Nội dung quản lý hoạt động tự học của HS nội trú

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự học của học sinh nội trú trường trung học cơ sở tại thủ đô viêng chăn nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào​ (Trang 44 - 51)

1.4. Lý luận về quản lý hoạt động tự học của học sinh nội trú trường THCS

1.4.3. Nội dung quản lý hoạt động tự học của HS nội trú

1.4.3.1. Quản lí hoạt động chuẩn bị lên lớp của GV

Quản lí hoạt động chuẩn bị lên lớp của GV về thực chất là quản lí kế hoạch dạy học của GV. Kế hoạch dạy học gồm kế hoạch dạy học bộ môn và kế hoạch bài dạy. Quản lý kế hoạch môn dạy là quản lí lịch trình của môn dạy đểđảm bảo nội dung chương trình. Còn quản lý kế hoạch bài dạy là quản lí tiến trình, diễn biến của bài dạy của GV ở trên lớp.

Quản lí kế hoạch “bài dạy tích cực” cần lưu ý các yêu cầu sau:

- Mục tiêu bài dạy phải được xác định đủ, đúng và được phát biểu rõ ràng, thực hiện được và đo lường được.

- Nội dung kiến thức bài dạy phải đáp ứng mục tiêu bài dạy đã xác định. Nội dung gồm cả kiến thức mới và kiến thức cũ, kiến thức cốt lõi và kiến thức mở rộng, nâng cao, kiến thức lí thuyết và kiến thức thực tế, có cả bài luyện tập trên lớp và bài luyện tập ở nhà. Thời gian phân bổ cho từng nội dung một cách phù hợp.

- PPDH được lựa chọn đáp ứng mục tiêu và phù hợp với nội dung bài dạy, đặc điểm, khả năng của HS và điều kiện dạy học trong lớp. Các phương pháp được lựa chọn phong phú theo hướng phát huy tính độc lập, tích cực của học sinh như phương pháp nghiên cứu tài liệu ở trên lớp, phương pháp đàm thoại, phương pháp học tập theo nhóm nhỏ, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề,… và được thiết kế cụ thể chỉ dẫn cho việc triển khai ở trên lớp.

- Các phương tiện được lựa chọn sử dụng không chỉ thay thế cho các hoạt động không mang tính sáng tạo của GV ở trên lớp như viết, vẽ hay đọc mà còn có tác dụng kích thích hứng thú học tập, gia tăng tự học của HS.

- Phần mở đầu và phần kết thúc bài dạy phải thiết kế có tác dụng kích thích hứng thú, phát huy tính tích cực học tập của HS và giúp HS hệ thống hóa kiến thức, kĩ năng của bài học làm cho kiến thức và kĩ năng trở nên vững chắc ở HS. Hiệu trưởng cần quan tâm đến các phương pháp được GV lựa chọn thiết kế phần mởđầu bài dạy như:

▪ Mởđầu bài dạy có thể bằng phương pháp tình huống có vấn đề hay một bài toán nhận thức, một tọa đàm ngắn về ý nghĩa, tác dụng của bài học, môn học.

▪ Phần kết thúc có thể là một bảng hệ thống, bài tập vận dụng kiến thức đã học, các câu hỏi củng cố giúp HS không chỉ nắm vững kiến thức, hệ thống hoá kiến thức mà còn duy trì tính tích cực, độc lập học tập ở HS đến phút cuối cùng của bài dạy.

- Hiệu trưởng cần quan tâm đến các tài liệu tham khảo, các nguồn tài nguyên phục vụ cho bài học để HS không chỉ học với bài dạy của giáo viên mà còn tự học với sách và tự bổ sung kiến thức bài học trên lớp bằng những kiến thức đọc trong sách và tài liệu liệu tham khảo.

Một kế hoạch bài dạy được thiết kế chu đáo như trên chắc chắn sẽ có nhiều cơ hội thành công khi triển khai bài dạy ở trên lớp theo hướng phát huy tính tích cực học tập của HS. Và việc thiết kế bài dạy (soạn giáo án) là một công việc khoa học nghiêm túc của GV chứ không hề mang tính hình thức “làm cho có” để đối phó với việc kiểm tra, thanh tra của nhà trường hoặc giữa các trường với nhau.

