Quản lý giờ dạy của CBQL

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự học của học sinh nội trú trường trung học cơ sở tại thủ đô viêng chăn nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào​ (Trang 77)

Trường Tổng số GV Công tác dự giờ của CBQL Dự giờ (tiết/năm) Hình thức Có thông báo Đột xuất Thao giảng THCS Viêng Chăn 97 52 28 0 24 THCS Boun Kerd 53 33 17 0 16

(Nguồn: phỏng vấn trực tiếp Hiệu trưởng) Kết quả phỏng vấn được ghi nhận ở bảng 2.10. có thể thấy rằng:

- Số tiết dự giờ của CBQL trong 1 năm còn ít (mới có hơn một nửa GV được dự giờ và nhận xét giờ dạy).

- Số giờ dự đột xuất không có mà thường là các giờ dựđược báo trước. - Có tới 50% tiết dự giờ của CBQL rơi vào giờ dạy thao giảng. Điều này được CBQL giải thích như sau:

- Thời gian hội họp của CBQL cũng như giải quyết các sự vụ quá nhiều, không thể dự giờ hết được.

- Hiệu trưởng chưa ý thức được tầm quan trọng của việc dự giờ, phân tích sư phạm bài dạy cũng như tâm lý ngại đụng chạm trong quản lý.

- Mặt khác, việc dự giờ của Hiệu trưởng chủ yếu là để đánh giá, xếp loại GV mang lại thông tin trong quản lý của Hiệu trưởng hơn là phân tích sư phạm bài dạy, góp ý rút kinh nghiệm cho GV để họ tự điều chỉnh, khắc phục hạn chế, nâng cao năng lực chuyên môn.

Tóm lại, qua thăm dò các biện pháp quản lý hoạt động dạy và học trên lớp của Hiệu trưởng nhằm giúp HS tự học vừa có sự thống nhất, vừa có sự không thống nhất giữa GV và Hiệu trưởng. Nhưng thực tế, các biện pháp này thực sự chưa được thực hiện đúng với sựđánh giá của nó.

Ngoài ra, chúng tôi còn khảo sát HS về các biện pháp quản lí hoạt động tự học ở trên lớp, kết quả thăm dò thể hiện ở bảng 2.11. Bảng 2.11. Đánh giá của HS về các biện pháp quản lý hoạt tự học ở trên lớp Các biện pháp Mức độ thực hiện (X) Kết quả thực hiện (Y)

1. Giảm giờ học trên lớp, tăng giờ tự học 1,35 1,49 2. Giới thiệu sách, tài liệu tham khảo học tập bộ môn tới

HS 2,06 2,35

3. Giao nhiệm vụ đọc sách và đòi hỏi HS vận dụng

những điều đã đọc vào bài học ở trên lớp 2,36 2,28 4. Giao nhiệm vụ học nhóm, các bài tập và kiểm tra,đánh

giá việc thực hiện nhiệm vụ tự học ở HS 2,2 2,34 5. GV luôn dùng các PPDH khác nhau trong bài giảng,

kích thích HS tham gia vào bài học 2,5 2,99

Trung bình chung 2,09 2,29

Đánh giá chung, HS cho rằng các biện pháp quản lí tự học của GV ở trên lớp chỉ được thực hiện ở mức ít ( X chung= 2.09) và kết quả thực hiện các biện pháp ở mức trung bình ( Y chung= 2.29).

- Biện pháp được HS đánh giá GV thực hiện ở mức thường xuyên và kết quả thực hiện ở mức khá là “GV sử dụng các PPDH khác nhau và kích thích HS tham gia vào bài học” ( X = 2.5 và Y = 2.99). Điều này có nghĩa là GV đã sử dụng phối hợp nhiều PPDH trong một bài dạy đã góp phần duy trì không khí học tập tích cực của HS chứ không hàm ý nói đến GV sử dụng thường xuyên

- Biện pháp quản lí được HS đánh giá ở mức rất thấp là “Giảm giờ học trên lớp, tăng giờ tự học” ( X =1.35 và Y = 1.49). Điều này có nghĩa là việc học trên lớp quá căng thẳng và chiếm hết thời gian tự học của HS. Ngoài học chính khóa, HS còn học thêm tại trường.

