Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động tự học của học sinh nộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự học của học sinh nội trú trường trung học cơ sở tại thủ đô viêng chăn nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào​ (Trang 85)

2.5.1. Ưu điểm

- Phần lớn cán bộ quản lý, giáo viên và HS tham gia khảo sát này đã nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của tự học.

- Về ý thức, phần lớn HS chấp hành tốt nội quy, kỷ luật của trường, lớp; ý thức học tập tốt. Việc duy trì chấp hành thời gian tự học được đa số HS, CBQL và GV nhất trí đánh giá thực hiện tốt, vì đây là một trong những chức trách, nhiệm vụ của CBQL là quản lý việc tự học của HS, CBQL đã làm tốt công tác quản lý của mình về mặt duy trì thời gian tự học. Do đó, đã tạo nên bầu không khí nghiêm túc, tích cực học tập, góp phần giáo dục động cơ tự học cho HS

- Bước đầu học sinh đã biết áp dụng các hình thức tự học khác nhau

2.5.2. Hạn chế

- Về hoạt động tự học của học sinh: học sinh chưa nhận thực hết vai trò của tự học; động cơ tự học mang tính thực tế; nội dung tự học cũng chỉ nằm đối phó thái độ đối với việc lập kế hoạch chưa tích cực, tự giác; phương pháp tự học chưa phù hợp với mục tiêu, trách nhiệm tự kiểm tra tự học còn thấp…

- Về các quản lý hoạt động tự học của học sinh: Công tác giáo dục động cơ tự học cho học sinh chưa được chú trọng; công tác quản lý nội dung tự học, kế hoạch tự học bị buông lỏng. Quản lý phương pháp tự học của học sinh chưa đạt hiệu quảcao; các điều kiện cho hoạt động tự học của học sinh còn thiếu, lạc hậu, công tác kiểm tra đánh giá hoạt động tự học cũng chưa được quan tâm đúng mức.

2.5.3. Nguyên nhân

2.5.3.1. Nguyên nhân của những thành công

Trường THCS thủ đô Viêng Chăn đã đạt được nhiều thành tích trong thời gian qua là nhờ có sự quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo; ngoài ra, nhà trường có truyền thống học tập; Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên cũng đã thực

hiện tốt nhiệm vụ của mình và là nguồn cổ vũ để HS có ý thức phấn đấu trong học tập.

- Đội ngũ giáo viên từng bước đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh.

- Nhà trường luôn khích lệ giáo viên học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn.

2.5.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế

- Công tác xã hội hóa giáo dục chưa được đẩy mạnh, cơ sở vật chất cho hoạt động dạy học của giáo viên và hoạt động tự học của học sinh còn thiếu thốn, chất lượng chưa đảm bảo.

- Chất lượng quản lý giáo dục nó chung vẫn còn bất cập.

- Các nhà quản lý, giáo viên và gia đình HS chưa sâu sát trong việc quản lý hoạt động tự học của HS.

- Bệnh thành tích trong giáo dục chưa hoàn toàn chấm dứt.

Tiểu kết chương 2

Học sinh nội trú trường THCS thủ đô Viêng Chăn có thực hiện hoạt động tự học và mang lại những kết quả nhất định. Tuy nhiên, hoạt động tự học của học sinh vẫn còn một số tồn tại đó là: nhận thức của học sinh về tự học chưa toàn diện, phương pháp học tập của học sinh chưa khoa học; việc đổi mới phương pháp dạy học của GV đã được quan tâm chỉ đạo nhưng tiến hành còn chậm, cơ sở vật chất cơ bản đã được quan tâm nhưng còn thiếu và chưa đồng bộ, việc kiểm tra đánh giá hoạt động tự học của học sinh đã tiến hành thường xuyên nhưng chưa thực sự hiệu quả.

Công tác quản lý hoạt động tự học của trường THCS thủđô Viêng Chăn đã dần đi vào chiều sâu, hệ thống các nội quy, quy định ngày các hoàn thiện và triển khai thực hiện có hiệu quả nên kết quả học tập của HS ngày càng được nâng lên. Tuy nhiên, công tác này vẫn còn nhiều hạn chế ở các vấn đề: Quản lý việc bồi dưỡng động cơ tự học; Quản lý xây dựng và thực hiện kế hoạch tự học; Quản lý xây dựng nội dung tự học; Quản lý bồi dưỡng phương pháp tự học; Quản lý xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá kết quả tự học; Quản lý các điều kiện đảm bảo cho hoạt động tự học.