Để có một bài dạy thiết kế như trên, nhà quản lí (Hiệu trưởng hoặc chủ nhiệm bộ môn) cần phổ biến yêu cầu thiết kế bài dạy cho GV toàn trường trong các đợt sinh hoạt chuyên môn. Tổ chức cho GV thảo luận về những yêu cầu về kế hoạch bài dạy để hiểu, thống nhất và thực hiện.

Khi duyệt kế hoạch bài dạy, Hiệu trưởng cần xem kĩ từng yêu cầu đối với kế hoạch bài dạy, góp ý để GV chỉnh sửa hoàn thiện rồi mới kí duyệt. Như vậy,

việc quản lí kế hoạch bài dạy không đơn thuần là kí duyệt và lưu giữ kế hoạch bài dạy của GV mà còn có trách nhiệm nắm bắt tình hình chuyên môn, nghiệp vụ của GV để bồi dưỡng.

1.4.3.2. Quản lí việc lên lớp của GV

Quản lý việc lên lớp của GV chính là quản lý thời gian lên lớp của họ và quản lý cả giờ dạy trên lớp. Thực hiện giờ dạy đúng thời khóa biểu sẽ giúp cho việc thực hiện kế hoạch năm học được đảm bảo đúng tiến độ. Còn giờ học trên lớp là phần cơ bản quan trọng quyết định nhiều đến sự thành công của quá trình dạy học và đây là trung tâm chú ý trong quản lý của người Hiệu trưởng.

* Quản lý thời gian lên lớp của GV được thông qua thời khóa biểu – đây là lịch học của lớp, và kế hoạch môn dạy mà GV đã xây dựng. Việc quản lí thời gian lên lớp của GV nhằm đảm bảo thời lượng của bài dạy, môn dạy không bị thêm, bớt mà phải đảm bảo đúng lịch trình đã được qui định trong kế hoạch dạy học bộ môn.

* Quản lí giờ lên lớp là quản lí việc triển khai kế hoạch bài dạy ở trên lớp và cách giải quyết các tình huống sư phạm ở trên lớp của giáo viên. Quản lí giờ lên lớp của GV phải thông qua một hoạt động, đó là dự giờ và phân tích bài dạy.

Dự giờ và phân tích “bài dạy tích cực” cần lưu ý:

▪ Các kiến thức của bài dạy phải được chuyển giao đầy đủ và hiệu quả thông qua các PPDH đã lựa chọn.

▪ Các PPDH phải được triển khai phối hợp, luân chuyển một cách linh hoạt, khéo léo phù hợp với tình huống lớp học và kế hoạch bài dạy.

▪ Các nhiệm vụ học tập được GV chuyển giao rõ ràng trên lớp và tổ chức cho HS tự lực thực hiện các nhiệm vụ học tập.

▪ Giáo viên có nhạy cảm trước những khó khăn mà HS gặp phải khi thực hiện nhiệm vụ học tập và những can thiệp trợ giúp của GV để HS giải quyết được nhiệm vụ học tập.

▪ Thiết bị dạy học, phương tiện dạy học trực quan được sử dụng trong bài dạy với mục đích tạo ra tình huống có vấn đề kích thích hứng thú, tính tích cực học tập của HS. Phương tiện trực quan được sử dụng đúng lúc, đúng chỗ kích thích tính tò mò, khám phá của học sinh. Đồ dùng trực quan được sử dụng kết hợp với ngôn ngữ nói của giáo viên, không quá lạm dụng đồ dùngtrực quan gây sự lãng phí và phá vỡ cấu trúc bài dạy.

▪ Các kiến thức cơ bản, trọng tâm của bài dạy được hệ thống, củng cố bằng các PPDH tích cực như đàm thoại củng cố, các bài luyện tập, sơ đồ và bảng hệ thống.

▪ Các mục tiêu bài dạy đã xác định được thực hiện đầy đủ sau khi kết thúc bài dạy.