2.4.2. Quản lý việc phối hợp các lực lượng kích thích tự học của HS

Để hướng dẫn HS phương pháp tự học không thể chỉ là trách nhiệm của riêng GV dạy bộ môn mà phải có sự phối hợp giữa GVCN, GVBM, các tổ chức Đoàn, phụ huynh HS. Hiệu trưởng các trường đã quản lý việc phối hợp này như thế nào? Bảng 2.12. Quản lý việc phối hợp các lực lượng kích thích tự học của HS Các biện pháp quản lí HS GV CBQL X Y X Y X Y 1. Phối hợp với Đoàn TN, GVCN và GV bộ môn tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề về phương pháp tự học trong HS 1,98 2,26 2,10 2,38 2,41 2,67

2. Tổ chức hội nghị báo cáo kinh nghiệm tự học thành công trong toàn trường

0 0 1.89 2.27 2.10 3.09 3. Phối hợp với phụ huynh HS

quản lý tốt tự học ở nhà của HS 2.15 2.51 2.27 2.66 2.3 3.4 4. Xây dựng trường học thân

thiện

nhằm gia tăng sự tương tác giữa thầy–trò, trò – trò trong lớp, trong trường

0 0 2.39 2.96 2.51 3.32

Trung bình chung 2.1 2.4 2.16 2.57 2.33 3.12

Các biện pháp phối hợp các lực lượng tham gia tổ chức, quản lí hoạt động tự học của HS được cả ba nhóm đối tượng khảo sát xác nhận thực hiện ở mức ít

(trung bình dao động từ X chung= 2.1 đến X chung=2.33). Và kết quả thực hiện ở mức khá (trung bình dao động từ Y chung= 2.4 đến Y chung= 3.12). Riêng HS đánh giá kết quả thực hiện các biện pháp ở mức trung bình ( Y chung HS=2.4). Cụ thểnhư sau:

* Xác nhận từ phía HS

Các biện pháp quản lí tự học của HS từ sự phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài trường còn mờ nhạt đối với HS.

- Biện pháp 1: “Phối hợp với Đoàn TN, GVCN và GV bộ môn tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề về phương pháp tự học trong HS” được HS xác nhận ít thực hiện ( X = 1.98) và kết quảđem lại ở mức thấp ( Y = 2.26). Điều này có nghĩa là hình thức ngoại khóa này có làm nhưng còn mang tính hình thức, làm cho có thành tích, phong trào để báo cáo chứ chưa chú ý đến kết quả của hoạt động đối với HS. Hoặc do cách thức tổ chức kém, chưa hấp dẫn nên chưa thu hút HS tham gia nên kết quả bị hạn chế.

- Biện pháp 3: “Phối hợp với phụ huynh HS quản lý tốt tự học ở nhà của HS” được HS xác nhận kết quả ở mức khá ( Y = 2.51). Đúng là cha mẹ không thường xuyên giám sát con cái học tập ở nhà, nhất là vùng nông thôn, kinh tế khó khăn, cha mẹ mải lo làm việc thả nổi việc học của con em. Nhưng nếu cha mẹ nào quan tâm nhắc nhở, đôn đốc con cái học tập thì rõ ràng HS siêng học và kết quả tự học được nâng lên rõ rệt.

- Riêng biện pháp 2: “Tổ chức hội nghị báo cáo kinh nghiệm tự học thành công trong toàn trường” và biện pháp 4: “Xây dựng trường học thân thiện nhằm gia tăng sựtương tác giữa thầy – trò, trò – trò trong lớp, trong trường” HS do dự không xác nhận. Với biện pháp 3 có thể do nhà trường có tổ chức nhưng không mang lại cho HS lợi ích hay tác dụng nên các em không cảm nhận được hình thức ngoại khóa này. Còn với biện pháp 4, do HS không hình dung ra, không cảm nhận được môi trường thân thiện này nên cũng do dự khi xác nhận.

* Xác nhận từ phía GV

Các biện pháp quản lí phối hợp các lực lượng phát huy tự học của HS được GV đánh giá nhích hơn so với HS về vấn đề này, song mức độ thực hiện ít ( X chung = 2.16) và kết quả thực hiện ở mức khá ( Y chung= 2.57).

- Biện pháp được GV đánh giá nhiều hơn một chút, kết quả thực hiện cao hơn một chút là “Xây dựng môi trường thân thiện trong lớp, trong trường” ( X =2.39 và Y = 2.96).

- Biện pháp mà GV cho là thực hiện kém nhất trong các biện pháp là “Tổ chức báo cáo kinh nghiệm tự học thành công trong HS” ( X = 1.89) và biện pháp “Phối hợp với Đoàn và GVCN, GV bộ môn tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề về phương pháp tự học cho HS” ( X = 2.10). Và cả 2 biện pháp này kết quả đạt được cũng chỉ ở mức trung bình. Theo chúng tôi nghĩ đây là hình thức kích thích và tạo nền tản tốt nhất để phát huy tự học của HS. Một khi HS được trang bị vềphương pháp tự học và tích lũy được các kinh nghiệm tự học thành công từ bạn bè các em sẽ vận dụng vào hoạt động tự học của mình và nâng kết quả tự học từ đó mà duy trì hoạt động tự học.