Tóm lại, để nâng cao được chất lượng việc tự học của học sinh nói chung và chất lượng quản lý hoạt động tự học nói riêng thì cần phải khắc phục được những hạn chế này. Muốn vậy, đòi hỏi phải có những biện pháp đồng bộ, khoa học và phù hợp để giải quyết thực trạng của các trường THCS thủ đô Viêng Chăn, nước CHDCND Lào.

Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA HỌC SINH NỘI TRÚ TRƯỜNG THCS TẠI THỦĐÔ VIÊNG CHĂN, NƯỚC CHDCND LÀO 3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

Các nguyên tắc nêu ra nhằm vào mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng và hiệu quả việc dạy và học thông qua công tác quản lý việc tự học của học sinh nội trú. Những biện pháp nêu ra nhằm nâng cao nhận thức của học sinh về vấn đề tự học và những hình thức quản lý nhằm thúc đẩy và nâng cao chất lượng học trong nhà trường.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ

Muốn phát huy được sức mạnh tổng hợp của các biện pháp quản lý thì các biện pháp quản lý thì các biện pháp phải đảm bảo đồng bộ, không mâu thuẫn, không tách rời nhau. Mỗi biện pháp có một ưu thế riêng, các biện pháp được thực hiện đan xen bởi chúng có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ với nhau, hỗ trợ nhau, ảnh hưởng lẫn nhau và tạo thành một chỉnh thể nhằm tác động đến nhiều mặt khác nhau của vấn đềđang được quản lý.

Trong quản lý quá trình tự học của học sinh nội trú cần chú trọng quản lý các yếu tốcơ bản: quán triệt mục tiêu kế hoạch và mục tiêu chương trình tự học; xây dựng các điều kiện cần thiết cho quá trình tự học như đội tự quản, cơ sở vật chất, môi trường sư phạm, mối quan hệ trong việc lập kế hoạch, tổ chức chỉ đạo thực hiện, kiểm tra… nhằm nâng cao chất lượng tự học.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Nguyên tắc này đòi hỏi người đề xuất các biện pháp quản lý phải kế thừa các biện pháp đã và đang thực hiện, tránh phủ định sạch trơn toàn bộ và đưa ra những biện pháp hoàn toàn mới mà không dựa trên cơ sở nhửng biện pháp cũ đã có. Biện pháp quản lý mới phải kế thừa có thể là toàn bộ biện pháp hoặc có thể

Tính kế thừa thể hiện sự tiếp nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai hay cụ thể là giữa cái đã làm, cái đang làm và sự vận động phát triển của vấn đề quản lý.

Để đảm bảo tính nguyên tắc này người nghiên cứu và nhà quản lý trong thực tiễn phải thấy được những điểm, biện pháp quản lý mới dựa trên cơ sở nền tảng của biện pháp quản lý cũ đang tiến hành. Đồng thời sự đề xuất biện pháp phải theo kịp và phù hợp với thực tiễn quản lý giáo dục để có thể có những biện pháp quản lý mới phù hợp và đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Có làm được như vậy trong nguyên tắc quản lý kế thừa mới giúp cho các nhà quản lý có con mắt biện chứng khi nhìn nhận và giải quyết các vấn đề quản lý.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Các biện pháp đề xuất phải có khảnăng áp dụng vào thực tiễn hoạt động để đổi mới quản lý việc tự học của học sinh nội trú một cách thuận lợi, trở thành hiện thực và có kết quả. Để đảm bảo tính khả thi, các biện pháp đề xuất phải căn cứ vào khảnăng và điều kiện cụ thể của nhà trường và phù hợp với thực tiễn dạy học hiện nay.

