7 .Phương pháp nghiên cứu
9. Cấu trúc của luận văn
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Toán theođịnh hướngphát triển
3.2.3. Chỉ đạo đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn tăng cường hoạt động thiết kế
a. Mục tiêu và ý nghĩa
Muốn một giờ dạy có hiệu quả, nhất lại là dạy học theo hướng tích cực hóa học tập, GV phải có sự đầu tư thiết kế bài học. Chỉ đạo đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn các môn Tự nhiên xã hội cần chú trọng vào hoạt động giúp cho GV sẵn sàng tiến hành hoạt động dạy học thông qua sự trao đổi, chia sẻ giữa GV với nhau. Chỉ đạo đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn chú trọng vào hoạt động thiết kế bài dạy đòi hỏi, yêu cầu GV tham gia vào các khâu từ chuẩn bị, thiết kế bài học sáng tạo, dạy thể nghiệm, dự giờ, suy ngẫm, chia sẻ các ý kiến sâu sắc về những gì đã diễn ra trong việc học của HS. Thông qua sinh hoạt chuyên môn, GV có cơ hội học tập lẫn nhau, học tập trong thực tế, là nơi thử nghiệm và trải nghiệm những cái mới, là nơi kết nối lý thuyết với thực hành, giữa ý định và thực tế. Trong quá trình học tập đó, GV sẽ học được nhiều điều để phát triển năng lực chuyên môn, nghiệp vụ mới.
b). Nội dung và cách thức thực hiện
Để thiết kế bài học, trước hết GV cần dựa vào các tiêu chí đánh giá để bài học có định hướng đúng và hiệu quả cao.
Bảng 3.1. Tiêu chí thiết kế bài học
TIÊU CHÍ THIẾT KẾ TỐT THIẾT KẾ CHƯA TỐT 1.Chuyển nội dung học
tập thành các hoạt động của người học
Chuyển phù hợp hơn và cần tối thiểu số lượng hoạt động
Chuyển ít phù hợp và có sự thừa hoạt động, lãng phí thời gian
2.Cơ hội trải nghiệm các dạng hoạt động của HS (ứng với bài học)
Tạo cơ hội trải nghiệm đủ các dạng HĐ: tìm tòi, xử lí, biến đổi, áp dụng, đánh giá, điều chỉnh v.v…
Chưa tạo cơ hội đầy đủ, thiếu một hoặc vài dạng HĐ cần thiết phải trải qua 3.Tính mục đích của các
hoạt động
Các hoạt động tập trung vào mục tiêu học tập cơ bản, cốt lõi
Các hoạt động thiếu tập trung, tản mạn, trùng lặp hoặc vô ích
4.Sự tương thích giữa hoạt động dạy và hoạt động học
Có sự tương thích cao, người dạy chỉ cần hoạt động ít nhất
Có sự tương thích thấp, người dạy phải làm việc rất nhiều
5.Phương tiện dạy học tối ưu
Ít phương tiện nhất, ít sử dụng phương tiện lặp lại và thừa
Nhiều phương tiện quá và lạm dụng phương tiện quá mức 6.Mô tả kết quả học tập cụ thể Chỉ rõ kết quả học tập một cách cụ thể sau một chuỗi hoạt động Không rõ kết quả học tập cần phải đạt được một cách cụ thể
7.Phương pháp luận hay triết lí dạy học
Thể hiện rõ ý tưởng (theo lí thuyết, mô hình kĩ thuật nào, quan niệm nào?)
Không có hoặc không rõ ý tưởng, kể những việc phải làm trên lớp
8.Thời gian hợp lí Thời lượng khớp với dung lượng hoạt động
Chưa khớp với dung lượng hoạt động
9.Tính cơ động của thiết kế
Thiết kế dễ điều chỉnh ngay trên giờ học nhờ phương án dự phòng
Thiết kế cứng và máy móc không cho phép hoặc khó điều chỉnh
10.Tính hiệu quả (bắt buộc đo sau bài học)
Đem lại kết quả học tập tốt trên thực tế, đúng mục tiêu bài học
Ít hoặc không mang lại kết quả học tập tốt đúng như mong đợi
Khi thiết kế bài học, cần phải xác định những nhiệm vụ cơ bản, phải thiết kế những gì, cái gì là trọng tâm và quyết định, và những yếu tố của bài học quan hệ với nhau thế nào, những vấn đề có thể nảy sinh và các yếu tố dự phòng khi đó là những gì. GV cần nắm được các yếu tố cơ bản để thiết kế bài học như sau: 1/Mục tiêu và nội dung bài học. 2/Các hoạt động của người học. 3/ Các hoạt động của người dạy. 4/Môi trường học tập. Có thể mô hình hóa như sau:
Hình 3.1. Các yếu tố cơ bản để thiết kế bài học
Điểm xuất phát của quá trình thiết kế bài học là mục tiêu, nội dung học tập và đặc điểm của người học.
