Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức và rèn luyện kỹ năng tự học cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự học của học sinh nội trú trường trung học cơ sở tại thủ đô viêng chăn nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào​ (Trang 89 - 92)

hiện thực và có kết quả. Để đảm bảo tính khả thi, các biện pháp đề xuất phải căn cứ vào khảnăng và điều kiện cụ thể của nhà trường và phù hợp với thực tiễn dạy học hiện nay.

3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh nội trú

3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức và rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh học sinh

3.2.1.1. Mục đích

- Giúp học sinh nhận thức đúng về tự học, có ý thức vươn lên, hướng tới thái độ học tập tích cực: sự nghiêm túc, trách nhiệm, tính khiêm tốn, nhạy cảm, tính độc lập.

- Giúp học sinh có kỹ năng tự học phù hợp với khả năng thông qua hình thành phương pháp tự học. Khơi dậy tinh thần tự chủ về trí tuệ, tự chủ về đạo đức, thái độ học tập tốt, có phương pháp và kỹnăng tự học tạo nên không khí tự học trong toàn trường.

3.2.1.2. Nội dung và cách thực hiện

- Các lớp đầu cấp đều được quán triệt mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo của trường, các yêu cầu học tập học sinh nội trú ngay từ đầu năm học. Cụ thể hóa nội dung xây dựng trường học thân thiện.

- Làm cho hoạt động tự học là hoạt động có tổ chức của nhà trường được học sinh thừa nhận, việc thừa nhận không chỉ trong nhận thức mà còn thể hiện bằng hành động cụ thể trong việc cố gắng khắc phục những yếu kém trong học tập, nỗ lực chiếm lĩnh kiến thức tốt hơn, thể hiện sự khao khát được học để tự khẳng định mình. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục học sinh về ý nghĩa tự học thông qua đoàn thể, hệ tống truyền thanh… sinh hoạt chủ nhiệm của giáo viên bộmôn tác động đến hình thành động cơ, thái độ tự học.

- Trang bị những kỹ năng sống, giúp học sinh hòa đồng trong tổ chức tự học của nhà trường và cá nhân tự học có phương pháp: tổ chức các chuyên đề giáo dục kỹ năng sống cho học sinh như kỷ năng tổ chức, lập kế hoạch điều hành quá trình tự học, thích nghi với điều kiện… tạo nên năng lực tự học và phương pháp tự học, giáo viên bộ môn hướng dẫn phương pháp học tập bộ môn và định hướng cách tự học bộ môn trong mỗi đầu năm học.

- Cụ thể hóa các yêu cầu giáo dục và dạy học bộ môn của nhà trường, thống nhất các quan điểm chung các quy định thực hiện. Xây dựng bầu không khí học tập tích cực của mỗi lớp và phát huy tính tự chủ của học sinh trên cơ sở tôn trọng những nhu cầu chính đáng của người học. Thống nhất quan điểm toàn diện: phát triển trí tuệkho6ng tách rời tổng thể quan hệ tình cảm-xã hội, chủ động về đạo đức là động lực phát huy sự chủ động về trí tuệ giúp hoàn thiện nhân cách học sinh. Tổ chức tốt những hoạt động giáo dục đời sống nội trú, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, thẩm mỹ… cân đối với hoạt động dạy học làm cho học sinh không bị áp lực khép vào khuôn phép tự học.

3.2.2.Biện pháp 2: Nâng cao năng lực cho đội ngũ GV về tổ chức hoạt động tự học của học sinh

3.2.2.1. Mục đích

- Xác định rõ vai trò trách nhiệm của đội ngũ giáo viên trong quản lý hoạt động tự học để tổ chức thực hiện đúng mục đích yêu cầu.

- Nhận thức được đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng là động lực thúc đẩy hoạt động tự học.

- Nâng cao hiệu quả quản lý nhà trường trong hai hoạt động trọng tâm: quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ và chất lượng dạy học.

