Quản lý hoạt động học Toán của học sinh

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động dạy học môn toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 38 - 40)

7 .Phương pháp nghiên cứu

9. Cấu trúc của luận văn

1.4. Nộidung quản lý hoạt động dạy học môn Toán theođịnh hướngphát triểnnăng

1.4.5. Quản lý hoạt động học Toán của học sinh

HS học tập tốt nhất khi có nhu cầu học tập; hiểu rõ mục tiêu của khóa học; thấy rõ ý nghĩa của nội dung cần tiếp thu; phát huy được vốn kinh nghiệm phong phú của bản thân; sử dụng các tài liệu học tập có ý nghĩa thực tế và thích hợp với HS; có thể tham gia một cách tích cực và chủ động vào quá trình học tập; động cơ học tập tích cực; khả năng áp dụng hiệu quả tri thức tiếp thu vào thực tiễn cuộc sống, công việc và mối quan hệ hợp tác cởi mở giữa GV với HS và giữa HS với nhau,… Quản lý hoạt động học Toán của HS cần thực hiện:

HS lớp 6 khi được tuyển vào trường, BGH phân đều đối tượng HS giỏi, khá vào các lớp. Các GVCN lớp, GV giảng dạy tại khối lớp 9 được lựa chọn là những GV có kiến thức, có kinh nghiệm quản lí HS, có phương pháp chủ nhiệm tốt.

Chỉ đạo GVCN, GV đánh giá được đầu vào và đánh giá liên tục trong quá trình dạy học để biết HS cần gì, khả năng, sở thích về sự sẵn sàng và sự tiến bộ của HS. Chỉ đạo chặt chẽ, khoa học phân loại HS theo tiêu chí cụ thể đã hoạch định theo bộ môn Toán.

- Căn cứ vào đặc điểm, lực học, nắm rõ đặc tính và tình hình học tập của HS, Hiệu trưởng thống nhất yêu cầu biện pháp, động cơ học tập phải cụ thể hóa thành nội qui trong nhà trường để HS rèn luyện.

- Xây dựng và chỉ đạo nề nếp học tập của HS.

- Tổ chức học tập ở nhà, chuẩn bị tốt bài và đồ dùng học tập.

- Hiệu trưởng cần kiểm tra tình hình học tập của HS đánh giá kết quả và phân tích các số liệu về học tập, chú ý đến HS yếu kém.

các lớp. Các GVCN lớp, GV giảng dạy tại khối lớp 6 được lựa chọn là những có kiến thức, có kinh nghiệm quản lí HS, có phương pháp chủ nhiệm tốt.

Quản lí việc học tập ở trên lớp thuộc về GVBM. Giờ học của GV nào thì GV đó hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về tình hình học tập của HS. Bên cạnh đó, GVCN phải là người theo dõi sát sao tình hình thực tế của lớp mình, hỗ trợ GVBM trong việc quản lí HS.

Tạo ra hệ thống đồng bộ giữa GVCN, GVBM, Tổng phụ trách Đội, GV quản sinh, nhằm đưa HS vào khuôn khổ. Mỗi bộ phận có một chức năng nhất định nhưng đều bổ sung, hỗ trợ cho nhau trong việc quản lí HS từ nhiều góc độ, có sự trao đổi thường xuyên với cha mẹ HS trong việc giáo dục HS. Toàn hệ thống tập trung giáo dục HS của trường để đạt được mục tiêu đề ra.

Quản lí tự học của HS. Tổ chức nhóm bạn cùng học. GVCN kết hợp với GVBM tạo cho các em thường xuyên được thảo luận nhóm học tập. Trong nhóm có HS khá, HS giỏi để hỗ trợ lẫn nhau trong học tập.

GVCN cần phối hợp với cha mẹ HS trong việc quan tâm tạo điều kiện về thời gian và vật chất cho các em học tập.

GVCN cùng GVBM phát hiện, bồi dưỡng HS giỏi, quản lí việc tham gia học các lớp bồi dưỡng.

Đối với đối tượng HS giỏi, GV yêu cầu cao đối với HS này, có câu hỏi, bài tập nâng cao riêng, giới thiệu sách tham khảo cho HS tự nghiên cứu, tìm tòi.

GV cần sử dụng hình thức tổ chức dạy học dưới dạng tự học có hướng dẫn và kiểm tra đánh giá của thầy như một hình thức tổ chức dạy học chính thức. Để sử dụng hình thức tổ chức dạy học tự học, GV phải chọn các nội dung học tập chỉ được yêu cầu nhận thức ở bậc 1 (tái hiện, tái nhận). Để HS tự học các nội dung này, GV cần chuẩn bị một phiếu học tập dưới dạng câu hỏi, trắc nghiệm khách quan, câu đố vui v.v. mà chỉ cần đọc xong tài liệu là trả lời được.

Phương pháp học tập có mối quan hệ chặt chẽ với các yếu tố của quá trình dạy học, bị chi phối bởi các yếu tố đó, đặc biệt là phương pháp dạy của người giảng viên. Với chức năng tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức cho người học, phương pháp dạy có tác dụng định hướng phương pháp học tập cho người học. Vì vậy, quản lý phương pháp học tập là phải hướng dẫn phương pháp học cho người học, bồi dưỡng phương pháp luận khoa học, phương pháp nghiên cứu, phương pháp nghe, phương pháp nắm từ vựng, phương pháp đọc- hiểu...Việc hướng dẫn phương pháp học tập môn Toán bao gồm:

– Hướng dẫn tri thức về phương pháp học tập: Hướng dẫn người học nắm vững các phương pháp học tập môn Toán và vận dụng sáng tạo từng phương pháp vào hoàn cảnh, điều kiện cụ thể và phù hợp với điều kiện học tập của từng HS..

– Hướng dẫn các thao tác học tập như: nghe giảng bài; đọc sách tham khảo, tài liệu; ghi chép bài giảng; trao đổi; làm việc theo nhóm…

Trong công tác giáo dục, quản lý phương pháp học tập là một khâu vô cùng quan trọng. Vì vậy yêu cầu của quản lý phương pháp học tập môn Toán là cần:

- HS phải phát huy tính tự giác, tích cực - HS phải chủ động trong hoạt động học.

- Thích hợp với các phương tiện kĩ thuật dạy học, trong đó có công nghệ thông tin hiện đại.

- Hướng dẫn HS phương pháp học tập theo nhóm, dạy học dự án, dạy học nêu vấn đề, học tập thông qua trải nghiệm...

- Tổ chức xây dựng phương pháp học tập cho HS góp phần hình thành động cơ nhận thức, các phương pháp nhận thức, bồi dưỡng cho HS phương pháp tự học, tự khám phá để chiếm lĩnh tri thức.

- Hướng dẫn các qui định và yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học bộ môn khuyến khích HS tự học, tăng cương tham gia các Câu lạc bộ “Em yêu Toán học”, trải nghiệm thực tiễn.

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động dạy học môn toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)