3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh nội trú

3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức và rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh học sinh

3.2.1.1. Mục đích

- Giúp học sinh nhận thức đúng về tự học, có ý thức vươn lên, hướng tới thái độ học tập tích cực: sự nghiêm túc, trách nhiệm, tính khiêm tốn, nhạy cảm, tính độc lập.

- Giúp học sinh có kỹ năng tự học phù hợp với khả năng thông qua hình thành phương pháp tự học. Khơi dậy tinh thần tự chủ về trí tuệ, tự chủ về đạo đức, thái độ học tập tốt, có phương pháp và kỹnăng tự học tạo nên không khí tự học trong toàn trường.

3.2.1.2. Nội dung và cách thực hiện

- Các lớp đầu cấp đều được quán triệt mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo của trường, các yêu cầu học tập học sinh nội trú ngay từ đầu năm học. Cụ thể hóa nội dung xây dựng trường học thân thiện.

- Làm cho hoạt động tự học là hoạt động có tổ chức của nhà trường được học sinh thừa nhận, việc thừa nhận không chỉ trong nhận thức mà còn thể hiện bằng hành động cụ thể trong việc cố gắng khắc phục những yếu kém trong học tập, nỗ lực chiếm lĩnh kiến thức tốt hơn, thể hiện sự khao khát được học để tự khẳng định mình. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục học sinh về ý nghĩa tự học thông qua đoàn thể, hệ tống truyền thanh… sinh hoạt chủ nhiệm của giáo viên bộmôn tác động đến hình thành động cơ, thái độ tự học.

- Trang bị những kỹ năng sống, giúp học sinh hòa đồng trong tổ chức tự học của nhà trường và cá nhân tự học có phương pháp: tổ chức các chuyên đề giáo dục kỹ năng sống cho học sinh như kỷ năng tổ chức, lập kế hoạch điều hành quá trình tự học, thích nghi với điều kiện… tạo nên năng lực tự học và phương pháp tự học, giáo viên bộ môn hướng dẫn phương pháp học tập bộ môn và định hướng cách tự học bộ môn trong mỗi đầu năm học.

- Cụ thể hóa các yêu cầu giáo dục và dạy học bộ môn của nhà trường, thống nhất các quan điểm chung các quy định thực hiện. Xây dựng bầu không khí học tập tích cực của mỗi lớp và phát huy tính tự chủ của học sinh trên cơ sở tôn trọng những nhu cầu chính đáng của người học. Thống nhất quan điểm toàn diện: phát triển trí tuệkho6ng tách rời tổng thể quan hệ tình cảm-xã hội, chủ động về đạo đức là động lực phát huy sự chủ động về trí tuệ giúp hoàn thiện nhân cách học sinh. Tổ chức tốt những hoạt động giáo dục đời sống nội trú, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, thẩm mỹ… cân đối với hoạt động dạy học làm cho học sinh không bị áp lực khép vào khuôn phép tự học.

3.2.2.Biện pháp 2: Nâng cao năng lực cho đội ngũ GV về tổ chức hoạt động tự học của học sinh

3.2.2.1. Mục đích

- Xác định rõ vai trò trách nhiệm của đội ngũ giáo viên trong quản lý hoạt động tự học để tổ chức thực hiện đúng mục đích yêu cầu.

- Nhận thức được đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng là động lực thúc đẩy hoạt động tự học.

- Nâng cao hiệu quả quản lý nhà trường trong hai hoạt động trọng tâm: quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ và chất lượng dạy học.

- Tạo niềm tin cho học sinh về sự tận tâm, nhiệt tình, hết lòng vì học sinh thân yêu của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên.

3.2.2.2. Nội dung và cách thực hiện

- Bồi dưỡng cho cán bộ giáo viên quan điểm, phương pháp dạy học tích cực và quy trình dạy học-tự học, trang bị lý luận dạy học và định hướng đúng cho đội ngũ giáo viên trong việc đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với lứa tuổi học sinh.

Việc bồi dưỡng quan điểm, đổi mới phương pháp, quy trình dạy học tích cực cho giáo viên là rất cần thiết, quan trọng làm thay đổi nhận thức bảo thủ không muốn đổi mới của một bộ phận giáo viên.Tổ chức dạy chuyên đề vào mỗi đầu năm học, có sơ kết, tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm.