▪ Tổ trưởng chuyên môn tổ chức phân tích, góp ý bài dạy theo những yêu cầu của “bài dạy tích cực”. Khi phân tích bài dạy, GV đứng lớp trình bày mục tiêu bài dạy, các ý tưởng thiết kế, triển khai bài dạy để các thành viên dự giờ nắm bắt. Sau đó, các GV khác chỉ ra ưu điểm và những hạn chế cần khắc phục. Điều quan trọng là tìm ra các biện pháp khắc phục tồn tại của bài dạy nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụvà đoàn kết nội bộ.

Ngoài ra, Hiệu trưởng còn có thể kiểm tra công tác giảng dạy của GV bằng các hình thức khác như tìm hiểu qua HS, qua GVCN lớp, nghe báo cáo của Tổ trưởng…

Hiệu trưởng yêu cầu Tổ chuyên môn xây dựng chuẩn đánh giá “bài dạy tích cực”, thảo luận thống nhất trong Hội đồng giáo viên, điều chỉnh hợp lí trước khi áp dụng.

1.4.3.3. Quản lí CSVC và thiết bị dạy học phục vụ tự học của HS

Các phương tiện CSVC, thiết bị dạy học hỗ trợ hoạt động dạy học bao gồm: phòng học, thư viện, phòng thí nghiệm thực hành, sân tập thể dục, các thiết bịkĩ thuật phục vụ cho hoạt động dạy trên lớp…

Việc quản lý CSVC và thiết bị dạy học phục vụ “dạy học tích cực” thể hiện ở những công việc sau:

- Đảm bảo các điều kiện tối thiểu cho hoạt động dạy học như phòng học, bàn ghế, bảng, ánh sáng, quạt điện, sách và tài liệu tham khảo ởthư viện,…

- Có kế hoạch bổsung thường xuyên và kịp thời.- Động viên, khuyến khích GV trong toàn trường sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học nhằm kích thích hứng thú học tập, gia tăng tính tích cực học tập của HS và nâng cao chất lượng bài dạy.

- Yêu cầu GV và các Tổ bộ môn lên kế hoạch đăng kí sử dụng CHSC, thiết bị dạy học, phương tiện trực quan ngay từ đầu học kì để nhà trường quản lí và đáp ứng kịp thời.

- Tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyển giao các thiết bị kĩ thuật mới ứng dụng trong dạy học cho GV.

- Bảo quản tốt CHSC, phương tiện dạy học trực quan như có phòng cất giữ, có người quản lí, tu sửa, bảo quản.

1.4.3.4. Quản lí việc phối hợp các lực lượng phát huy tự học của học sinh

Tự học không chỉ diễn ra ở trên lớp mà còn diễn ra ở ngoài lớp. Do đó, quản lí hoạt động tự học của HS rất cần các lực lượng khác ngoài GV tham gia hỗ trợnhư gia đình, các tổ chức đoàn thểtrong nhà trường.

- Phối hợp với gia đình HS. Hiệu trưởng chỉ đạo, tham vấn cho GVCN về các nội dung trao đổi với phụ huynh HS trong các buổi họp phụ huynh HS thường kì như:

▪ Phổ biến nội dung chương trình, kế hoạch dạy học trong học kì, năm học đểgia đình biết mà phối hợp với nhà trường trong việc theo dõi, động viên, nhắc nhở con em tự học ở nhà.

▪ Trao đổi về phương pháp học tập chung và phương pháp học tập đặc thù của từng môn học để gia đình biết mà giúp đỡ con em khi tự học ở nhà.

▪ Tổ chức báo cáo kinh nghiệm quản lí con em tự học ở nhà (báo cáo viên có thể là các chuyên gia hoặc phụ huynh HS trong lớp).

▪ Nhắc nhở gia đình tạo mọi điều kiện thuận lợi cho con em tự học ở nhà như thời gian tự học, không gian tự học, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo phục vụ cho tự học.

