được đánh giá với giá trị TB từ 1.72 đến 2.68 ở mức trung bình, khá. (Min=1, Max=4). Trong đó, những nội dung đạt hiệu quả như:

“Lập kế hoạch trang bị, bảo quản, sử dụng học liệu, thiết bị và đồ dùng dạy học” có X = 2.68 đứng cao nhất trong bảng. Sau đó là “Có quy định sử dụng học liệu, thiết bị, đồ dùng dạy học” có X = 2.58 và “Đưa kết quả sử dụng học liệu, thiết bị, đồ dùng dạy học làm một tiêu chuẩn xếp loại thi đua GV” có X = 2.36. Kết quả khảo sát chứng tỏ đa số các trường hiện nay quản lý việc chuẩn bị kế bài dạy môn Toán là rất tốt thể hiện qua việc đảm bảo đủ SGK, tài liệu dạy học, các điều kiện CSVC cho GV trong HĐDH môn Toán.

Bên cạnh đó, một số nội dung còn thực hiện hiệu quả còn thấp như: “Chỉ đạo nhóm/tổ bộ môn lập kế hoạch sử dụng học liệu, thiết bị, đồ dùng dạy học cho từng chương, bài; Quản lý các phương tiện và điều kiện dạy học; Tạo điều kiện để GV ứng dụng CNTT trong dạy học, HS ứng dụng CNTT để học; Quy định yêu cầu GV phải sử dụng CNTT trong soạn giáo án và giảng dạy”

Có thể thấy, trong thời gian qua với sự hạn chế về CSVC – TBDH gây yếu kém trong việc ứng dụng, sử dụng các phương pháp dạy học tiên tiến vào quá trình dạy học, đặc biệt theo hướng phát triển năng lực HS. Việc sử dụng các phương tiện hiện đại vào nhà trường sẽ cho phép giới thiệu những kiến thức chính xác, diễn cảm cho HS hơn, có điều kiện tối ưu hóa quá trình học tập, làm thay đổi phong cách tư duy và hành động của HS.

Từ những vấn đề nêu trên cho thấy tầm quan trọng của việc sử dụng trang thiết bị dạy học. Để làm tốt được việc này nhà trường đã làm tốt được công tác tham mưu với Phòng, Sở GD&ĐT đồng thời nhà trường đã huy động nguồn lực địa phương, tổ chức cha mẹ HS đóng góp kinh phí để bảo vệ các phòng chức năng tạo điều kiện thuận lợi để HS học tập tốt.

Phòng thư viện của nhà trường với đầu sách hạn chế, tra thông tin điện tử hầu như không có. Mặc dù thư viện nhà trường đã được nối mạng, nhưng vẫn chưa có nhân viên chuyên trách về thư viện mà chỉ có đồng chí phụ trách văn thư, vừa làm công tác thư viện. Do vậy, việc khai thác cập nhật các thông tin để đáp ứng cho nhu cầu tất cả HS và học còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng được tình hình thực tế của các nhà trường hiện nay. Vì không có chuyên môn là thư viện mà việc bảo quản toàn bộ thư viện của nhà trường mới chỉ sử dụng và khai thác khoảng 40% so với kế hoạch đề ra. Việc sử dụng thư viện, thí nghiệm phục vụ cho công tác giảng dạy chưa được tốt như mong muốn và vai trò của sử dụng đồ dùng dạy học, sử dụng thư viện với nâng cao chất lượng dạy học còn chưa thật rõ nét.

Phòng máy tính và phòng trình chiếu, là phòng được sử dụng nhiều nhất và hiệu quả nhất vì phòng máy tính được học cơ bản các GV đào tạo chính quy từ đại học sư phạm. Đây là phòng mà các GV bộ môn hầu như dạy làm tăng thêm phần hứng thú

học tập của HS do vậy nhiều khi số lượng GV đăng ký quá đông, không đáp ứng được nhu cầu giảng dạy của GV và học tập của HS.

Việc sử dụng thiết bị dạy học còn hạn chế, vì các thiết bị không đảm bảo chất lượng nên khi vận hành hay bị trục trặc, công tác chuẩn bị mất nhiều thời gian, điều này dẫn đến GV ngại sử dụng thiết bị dạy học.

Kết quả này sát với tình hình thực tiễn của các nhà trường. Trong 2 trường được khảo sát mỗi trường là có phòng học bộ môn cho môn Ngoại ngữ còn lại các môn khác là chưa có. Số lượng trang thiết bị dạy học ở các trường THCS của huyện Tây Giang đang thiếu hoặc là không đảm bảo chất lượng. Sở dĩ có tình trạng này là do điều kiện tài chính của các nhà trường còn nhiều eo hẹp, các nhà trường đã được tự chủ về tài chính song khi trang bị mua sắm, xây dựng với số tiền lớn vẫn phải có sự đồng ý của Phòng nên hiệu trưởng các nhà trường cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc khắc phục những hạn chế này.

Nói tóm lại việc quản lý sử dụng, bảo quản trang thiết bị của nhà trường còn bấp cập, với cơ sở vật chất còn thiếu, xuống cấp, không đồng bộ, nhân lực phụ trách còn kiêm nhiệm…điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả quản lý HĐDH môn Toán theo hướng phát triển năng lực người học

2.3.5. Thực trạng quản lý kiểm tra đánh giá kết quả dạy học môn Toán ở các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam theo định hướng phát triển năng

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động dạy học môn toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)