Phát động phong trào nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học tích cực theo đặc điểm bộ môn, có thể mỗi tổ tập trung nghiên cứu một chủ điểm, chủ điểm đó có tác động đến hoạt động tự học của học sinh (phương pháp nêu vấn đề, phương pháp dạy học hợp tác, kiểm tra các yêu cầu học tập,..).

Đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS thủ đô Viêng Chăn là quá trình áp dụng các phương pháp dạy học tiên tiến vào nhà trường trên cơ sở phát huy những yếu tố tích cực của phương pháp truyền thống nhằm thay đổi cách thức, phương pháp học tập của học sinh, chuyển từ học tập thụ động, ghi nhớ

kiến thức là chính sang học tập tích cực chủ động, sáng tạo chú trọng bồi dưỡng phương pháp tự thọc rèn luyện kĩ năng vào thực tiễn. Vì vậy, nên thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa về dạy học theo hướng dạy - tự học vì thông qua các buổi sinh hoạt ngoại khóa, tham quan hội thảo trao đổi kinh nghiệm học tập mà học sinh học hỏi thêm nhiều kiến thức mới, trang bị thêm cho bản thân phương pháp học tập phù hợp hơn để nâng cao chất lượng học tập.. - Quy chế yêu cầu dạy học-tự học và nhiệm vụ quản lý hoạt động tự học trong từng năm học: tăng cường quản lý hoạt động chuyên môn bằng qui chế, thống nhất các quy định soạn giảng, cách thức quản lý hoạt động tự học của học sinh, trách nhiệm của giáo viên quản lý giờ giấc tự học và các biện pháp chống dạy thụ động, dạy chay. Tiêu chuẩn hóa hoạt động của giáo viên để đánh giá khách quan, chính xác, từđó có biện pháp kích thích hoạt động.

- Đánh giá hoạt động của giáo viên môt cách nghiêm túc về quản lý và chất lượng dạy-học trên cơ sở các quy chế và cụ thể hóa các yêu cầu kiể tra. Giao cho tổ chuyên môn thống nhất các yêu cầu và biện pháp đánh giá sâu sát giáo viên trong tổ, dựa trên các tiêu chuẩn chung của nhà trường, chú ý đến chất lượng chuyên môn và kết quả tiến bộ của học sinh

- Hiệu trưởng quan tâm chỉ đạo hàng tháng có kế hoạch kiểm tra tổ chuyên môn để công tác đánh giá đúng yêu cầu, có tác dụng thúc đẩy hoạt động tự học của học sinh. Cần có chế độ khen thưởng xứng đáng để động viên kịp thời những cá nhân làm tốt, có hiệu quả thiết thực, được học sinh tín nhiệm, đểđiều chỉnh những người chưa làm tốt sẽ làm tốt hơn.

3.2.3. Biện pháp 3: Phát huy tính tự chủ của học sinh và giáo viên chủnhiệm trong việc lập kế hoạch tự học của cá nhân nhiệm trong việc lập kế hoạch tự học của cá nhân

3.2.3.1. Mục đích

- Hình thành kỹ năng lập kế hoạch học tập, giúp học sinh có thói quen làm việc có kế hoạch, chấp hành kế hoạch chung của lớp

- Tăng cường trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm, của thầy cô tham gia quản lý hoạt động tự học của học sinh. Phát huy vai trò tự quản của lớp qua việc thực hiện kế hoạch đề ra

3.2.3.2. Nội dung và cách thực hiện

- Hướng dẫn cách tổ chức tự học và kỹ năng lập kế hoạch cho học sinh, nâng cao tính chủ động xây dựng kế hoạch tự học của học sinh và phân công trách nhiệm kiểm tra cho từng bộ phận.

Giáo viên chủ nhiệm kết hợp với cán bộ thi đua của Đoàn hoặc chi Đoàn giáo viên bồi dưỡng cách tổ chức tự học và phương pháp lập kế hoạch tự học cho học sinh lớp 10, có kế hoạch kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giúp học sinh điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu tự học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự học của học sinh nội trú trường trung học cơ sở tại thủ đô viêng chăn nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào​ (Trang 85)