* Đánh giá từ phía CBQL

Đánh giá từ phía CBQL về các biện pháp phối hợp các lực lượng tham gia phát huy tự học của HS khá tương đồng với ý kiến đánh giá của GV, cụ thể:

- Biện pháp được CBQL cho là thực hiện nhiều và có hiệu quả trong thang đánh giá là “Xây dựng môi trường thân thiện”.

- Biện pháp quản lí mà CBQL đánh giá mức độ thực hiện ở mức thấp nhất đó là “Tổ chức báo cáo kinh nghiệm tự học thành công trong HS” ( X =2.10). Nhưng theo họ, biện pháp này tuy thực hiện rất ít, nhưng nếu tổ chức được thì kết quả của biện pháp này được đánh giá ở mức khá ( Y = 3.09).

- Biện pháp 1 “Phối hợp giữa Đoàn TN, GV bộ môn và GVCN tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề về phương pháp tự học cho HS” được CBQL đánh giá kết quả thu về ở mức thấp so với mức độ thực hiện. Phải chăng hình thức tổ

chức của loại hình sinh hoạt ngoại khóa này chưa sinh động, hấp dẫn nên chưa đem lại kết quả tươngứng cho HS.

Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy những buổi sinh hoạt có sự phối hợp và công tác giữa GVBM, và tổ chức đoàn dưới sự chỉ đạo của Hiệu trưởng được thực hiện dưới hình thức: trao đổi kinh nghiệm, và truyền đạt kinh nghiệm tự học cho học sinh vào những buổi sinh hoạt dưới cờ, bên cạnh đó, nhà trường còn có những giờ đố vui tập thể dưới cờ cũng như tự GVBM hay GVCN thực hiện ngay tại lớp. Như vậy, điều này hoàn toàn phù hợp với nhận xét của HS và CBQL.

2.4.3. Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá

Ngoài việc tác động đến HS một cách trực tiếp ở trên lớp cũng như trong các buổi sinh hoạt ngoại khóa, việc kiểm tra, đánh giá kết quả của HS cũng góp phần thúc đẩy HS tự học.

Để biết Hiệu trưởng quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS như thế nào ta sẽ tìm hiểu qua bảng 2.13

Bảng 2.13. Quản lí việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

Các biện pháp quản lí HS GV CBQL

X Y X Y X Y

1. Kiểm tra cả nội dung tự học, cho điểm khuyến khích những ý sáng tạo

2.16 2.46 2.17 2.58 2.34 2.91 2. Kết quả tự học của HS được

đánh giá vào điểm quá trình học tập bộ môn 1.78 2.32 2.2 2.65 2.27 3.04 3. Kết hợp nhiều hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS 2.25 2.54 2.29 2.71 2.41 3.26 Trung bình chung 2.06 2.44 2.22 2.65 2.34 3.07

Các biện pháp quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS được cả HS, GV và CBQL đánh giá là ít thực hiện ( X chung dao động từ = 2.06 đến 2.34), nhưng kết quả thực hiện lại ở mức khá ( Y chung dao động từ 2.44 đến 3.07). Cụ thể như sau:

* Xác nhận từ phía HS

Các biện pháp quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS chưa được HS xác định được mục đích, chưa hiểu được ý nghĩa từ việc làm này.

- Biện pháp 2: “Kết quả tự học của HS được đánh giá vào điểm quá trình học tập bộmôn” được xác nhận là ít thực hiện nhất ( X = 1.78) và kết quả thực hiện cũng chỉ ở mức trung bình ( Y = 2.32). Đúng là HS không biết được GV đánh giá kết quả tự học của HS như thế nào. Điều này chứng tỏ việc đánh giá chỉ từ phía GV quyết định.

- Biện pháp 1 “Kiểm tra cả nội dung tự học, cho điểm khuyến khích những ý sáng tạo” và biện pháp 3 “Kết hợp nhiều hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS” xác nhận ít thực hiện nhưng kết quả đem lại ở mức khá. Như vậy, chỉ cần GV thực hiện một cách thường xuyên, bài kiểm tra nào cũng có những phần tự học, cho điểm khuyến khích những ý sáng tạo, HS sẽ có ý thức hơn trong việc chuẩn bị bài, học bài, và quan trọng hơn là giúp các em tự học. Điều này cho thấy GV tác động rất lớn đến việc tự học của HS qua cách thức kiểm tra và đánh giá HS.

