Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả dạy học theođịnh hướngphát

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động dạy học môn toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 41 - 42)

7 .Phương pháp nghiên cứu

9. Cấu trúc của luận văn

1.4. Nộidung quản lý hoạt động dạy học môn Toán theođịnh hướngphát triểnnăng

1.4.7. Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả dạy học theođịnh hướngphát

Kiểm tra đánh giá GV, kiểm tra đánh giá dạy môn Toán nhằm có kế hoạch sát thực và phù hợp với trình độ giảng dạy của GV và học tập của HS nhằm giúp nhà trường tăng cường thực hiện các biện pháp quản lý dạy và học để nâng cao chất lượng dạy và học là một việc làm vô cùng quan trọng.

- Quán triệt nội dung đổi mới kiểm tra, đánh giá tới từng GV.

- Yêu cầu đi sâu vào các nội dung công việc cụ thể và năng lực sư phạm của từng GV, giúp họ làm tốt công tác chuyên môn, đồng thời xây được không khí sư phạm, thực hiện mục tiêu giáo dục một cách đồng bộ. Công tác kiểm tra đó là: Kiểm tra kế hoạch giảng dạy, kiểm tra chương trình giảng dạy, nề nếp dạy học, phương pháp dạy học theo hướng đổi mới đối với môn Toán.

- Quản lý việc kiểm tra của GV đối với HS và kết quả giảng dạy của GV, tránh kiểm tra qua loa, hình thức, không đưa ra hệ thống tiêu chuẩn để trên cơ sở ấy đánh giá.

* Kiểm tra HS: Để giúp HS học tốt cần phải tiến hành thường xuyên kiểm tra HS, kiểm tra những yêu cầu cần phải có đối với mỗi HS, kiểm tra tinh thần thái độ học tập trên lớp để kịp thời uốn nắn, kiểm tra thực hiện nội quy nhà trường, thực hiện cuộc vận động “Hai không” của ngành giáo dục, kiểm tra HS về tinh thần trong thái độ học tập ở nhà, kiểm tra phải gắn liền với khen thưởng động viên khuyến khích và phê bình uốn nắn HS kịp thời.

Kiểm tra chất lượng học tập của HS, đánh giá tri thức kỹ năng kỹ sảo lĩnh hội thường được tiến hành 4 phương pháp sau: Phương pháp kiểm tra miệng, phương pháp kiểm tra viết, phương pháp kiểm tra thực hiện hành, phương pháp kiểm tra bằng máy.

Tổ chức vận dụng kết hợp một cách đa dạng nhiều hình thức đánh giá (đánh giá quá trình, đánh giá tổng kết), nhiều phương pháp đánh giá (quan sát, ghi lại quá trình thực hiện, vấn đáp, trắc nghiệm khách quan, tự luận, thực hành, các dự án/sản phẩm học tập, thực hiện nhiệm vụ thực tiễn, tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng, ...) và vào những thời điểm thích hợp. Việc đánh giá thường xuyên (đánh giá quá trình) đi liền

với tiến trình hoạt động học tập của HS, tránh tình trạng tách rời giữa quá trình dạy học và quá trình đánh giá.

1.5. Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động dạy học môn toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)