Thực trạng quản lý kiểm tra đánh giá kết quả dạy học môn Toán ở các

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động dạy học môn toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 70 - 74)

7 .Phương pháp nghiên cứu

9. Cấu trúc của luận văn

2.3.5. Thực trạng quản lý kiểm tra đánh giá kết quả dạy học môn Toán ở các

lực.

Thực hiện kiểm tra, đánh giá mới của môn Toán theo hướng phát triển năng lực là kiểm tra, đánh giá ngay trong quá trình HS học tập trên lớp thông qua hoạt động của cá nhân. GV tiến hành cho HS đánh giá HS hoặc GV đánh giá HS. Luyện tập thường xuyên như vậy sẽ hình thành được ở HS thói quen tự kiểm tra, đánh giá; đánh giá mình và đánh giá bạn. Khi đó việc đánh giá một nội dung dạy học sẽ được chính xác hơn.

Đánh giá dạy học môn Toán theo hướng phát triển năng lực HS không có nghĩa là thay cách đánh giá hiện hành mà yêu cầu GV sử dụng hình thức kiểm tra truyền thống, GV cần tìm hiểu, áp dụng thử và phát triển các phương pháp trắc nghiệm khách quan, nhận rõ những ưu điểm, nhược điểm của phương pháp này, sử dụng phối hợp, hợp lý với các phương pháp kiểm tra truyền thống. Kết quả khảo sát điều này được chúng tôi thu được qua bảng bảng 2.14:

Kết quả khảo sát cho thấy: Các công việc kiểm tra, đánh giá HĐDH của GV hiện nay đạt điểm trung bình đánh giá X từ 1.96 đến 2.70. Nội dung kiểm tra được CBQL, GV đánh giá cao nhất là “Yêu cầu GV sử dụng thường xuyên phương pháp vấn đáp trong quá trình dạy học trên lớp” có điểm trung bình X = 2.70.

Bảng 2.14. Kết quả khảo sát về thực trạng quản lý kiểm tra đánh giá kết quả dạy học môn Toán ở các trường THCS trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam

TT Quản lý kiểm tra, đánh giá dạy học Mức độ thực hiện X Thứ bậc Chưa bao giờ Thỉnh thoảng Thường xuyên Rất thường xuyên SL % SL % SL % SL % 1

Yêu cầu GV sử dụng thường xuyên phương pháp vấn đáp trong quá trình dạy học trên lớp

16 19.0 22 25.7 19 21.9 28 33.3 2.70 1

2

Yêu cầu GV thường xuyên quan sát hành vi của HS trong quá trình dạy học trên lớp để điều chỉnh hoạt động dạy học

30 35.2 12 14.3 29 34.3 14 16.2 2.56 2

3

Yêu cầu GV cần quan tâm đến sự tiến bộ của từng HS trong quá trình học tập

25 29.5 42 49.5 9.7 11.4 8 9.5 2.01 8

4

Hướng dẫn GV đánh giá kết quả học tập của HS, sự tiến bộ của người học dựa trên mục tiêu của môn học

33 39.0 22 25.7 16 19 14 16.2 2.12 4

5

Khuyến khích GV có biện pháp tích cực đối với H có khó khăn trong học tập, kịp thời giúp đỡ HS vượt qua

28 33.3 30 35.2 17 20 10 11.4 2.10 6

6

Tổng kết, đánh giá công tác kết quả dạy học để xây dựng kế hoạch triển khai phù hợp hơn cho năm học tiếp theo

32 37.1 22 25.7 22 25.7 10 11.4 2.11 5

7

Kết quả đánh giá đưa ra được biện pháp cụ thể giúp HS vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ

33 39.0 24 28.6 18 21 10 11.4 2.05 7

8

Yêu cầu các hình thức, phương pháp đánh giá định lượng được biểu hiện cụ thể về sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của HS

40 46.7 22 25.7 11 12.4 13 15.2 1.96 9

9

Kết quả đánh giá quá trình giúp GV kịp thời điều chỉnh cách dạy, HS kịp thời điều chỉnh cách học, tạo điều kiện vững chắc để quá trình dạy học chuyển dần sang những bước mới

Qua hồ sơ, các trường có thực hiện khá tốt công tác phổ biến cho GV quy định, quy chế kiểm tra, thi, đánh giá, xếp loại HS để GV thực hiện đúng, tránh sai sót. Nội dung thứ 2 là “Yêu cầu GV thường xuyên quan sát hành vi của HS trong quá trình dạy học trên lớp để điều chỉnh hoạt động dạy học” có điểm trung bình X = 2.56. Thực tế cho thấy, đối với GV, nhà trường yêu cầu thực hiện đầy đủ số lần kiểm tra; trực tiếp chấm bài kiểm tra, ghi điểm hoặc mức nhận xét (đối với các môn kiểm tra bằng nhận xét), ghi nội dung nhận xét của người chấm vào bài kiểm tra; trực tiếp ghi điểm hoặc mức nhận xét (đối với các môn kiểm tra bằng nhận xét) vào sổ gọi tên và ghi điểm; đối với hình thức kiểm tra miệng, GV phải nhận xét, góp ý kết quả trả lời của HS trước lớp, nếu quyết cho điểm hoặc ghi nhận xét (đối với các môn kiểm tra bằng nhận xét) vào sổ gọi tên và ghi điểm thì phải thực hiện ngay sau đó. Tính điểm trung bình môn học (đối với các môn học đánh giá bằng cho điểm), xếp loại nhận xét môn học (đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét) theo học kỳ, cả năm học và trực tiếp ghi vào sổ gọi tên và ghi điểm, vào học bạ.