* Xác nhận từ phía GV

GV cũng thực hiện việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập nhằm giúp HS tự học.

- GV xác nhận các biện pháp quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS ít được thực hiện và kết quả đem lại ở mức khá như xác nhận của HS nhưng việc xác nhận của GV cao hơn so với HS một ít ( X =2.22, Y = 2.65).

- Biện pháp “Kết hợp nhiều hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS” được GV đánh giá thực hiện nhiều hơn cả, và kết quả cũng cao hơn ( X

= 2.29, Y = 2.71). Điều này cho thấy chỉ cần có sự tác động để HS có ý thức tự học thì sẽ có kết quả. Và cách thức kiểm tra, đánh giá là sự tác động trực tiếp, đánh giá chính xác khảnăng tự học của HS.

Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy, nhà trường luôn tạo điều kiện để GV tham gia vào các lớp bồi dưỡng phương pháp kiểm tra, đánh giá và luôn khuyến khích GV vận dụng các hình thức kiểm tra khác nhau trong việc kiểm tra, đánh giá kết quả học của HS. Tuy nhiên việc bồi dưỡng cũng bị thụ động, phụ thuộc vào kế hoạch của Sở giáo dục.

* Xác nhận từ phía CBQL

Sự đánh giá CBQL cũng như GV và HS nhưng cao hơn hẳn GV và HS ( X chung= 2.34, Y chung = 3.07). Điều này cho thấy các Hiệu trưởng có quan tâm đến việc tự học của HS tuy ít được thực hiện.

- CBQL cũng đánh giá cao nhất biện pháp “Kết hợp nhiều hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS” giống như GV.

- Kết quả thực hiện biện pháp “Kiểm tra cả nội dung tự học, cho điểm khuyến khích những ý sáng tạo” ( X = 2.91) được xác nhận là đem lại kết quả tự học thấp nhất trong 3 biện pháp. Có lẽ CBQL cho đây là trách nhiệm của GV trực tiếp giảng dạy.

Qua quan sát thực tế, công tác quản lý quá trình thực hiện cũng như kiểm tra việc kiểm tra, đánh giá HS vẫn còn buông lỏng và tùy tiện. Cụ thể:

• Việc kiểm tra, đánh giá HS được khoán trắng cho GV, chưa có sự theo dõi, quản lý của CBQL.

• Công tác tổ chức theo dõi, kiểm tra việc chấm trả bài cho HS không được quản lý, kiểm tra một cách chặt chẽ mặc dù trong quy định của nhà trường đều được đưa vào nội dung thực hiện quy chế chuyên môn.

2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động tự học của học sinh nội trú trường THCS thủđô Viêng Chăn, nước CHDCND Lào nội trú trường THCS thủđô Viêng Chăn, nước CHDCND Lào

2.5.1. Ưu điểm

- Phần lớn cán bộ quản lý, giáo viên và HS tham gia khảo sát này đã nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của tự học.

- Về ý thức, phần lớn HS chấp hành tốt nội quy, kỷ luật của trường, lớp; ý thức học tập tốt. Việc duy trì chấp hành thời gian tự học được đa số HS, CBQL và GV nhất trí đánh giá thực hiện tốt, vì đây là một trong những chức trách, nhiệm vụ của CBQL là quản lý việc tự học của HS, CBQL đã làm tốt công tác quản lý của mình về mặt duy trì thời gian tự học. Do đó, đã tạo nên bầu không khí nghiêm túc, tích cực học tập, góp phần giáo dục động cơ tự học cho HS

- Bước đầu học sinh đã biết áp dụng các hình thức tự học khác nhau

2.5.2. Hạn chế

- Về hoạt động tự học của học sinh: học sinh chưa nhận thực hết vai trò của tự học; động cơ tự học mang tính thực tế; nội dung tự học cũng chỉ nằm đối phó thái độ đối với việc lập kế hoạch chưa tích cực, tự giác; phương pháp tự học chưa phù hợp với mục tiêu, trách nhiệm tự kiểm tra tự học còn thấp…

- Về các quản lý hoạt động tự học của học sinh: Công tác giáo dục động cơ tự học cho học sinh chưa được chú trọng; công tác quản lý nội dung tự học, kế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự học của học sinh nội trú trường trung học cơ sở tại thủ đô viêng chăn nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào​ (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)