Trọng tâm của thiết kế bài học là các hoạt động của người học
Thiết kế tốt hoạt động của người học là chỗ dựa chủ yếu để thiết kế các hoạt động của người dạy
Thiết kế môi trường học tập tạo ra điều kiện chung của dạy học nhưng phải ưu tiên cho các hoạt động của người học
Nguyên tắc thiết kế bài học tích cực hóa là dựa vào người học và hoạt động của người học. Sau đây là các bước thiết kế một bài học tích cực hóa:
1.Thiết kế mục tiêu học tập:
Bảo đảm tính toàn vẹn và chủ đề của nội dung học tập để hình thành năng lực cho HS. Bao quát đủ 3 lĩnh vực chung của học tập, cả quá trình lẫn kết quả (thành tựu) học tập:
1/ Nhận thức (Tri thức-Nhận biết sự vật, sự kiện; Kĩ năng hẹp-Hiểu sự vật, sự kiện đó; áp dụng sự nhận biết và sự hiểu vào các tình huống học tập tương tự trên cơ sở trí nhớ, nhớ lại và làm theo mẫu; Kĩ năng mở rộng -Thực hiện các hành động trí tuệ logic như Phân tích, Tổng hợp, So sánh, Khái quát hóa, Suy luận, Phán đoán, Đánh giá)
2/ Tình cảm và khả năng biểu cảm (Kĩ năng cảm thụ và phán xét giá trị: Thừa nhận, Chấp nhận, Phản đối, Phê phán; Kĩ năng biểu đạt thái độ và giá trị: rung cảm, đồng cảm, xúc cảm, bất bình, hài lòng; Kĩ năng hiểu tình cảm, tâm tư con người và các vấn đề đời sống tình cảm; Kĩ năng ứng xử tình cảm và văn hóa thẩm mĩ phù hợp với nội dung học tập).
3/ Năng lực hoạt động thực tiễn (Kĩ năng xã hội hay kĩ năng sống; Kĩ năng di chuyển tri thức và phương thức hành động trong các tình huống thực tế thay đổi; Kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề từ những sự kiện thực tế). Chỉ khi đạt được cả 3 lĩnh vực mục tiêu thì thành tựu và quá trình học tập mới thật sự đầy đủ và phản ánh
Các hoạt động của ngườihọc Các hoạt động của người dạy Môi trường học tập Mục tiêu và nộidung dung bài học
cấp độ hoạt động-nhân cách của sự phát triển cá nhân. Thiết kế nội dung học tập
Nội dung học tập theo nguyên tắc hoạt động được hiểu là hình thái đối tượng hóa của mục tiêu, tức là sự diễn đạt mục tiêu dưới hình thức các đối tượng hoạt động (nhận thức, giao tiếp, quản lí, vận động thể chất, lao động, nghệ thuật, chơi, quan hệ xã hội…). Nói chung, nội dung học tập là đối tượng của hoạt động học tập. Nếu mục tiêu là ý thức trong đầu GV và trong chương trình giáo dục thì nội dung học tập là tồn tại khách quan bên ngoài GV, ngoài chương trình giáo dục và ngoài cả người học. Trong văn bản chương trình hay ngôn ngữ của GV chỉ có sự mô tả nội dung mà thôi, chứ không có nội dung thực sự. Nếu chỉ lĩnh hội được sự mô tả này thì đó chính là học vẹt. Lĩnh hội sự mô tả nội dung hoàn toàn chưa phải là lĩnh hội nội dung, và tất nhiên cũng chưa phải là học. Nghĩa là chỉ mới xem phần vỏ ngoài mà chưa khám phá được nội dung bên trong.
Chỉ đạo đội ngũ GV cần cố gắng qui chuyển các thành phần nội dung trừu tượng thành sự mô tả hành động hoặc kĩ năng hành vi, hoặc đối tượng cảm tính. Điều này đã được các nhà khoa học, kĩ thuật phân tích rất chu đáo khi trình bày các giáo trình chuyên môn hoặc sách chuyên khảo. Để làm điều này phải có kĩ năng sử dụng các mô hình, biểu trưng, đồ họa, sơ đồ v.v… và biết lựa chọn kiểu loại, số lượng những công cụ như thế để mô tả càng cụ thể càng tốt
Thiết kế các hoạt động của người học
Bảng 3.2: Thiết kế các hoạt động của HS
HOẠT ĐỘNG CÁC HOẠT ĐỘNG Các HĐ tìm tòi - phát hiện Các HĐ biến đổi, xử lí, phát triển Các HĐ củng cố Các HĐ đánh giá, điều chỉnh Nội dung 1 HĐ1… HĐ2… HĐ3… HĐ4… HĐ5… HĐ6… HĐ7… HĐ8… Nội dung 2 HĐ9… HĐ10… HĐ11 HĐ12… Nội dung 3 v.v.. … … …
Thiết kế tốt hoạt động của người học là chỗ dựa chủ yếu để thiết kế các hoạt động của người dạy.
