7 .Phương pháp nghiên cứu
9. Cấu trúc của luận văn
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Toán theođịnh hướngphát triển
3.2.6. Đổi mới công tác thi đua, khen thưởng nhằm phát huy trách nhiệm và sự
sự sáng tạo trong dạy học môn Toán
a. Mục đích và ý nghĩa biện pháp
Đổi mới công tác thi đua, khen thưởng nhằm phát huy trách nhiệm và sự sáng tạo trong dạy học môn Toán theo định hướng phát triểnnăng lực HS của đội ngũ GV nhằm tạo động lực cho hoạt động dạy học môn Toán thông qua tổ chức các cuộc thi, các câu lạc bộ yêu thích toán học làm nơi trao đổi ý kiến, kinh nghiệm giúp HS có những hướng tích cực trong việc tự tìm hương pháp học tập thích hợp đồng thời lôi cuốn GV giỏi về công tác tại địa phương.
Thông qua các cuộc thi, các câu lạc bộ yêu thích toán học, tổ chức cho HS thi Olympic toán học, thi giải toán trên internet, thi giải toán trên máy tính casio, thi giải toán bằng tiếng Anh, khu vực và quốc tế… để tăng thêm lòng yêu thích, nghiên cứu khám phá, hứng thú tìm tòi, tạo cảm hứng trong việc học toán.
b) Nội dung và cách thức thực hiện
Có kế hoạch cụ thể để tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch hoạt động ngay từ đầu năm học.
Phân công cụ thể cho GV trong tổ bộ môn phụ trách từng khối lớp, từng mảng công việc cụ thể phù hợp với năng lực của từng người nhằm mục đích phát huy tiềm năng tập thể, trí lực, nội lực trong tổ để nâng cao chất lượng môn học.
Yêu cầu GV bộ môn được phân công các mảng công việc cụ thể phải lập kế hoạch, nội dung, thời gian cụ thể, chi tiết để thực hiện có hiệu quả.
Tổ chức, thành lập và phân công các tiểu ban giúp việc để các hoạt động thực sự có ý nghĩa thu hút được nhiều lực lượng tham gia, tạo không khí hứng khởi cho HS yêu thích bộ môn, từ đó có động lực học tập ngày một tốt hơn.
Trở ngại lớn nhất trong quá trình thực hiện đổi mới PPDH hiện nay là sự mâu thuẫ n giữa nhu cầu cần đổi mới PPDH với khả năng thực hiện của cá nhân GV và CSVC - TBDH của nhà trường. Để tạo động lực cho việc đổi mới PPDH, trên cơ sở thực trạng của tỉnh Quảng Nam, việc làm đầu tiên của người lãnh đạo phải chú ý tạo điều kiện, phải tổ chức bồi dưỡng và rèn luyện các kỹ năng về đổi mới PPDH cho đội ngũ GV như kỹ năng soạn bài theo hướng thiết kế hệ thống câu hỏi, hệ thống các thao tác thực hành, tổ chức thảo luận, học tập theo nhóm, kỹ năng tổ chức dạy học trên lớp, kỹ năng ra đề trắc nghiệm,... Ngoài ra, còn chú trọng bồi dưỡng kỹ năng sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại vào dạy học, các phần mềm dạy học thông dụng, kỹ năng tìm kiếm và khai thác tài nguyên thông tin trên mạng,...
Bên cạnh đó, lãnh đạo cần phải tổ chức tốt công tác thi đua khen thưởng, làm thế nào để GV chuyển biến từ ý chí thành tình cảm trong quá trình đổi mới PPDH, phải có
chính sách tôn vinh xứng đáng đối với những GV mạnh dạn áp dụng đổi mới PPDH, phát hiện kịp thời những nhân tố mới, phải cụ thể hoá việc thực hiện đổi mới PPDH vào tiêu chuẩn đánh giá thi đua xếp loại GV; được sự thống nhất cao trong toàn thể Hội đồng nhà trường trở thành quy định chung để thực hiện. Tổ chức tốt các đợt phát động thi đua, đánh giá thi đua một cách công minh, khen thưởng đúng người, đúng việc. Quy định mức khen thưởng một cách phù hợp, vừa động viên khuyến khích được người có thành tích vừa là động lực thúc đẩy sự phấn đấu cho mọi thành viên trong nhà trường.
Hiệu trưởng cần thường xuyên động viên khích lệ nhu cầu được cống hiến, được khẳng định bản thân của GV, khích lệ sự sáng tạo trong hoạt động của họ, xây dựng một môi trường sư phạm thân thiện và tin cậy, làm cho GV tin tưởng không cảm thấy bản thân mình đơn độc và tự bơi trong đổi mới PPDH, làm cho họ thấy rõ sự quan tâm bằng những chính sách hỗ trợ học phí và thời gian học tập nâng cao trình độ chuyên môn; có chương trình nâng cấp GV về mọi mặt; khuyến khích việc đầu tư và áp dụng các sáng kiến kinh nghiệm có giá trị vào thực tế đổi mới PPDH. Đi đôi với công tác khen thưởng, lãnh đạo của nhà trường cần chú ý đề ra những biện pháp thích đáng đối với các GV thiếu tinh thần trách nhiệm, không tích cực đổi mới PPDH, không phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ năm học mà lẽ ra họ có khả năng hoàn thành; tìm ra giải pháp lôi kéo họ thực hiện theo đúng mục tiêu của người quản lý.
c. Điều kiện thực hiện biện pháp
Tăng cường cơ sở vật chất, các phòng học bộ môn và thiết bị dạy học.
Phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh, với các tổ chức phi chính phủ trong việc huy động các nguồn lực (chủ yếu là GV dạy toán).
Tằng cường tìm kiếm thông tin, tổ chức tốt các câu lạc bộ, các cuộc giao lưu toán học, các cuộc thi năng khiếu toán.