9. Cấu trúc của luận văn
1.5.1. Yếu tố khách quan
Quan điểm về phát triển giáo dục của các cấp, ngành: Sự hỗ trợ của cấp trên đối với nhà trường như Sở giáo dục thông qua kiểm tra đánh giá của lãnh đạo các cấp và hỗ trợ về cơ sở vật chất, hỗ trợ chỉ đạo giúp hiệu trưởng hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý hoạt động dạy và học. Có thể kể đến một số văn bản, quan điểm chỉ đạo về dạy học nhằm phát triển năng lực giao tiếp cho HS như: Thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII và các chủ trương của Đảng, Nhà nước về định hướng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Tiếp đó là Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Chương trình GDPT mới môn Toán 2018,....
Điều kiện trang thiết bị phục vụ dạy học và cơ sở vật chất: Điều kiện CSVC, phương tiện dạy học là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng dạy học. Việc quản lý hoạt động học tập sẽ mang có hiệu quả cao nếu trường lớp được xây dựng khang trang, đúng qui định, điều kiện, phương tiện dạy học hiện đại được trang bị đầy đủ và đồng bộ sẽ giúp GV sử dụng phương tiện, TTBDH vào bài giảng.
Cơ sở vật chất, trường lớp đó chính là một bộ phận của cơ sở hạ tầng, có sự ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục và đào tạo, quyết định đến số lượng các lớp học, có ý nghĩa rất quan trọng như: để xác định quy mô từng lớp, việc bố trí GV cho phù hợp, v.v…nếu như Nhà trường khai thác, tận dụng tốt TTBDH cũng như CSVC tốt, đúng chức năng có sự kiểm tra, đánh giá, bảo quản tốt sẽ phát huy được chất lượng dạy học phân hóa trong Nhà trường.
Ảnh hưởng của mục tiêu, chương trình, nội dung sách giáo khoa: Chương trình dạy học là bản kế hoạch cho việc học. Chương trình bao gồm mục tiêu học tập, phạm vi, mức độ và cấu trúc nội dung học tập, các phương pháp, hình thức tổ chức học tập, đánh giá kết quả học tập theo các yêu cầu mục tiêu đặt ra. Do vậy, chương trình, nội dung SGK quy định trình độ phát triển của HS sau một quá trình học. Khi nội dung chương trình phù hợp với mục tiêu học tập của cá nhân sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển các nhu cầu, hứng thú và các năng lực sở trường của HS. Điều quan trọng là chương trình, nội dung môn học phải vừa sức với HS theo từng lứa tuổi. Nội dung phải nằm trong khu vực phát triển gần của trí tuệ. Vừa sức được hiểu là mức độ khó khăn cao nhất mà HS có thể vượt qua được về mặt nhận thức. Nội dung môn học là cơ sở để nhà quản lý kiểm tra duy trì kỷ cương nề nếp học tập, là cơ sở để các cấp quản lý
kiểm tra, giám sát hoạt động học tập.
Chất lượng tuyển sinh đầu vào: HS được tuyển vào lớp 6 - THCS đều phải hoàn thành chương trình GD tiểu học và thường tuyển sinh dưới hình thức xét tuyển theo địa bàn dân cư để thực hiện công tác phổ cập giáo dục (trừ một số trường năng khiếu). Do đó công tác tuyển sinh đầu cấp THCS thường đạt tỉ lệ rất cao (gần 100%). Tuy nhiên vẫn còn một tỉ lệ không nhỏ HS được tuyển vào lớp 6 năng lực còn yếu, mặt bằng chất lượng HS được tuyển đầu vào chưa đồng đều điều đó ảnh hưởng lớn đến việc triển khai chương trình, mục tiêu dạy học nhằm phát triển năng lực HS. Khi năng lực HS không đồng đều buộc GV phải phân hóa và tổ chức dạy học riêng cho từng đối tượng. Điều này, khiến GV phải mất nhiều thời gian để soạn, lên kế hoạch dạy học và sử dụng đa dạng các PPDH phù hợp với từng đối tượng HS.