Bảng 3.3: Thiết kế hoạt động của người dạy
CÁC DẠNG HĐ CỦA
NGƯỜI HỌC HĐ CỦA NGƯỜI DẠY
PHƯƠNG TIỆN, KĨ THUẬT, HỌC LIỆU, THỜI LƯỢNG Dạng 1(HĐ 1, HĐ 2…) HĐ 1, HĐ 2… Tư liệu mạng, phim -10’ Dạng 2(HĐ 3, HĐ 4…) HĐ 3, HĐ 4… Thảo luận, công não -15’ Dạng 3(HĐ 5, HĐ 6…) HĐ 5, HĐ 6… Thí nghiệm, quan sát -15’ Dạng 4(HĐ 7, HĐ 8…) HĐ 7, HĐ 8… Tests –10’
Lưu ý: Trong hoạt động dạy học của GV, có sự kết hợp chức năng lãnh đạo và chức năng quản lí.
Thiết kế các phương tiện giảng dạy - học tập và học liệu:
Cần có những yếu tố mới, không ngang bằng và càng không được nghèo nàn hơn tình trạng thông thường khi thiết kế bài học (Các phương tiện thông thường phải có bất cứ lúc nào, ở bất cứ môn và bài học nào như bảng, sách giáo khoa, thước tính, các dụng cụ học tập: thước kẻ, bút, vở, giấy v.v…,). Trọng tâm là hoạch định những phương tiện và học liệu đặc thù của bài đó; Có 3 nhóm sau: hỗ trợ GV, hỗ trợ HS, hỗ trợ đồng thời cả GV và HS. Trong mỗi nhóm như vậy cần phân biệt những chức năng cụ thể hơn nữa. Chẳng hạn các phương tiện hỗ trợ GV gồm các loại: Cung cấp tư liệu tham khảo; Hướng dẫn giảng dạy; Trợ giúp lao động thể chất; Hỗ trợ giao tiếp và tương tác giữa thày và trò; Tạo lập môi trường và điều kiện sư phạm v.v… Những phương tiện hỗ trợ HS cũng có nhiều loại được chia theo chức năng: Hỗ trợ tìm kiếm và khai thác thông tin, sự kiện, minh họa; Công cụ tiến hành hoạt động (nhận thức, giao tiếp, quản lí); Hỗ trợ tương tác với GV và với nhau; Trợ giúp lao động thể chất; Hướng dẫn học tập v.v…; Hiện nay, câu hỏi và phiếu học tập là những phương tiện rất hiệu quả để tổ chức các biện pháp dạy học tích cực hóa trên cơ sở các kĩ thuật thông thường như lời nói, thông tin, sự kiện, thảo luận, nghiên cứu, điều tra, luyện tập, v.v… nhưng chưa được quan tâm đúng mức.
Thiết kế tổng kết và hướng dẫn học tập
1. Tổng kết: Tổng kết bài cũng là công việc mà người học phải tham gia, mặc
dù đây là hoạt động giảng dạy của GV. Những ý chủ chốt, những liên hệ cốt yếu, những sự kiện cơ bản, những nguyên tắc và quan điểm nền tảng, những khái niệm hoặc giá trị có tính công cụ cần được nhắc đến dưới những hình thức cô đọng, rút gọn, đặc biệt là những sơ đồ, mô hình, công thức hoặc các tài liệu trực quan. Nội dung cốt lõi của bài cần được phát biểu lại trong những liên hệ và cấu trúc hệ thống. có quan hệ logic với khái niệm tổng thể và được biểu hiện rõ vị trí trong mạng khái niệm, hoặc quan niệm toàn vẹn.
2. Hướng dẫn học tập: Việc hướng dẫn học tập không đơn giản là giao bài tập
hoặc nhiệm vụ học tập về nhà. Điều chủ yếu nhất của khâu này là gợi ý đọc thêm, luyện tập bổ sung, khuyến khích tìm kiếm tư liệu và chỉ dẫn thư mục bổ ích, nêu lên những giả thuyết hoặc luận điểm có tính vấn đề để động viên người học suy nghĩ tiếp tục trong quá trình học tập sau bài học. Những gợi ý nói chung nên có liên hệ với bài học sau, hoặc có ý nghĩa hỗ trợ ghi nhớ, kích thích tư duy phê phán, khuyến khích tư duy độc lập, tạo cảm xúc và bồi dưỡng tình cảm, nâng cao nhu cầu nhận thức của người học.