Xếp thứ 3 với điểm trung bình X = 2.52 là nội dung “Kết quả đánh giá quá trình giúp GV kịp thời điều chỉnh cách dạy, HS kịp thời điều chỉnh cách học, tạo điều kiện vững chắc để quá trình dạy học chuyển dần sang những bước mới”. Bên cạnh đó, một số nội dung còn hạn chế như: “Kết quả đánh giá đưa ra được biện pháp cụ thể giúp HS vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ; Yêu cầu các hình thức, phương pháp đánh giá định lượng được biểu hiện cụ thể về sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của HS; Yêu cầu GV cần quan tâm đến sự tiến bộ của từng HS trong quá trình học tập”.

Kết quả cho thấy công tác kiểm tra, đánh giá đã thực hiện được một số ưu điểm nhất định về lập kế hoạch kiểm tra, phổ biến kế hoạch, văn bản kiểm tra. Bên cạnh đó còn nhiều hạn chế, đặc biệt hình thức kiểm tra, đánh giá còn nghèo nàn, kết quả kiểm tra, đánh giá chưa được CBQL, GV đưa ra trao đổi, nhận xét để rút kinh nghiệm và chưa xây dựng được chính sách khích lệ, động viên cho GV tích cực tham gia hoặc có sáng kiến kinh nghiệm về hoạt động bồi dưỡng PPDH hiện nay.

Một trong những kế tiếp của kiểm tra đánh giá là việc theo dõi, đánh giá các chuyển biến sau KT được đánh giá rất quan trọng, Sau khi có kết quả kiểm tra, các bộ phận theo quy định sẽ tư vấn, giúp đỡ cho lãnh đạo điều chỉnh các sai lệch, tức là dùng kết quả để thúc đẩy sự thay đổi của tổ chức, sử dụng kết quả kiểm tra để tạo sự chuyển biến trong nhận thức và hành động của đội ngũ.

2.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý HĐDH môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS ở các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam

Thực trạng quản lý HĐDH môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS ở các trường THCS huyện Tây Giang hiện nay có nhiều nguyên nhân chi phối. Đề tài tập

trung tiến hành khảo sát thuộc hai nhóm nguyên nhân trên để tìm ra mức độ các nguyên nhân ảnh hưởng, kết quả được thể hiện qua bảng thống kê ở bảng 2.15.

Kết quả khảo sát cho thấy, ảnh hưởng lớn nhất đến thực trạng là “Năng lực quản lý của hiệu trưởng” với ĐTB=3.55. Sau đó là: “Năng lực dạy học, tổ chức hoạt động giáo dục của GV” với ĐTB=3.22.

Bảng 2.15. Kết quả khảo sát về thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến trạng quản lý HĐ DH môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS ở các trường THCS

TT Nội dung Mức độ ảnh hưởng X Thứ bậc Không ảnh hưởng Ít Ảnh hưởng Ảnh hưởng Rất ảnh hưởng SL % SL % SL % SL % 1 Sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và các cấp QLGD 0 0 28 33.3 36 42.9 20 23.8 2.91 6 2 Năng lực quản lý của HT 0 0 12 14.3 14 16.2 59 69.5 3.55 1 3 Năng lực dạy học, tổ chức

hoạt động giáo dục của GV 0 0 36 42.9 12 14.3 36 42.9 3.22 2 4 Đặc thù bộ môn tiếng Toán 0 0 32 38.1 9 11.4 43 50.5 3.12 4 5

Nội dung, chương trình, phương pháp, hình thực hiện kiểm tra, đánh giá môn Toán

0 0 28 33.3 11 13.3 45 53.3 3.20 3

6

Sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội

0 0 21 24.8 34 40 30 35.2 3.10 5

Quan khảo sát bằng cách phỏng vấn trực tiếp, đa số GV còn cho rằng yếu tố “con người”, bao gồm: cái “tâm” và cái “tầm” của người quản lý và chủ thể thực hiện trực tiếp là yếu tố quan trọng góp phần cho tổ chức trạng quản lý HĐ DH môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS ở các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam đạt hiệu quả; còn cơ chế phối hợp, điều kiện cơ sở vật chất và các phương tiện hỗ trợ cũng ảnh hưởng nhưng không đáng kể, có thể khắc phục được.

Như vậy, để tổ chức trạng quản lý HĐDH môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS ở các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam đòi hỏi những điều kiện thích hợp về phương tiện, cơ sở vật chất và tổ chức giáo dục, điều kiện về tổ chức. Bên cạnh đó, cần có các chính sách riêng nhằm khen thưởng, động viên GV giỏi đạt thành tích cao, hay các chính sách đãi ngộ đặc thù cho GV tham gia tích cực phối hợp với gia đình để nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ.

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động dạy học môn toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)