- Phối hợp với Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh quản lí tự học của học sinh. Hiệu trưởng tham vấn, trao đổi với Bí thư đoàn trường về kế hoạch hoạt động chuyên môn của đoàn thanh niên dưới nhiều hình thức sau:

▪ Giáo dục đoàn viên, thanh niên có thái độ học tập tự giác, tích cực, chủ động thông qua các hình thức như sinh hoạt đoàn, báo tường, bản tin,…

▪ Đoàn trường, đoàn lớp phát động phong trào thi đua trong học tập như học bài và làm bài đầy đủ, hăng say phát biểu xây dựng bài trong lớp, truy bài trước khi vào lớp, đôi bạn học tập, giành nhiều hoa điểm 10,…lấy thành tích chào mừng các ngày lễ lớn, ngày thành lập Đoàn.

▪ Đoàn phối hợp với GVCN và GVBM tổ chức các cuộc thi về lí, hoá, ngoại ngữdưới nhiều hình thức phong phú.

▪ Đoàn tổ chức báo cáo kinh nghiệm tự học thành công cho đoàn viên, HS (báo cáo viên có thể là các chuyên gia về tự học, thầy cô giáo hoặc một HS học giỏi có nhiều kinh nghiệm tự học một môn hay nhiều môn).

▪ Thành lập các câu lạc bộ như câu lạc bộ “Hoá học vui”, “Anh văn trong giao tiếp” hoặc “Toán học trẻ”,….

▪ Đoàn phối hợp với giáo viên kiểm tra, nhắc nhở HS nghiêm túc trong các giờ tự học, tự quản.

Chính vì vậy người Hiệu trưởng cần tạo điều kiện tốt để các tổ chức Đoàn hoạt động, phải chỉ đạo sát sao và quản lý mọi kế hoạch của hoạt động này, đồng thời quản lý tốt công tác chủ nhiệm lớp, chỉ đạo để tạo ra sự phối hợp chặt chẽ giữa GVCN lớp và GVBM và cá bộ phận công tác trong nhà trường cũng như là cầu nối giữa gia đình và nhà trường.

1.4.3.5. Quản lí việc kiểm tra, đánh giá phát huy khả năng tự học của HS

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS là một khâu quan trọng của quá trình dạy học vì qua đó Hiệu trưởng có thể đánh giá chất lượng dạy học, chất lượng dạy của GV.Để quản lý một cách hiệu quả việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS, phát huy khả năng tự học của HS, Hiệu trưởng cần thực hiện những công việc sau:

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học của HS ngay từ đầu năm học.

- Kiểm tra thường xuyên kết hợp với kiểm tra định kì. Những câu trả lời hay, bài tập giải độc đáo cần được đánh giá và ghi điểm cho HS.

- Yêu cầu GV thực hiện việc chấm, trả bài đúng thời hạn, có sửa chữa, hướng dẫn cho HS, đảm bảo sự công bằng và đúng quy chế.

- Có kế hoạch kiểm tra thường xuyên và đột xuất việc thực hiện kế hoạch kiểm tra của GV và có biện pháp xử lý các trường hợp vi phạm quy chế chuyên môn trong kiểm tra, đánh giá.

- Quản lý chặt chẽ việc xử lý kết quả học tập của HS.

- Việc kiểm tra, đánh giá phải đảm bảo tính khách quan để GV không vì chạy theo thành tích mà đánh lừa Hiệu trưởng bằng cách ra đề dễ, chỉ đề sẵn hoặc cho điểm rộng.

- Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS bằng nhiều hình thức như vấn đáp, trắc nghiệm, tự luận, tiểu luận viết ở nhà.

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS là cơ sởđểGV và HS điều chỉnh và tự điều chỉnh hoạt động dạy và hoạt động học, Hiệu trưởng nhận định và đánh giá chất lương đào tạo của trường và điều chỉnh công tác quản lí hoạt động dạy học. Quản lý tốt việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS sẽ tạo động lực mọi mặt thúc đẩy các em về mọi mặt, trong đó có cả việc kích thích các em tự học và tự học có kết quảhơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự học của học sinh nội trú trường trung học cơ sở tại thủ đô viêng chăn nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào​ (Trang 44 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)