Thiết kế môi trường học tập:
Bản chất của việc thiết kế môi trường học tập là tổ chức tất cả những yếu tố đã thiết kế trên thành hệ thống các tình huống vật chất mà người dạy và người học trực
tiếp tác động đến và qua đó tác động với nhau. Có nhiều kiểu môi trường, song kiểu nào cũng phải bao quát mục tiêu, nội dung, hoạt động, phương tiện và nguồn lực đã thiết kế. Cấu trúc của môi trường tùy thuộc kiểu môi trường, và nó đòi hỏi những kĩ năng quản lí, giao tiếp cụ thể của GV. Có thể kể đến những kiểu môi trường sau đây.
1. Giờ lên lớp - là môi trường rất truyền thống và quen thuộc, nhưng không dễ tổ
chức hoạt động nếu thiết kế không phù hợp. Trong môi trường lớp học, có thể thiết kế môi trường làm việc theo nhóm, tổ, môi trường thực hành cả lớp, môi trường tiết học trong đó người học tự nghiên cứu và giải quyết vấn đề. Điều này qui định cách bố trí bàn ghế, bảng, bàn thí nghiệm, dụng cụ thực nghiệm, máy tính v.v…theo những sơ đồ khác nhau.
2. Môi trường dã ngoại - là tất cả những môi trường bên ngoài lớp học, nhà máy,
địa điểm tham quan như bảo tàng, di tích lịch sử,cảnh quan địa lí, danh thắng văn hóa v.v… Chúng đòi hỏi cấu trúc và cách thiết kế khác hẳn môi trường lớp học, đặc biệt là yếu tố thời gian và vận động trong học tập.
3. Môi trường trò chơi - là môi trường không được tổ chức theo bài bản như giờ
lên lớp, mang tính chất tự do và khoáng đạt hơn rất nhiều. Mặc dù vậy, môi trường chơi vẫn có thể được tổ chức ở bất cứ đâu: trong lớp, ngoài lớp, ở nhà. Những yếu tố đáng lưu ý nhất ở môi trường này là kĩ năng điều hành, thiết kế phương tiện, đồ chơi và kịch bản hoạt động.
4. Môi trường thực tiễn: tức là môi trường công việc thật sự, chẳng hạn như lao
động vật chất, bảo vệ môi trường sống, giữ gìn và điều khiển các phương tiện giao thông, giúp đỡ người khuyết tật, tình nguyện viên trong các hoạt động xã hội và văn hóa quần chúng, làm việc ở gia đình, giao tiếp xã hội v.v…
Thiết kế môi trường học tập, các hoạt động của người học và phương tiện, học liệu được thực hiện cùng lúc, dựa vào sự lựa chọn, cân nhắc những nguồn lực và điều kiện cụ thể mà GV nắm được tại mỗi bài học. Toàn bộ những thiết kế này trên cơ sở thiết kế mục tiêu, nội dung học tập tạo nên thực chất của việc lựa chọn phương pháp luận dạy học và thực hiện phương pháp dạy học của GV trên bài học. Môi trường học tập được xem là thiết kế tốt nếu những yếu tố và tình huống cấu thành nó tạo ra được hoặc kết nối được những liên hệ nhất định với kinh nghiệm cá nhân của người học, trên mọi phương diện có thể có: nhận thức, tình cảm, vận động, văn hóa, đạo đức, trí tuệ, logic, lịch sử v.v…
* Thẩm định đánh giá của tổ chuyên môn
Tổ chuyên môn có chức năng nhiệm vụ được qui định theo thông tư của Bộ GD và ĐT. Vì vậy, các hoạt động chuyên môn của GV đều phải qua sự thẩm định, đánh giá của tổ chuyên môn mới có giá trị. Việc thiết kế bài học theo hướng tiếp cận phát triển năng lực được đánh giá và thẩm định dựa trên những qui định chung của trường và của ngành do tổ chuyên môn đánh giá dựa vào các tiêu chí (xem bảng 3.1). Cụ thể, việc thiết kế bài học cần đáp ứng được những yêu cầu về hiệu quả giảng dạy của GV,
chất lượng học tập của HS, và phong trào chung của nhà trường.
* Hiệu quả giảng dạy của GV: GV xác định đúng mục tiêu chuẩn kiến thức, kĩ năng tiết dạy, chuẩn bị phương tiện, thiết bị dạy học chu đáo, phối hợp linh hoạt các phương pháp và hình thức dạy học, tổ chức được các hoạt động học tập, giúp HS chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng một cách chủ động. Giờ học phải thể hiện được rõ việc phân hóa đối tượng sinh viên trong lớp theo trình độ, theo khả năng…
* Chất lượng học tập của HS: tham gia thảo luận nhóm hăng hái, biết hỗ trợ nhau hoàn thành công việc chung; vận dụng các kĩ năng nghe, đọc, nói viết và tính toán thành thạo, tham gia các hoạt động học tập và giáo dục một cách chủ động và tự giác;