- Tạo niềm tin cho học sinh về sự tận tâm, nhiệt tình, hết lòng vì học sinh thân yêu của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên.

3.2.2.2. Nội dung và cách thực hiện

- Bồi dưỡng cho cán bộ giáo viên quan điểm, phương pháp dạy học tích cực và quy trình dạy học-tự học, trang bị lý luận dạy học và định hướng đúng cho đội ngũ giáo viên trong việc đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với lứa tuổi học sinh.

Việc bồi dưỡng quan điểm, đổi mới phương pháp, quy trình dạy học tích cực cho giáo viên là rất cần thiết, quan trọng làm thay đổi nhận thức bảo thủ không muốn đổi mới của một bộ phận giáo viên.Tổ chức dạy chuyên đề vào mỗi đầu năm học, có sơ kết, tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm.

Phát động phong trào nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học tích cực theo đặc điểm bộ môn, có thể mỗi tổ tập trung nghiên cứu một chủ điểm, chủ điểm đó có tác động đến hoạt động tự học của học sinh (phương pháp nêu vấn đề, phương pháp dạy học hợp tác, kiểm tra các yêu cầu học tập,..).

Đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS thủ đô Viêng Chăn là quá trình áp dụng các phương pháp dạy học tiên tiến vào nhà trường trên cơ sở phát huy những yếu tố tích cực của phương pháp truyền thống nhằm thay đổi cách thức, phương pháp học tập của học sinh, chuyển từ học tập thụ động, ghi nhớ

kiến thức là chính sang học tập tích cực chủ động, sáng tạo chú trọng bồi dưỡng phương pháp tự thọc rèn luyện kĩ năng vào thực tiễn. Vì vậy, nên thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa về dạy học theo hướng dạy - tự học vì thông qua các buổi sinh hoạt ngoại khóa, tham quan hội thảo trao đổi kinh nghiệm học tập mà học sinh học hỏi thêm nhiều kiến thức mới, trang bị thêm cho bản thân phương pháp học tập phù hợp hơn để nâng cao chất lượng học tập.. - Quy chế yêu cầu dạy học-tự học và nhiệm vụ quản lý hoạt động tự học trong từng năm học: tăng cường quản lý hoạt động chuyên môn bằng qui chế, thống nhất các quy định soạn giảng, cách thức quản lý hoạt động tự học của học sinh, trách nhiệm của giáo viên quản lý giờ giấc tự học và các biện pháp chống dạy thụ động, dạy chay. Tiêu chuẩn hóa hoạt động của giáo viên để đánh giá khách quan, chính xác, từđó có biện pháp kích thích hoạt động.

- Đánh giá hoạt động của giáo viên môt cách nghiêm túc về quản lý và chất lượng dạy-học trên cơ sở các quy chế và cụ thể hóa các yêu cầu kiể tra. Giao cho tổ chuyên môn thống nhất các yêu cầu và biện pháp đánh giá sâu sát giáo viên trong tổ, dựa trên các tiêu chuẩn chung của nhà trường, chú ý đến chất lượng chuyên môn và kết quả tiến bộ của học sinh

- Hiệu trưởng quan tâm chỉ đạo hàng tháng có kế hoạch kiểm tra tổ chuyên môn để công tác đánh giá đúng yêu cầu, có tác dụng thúc đẩy hoạt động tự học của học sinh. Cần có chế độ khen thưởng xứng đáng để động viên kịp thời những cá nhân làm tốt, có hiệu quả thiết thực, được học sinh tín nhiệm, đểđiều chỉnh những người chưa làm tốt sẽ làm tốt hơn.

3.2.3. Biện pháp 3: Phát huy tính tự chủ của học sinh và giáo viên chủnhiệm trong việc lập kế hoạch tự học của cá nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự học của học sinh nội trú trường trung học cơ sở tại thủ đô viêng chăn nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào​ (Trang 89 - 92)