Tìm hiểu thực trạng quản lí hoạt động tự học của học sinh nội trú ở các trường THCS tại thủđô Viêng Chăn - Nước CHDCND Lào.
2.2.2. Nội dung khảo sát
- Thực trạng hoạt động tự học của học sinh nội trú ở các trường THCS tại thủđô Viêng Chăn - Nước CHDCND Lào.
- Thực trạng quản lí hoạt động tự học của học sinh nội trú ở các trường THCS tại thủđô Viêng Chăn - Nước CHDCND Lào.
2.2.3. Phương pháp khảo sát
Phương pháp chính được sử dụng là phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. Từ những lí luận của đề tài, người nghiên cứu xây dựng 02 mẫu bảng hỏi (xem
trường THCS nội trú tại thủ đô Viêng Chăn, nước CHDCND Lào (được mã hóa là TH1 và TH2). Ba mẫu phiếu hỏi đều được thiết kế gồm 2 phần: thông tin chung và nội dung chi tiết
+ Mẫu 1: Bảng hỏi về thực trạng quản lí HĐTH của học sinh ở các trường THCS nội trú tại thủ đô Viêng Chăn, nước CHDCND Lào. Bảng hỏi được tiến hành với 30 giáo viên & 20 CBQL của hai trường THCS Viêng Chăn và trường THCS Boun Kerd.
+ Mẫu 2: Bảng hỏi về thực trạng HĐTH của học sinh ở các trường THCS nội trú tại thủđô Viêng Chăn, nước CHDCND Lào. Bảng hỏi được phát cho 300 học sinh gồm 150 học sinh trường THCS Viêng Chăn và 150 học sinh trường THCS Boun Kerd. Trong số đó, có 140 học sinh nam và 160 học sinh nữ. Tính theo khối lớp thì có 94 học sinh lớp 7; số học sinh lớp 8 là 104 em và 102 học sinh lớp 9. Về học lực, có 18,2% đạt loại giỏi, 46,5% học sinh khá và 35,3% học sinh xếp loại học lực trung bình.
Tổng cộng sốlượng khách thể khảo sát thực là 350 người.
* Cách thực hiện:
Phương pháp này được thực hiện qua hai giai đoạn:
- Giai đoạn thứ nhất: Trước khi phát bảng hỏi đến 2 trường THCS, người nghiên cứu có quan sát thực trạng tại 2 trường nêu trên nhằm đánh giá tính thực tế, tính dễ hiểu và dễ thực hiện, đồng thời chỉnh sửa một số nội dung khảo sát phù hợp với học sinh nội trú cấp THCS.
- Giai đoạn thứ hai: Sau khi chỉnh sửa hoàn chỉnh, người nghiên cứu tiến hành phát bảng hỏi đến 2 trường THCS nội trú.
2.3. Thực trạng hoạt động tự học của học sinh nội trútrường THCS tại thủđô Viêng Chăn – Nước CHDCND Lào đô Viêng Chăn – Nước CHDCND Lào
Để tìm hiểu hoạt động tự học của học sinh và hoạt động quản lí tự học của học sinh, chúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng phiếu trưng cầu ý kiến đối với các giáo viên, CBQL và học sinh. Bên cạnh đó, người nghiên cứu còn
quan sát các hoạt động cụ thể trong nhà trường nhằm làm rõ thêm những số liệu đã thu thập được qua phiếu điều tra; đồng thời tham khảo các báo cáo tổng kết năm học của trường, các văn bản của Bộ Giáo dục và Thể thao Thủ đô Viêng Chăn – nước CHDCND Lào.
2.3.1. Thực trạng nhận thức của học sinh, giáo viên và CBQL về tầm quan trọng của hoạt động tự học quan trọng của hoạt động tự học
Chúng tôi dùng câu hỏi 1 cho cả 2 mẫu phiếu M1 và M2 (xem phần phụ lục). Kết quả trả lời như sau:
50 GV, cán bộ quản lý (chiếm 100%) và 268 HS (chiếm 89,3%) cho rằng HĐTH của HS là rất cần thiết, còn 32 HS (chiếm 10,7%) trả lời HĐTH là cần thiết.
Từ số liệu trên ta thấy: Toàn bộ GV, cán bộ quản lý và hầu hết HS nội trú có nhận thức rõ ràng trong quá trình đào tạo ở nhà trường HĐTH của HS là rất cần thiết. Vì đây là nhân tố quyết định trực tiếp kết quả học tập, rèn luyện của HS nói riêng và chất lượng đào tạo của nhà trường nói chung. Ý kiến của GV, cán bộ quản lý và HS nội trú về tác dụng của HĐTH được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.1. Thực trạng nhận thức của HS nội trú trường THCS tại thủ đô Viêng Chăn – Nước CHDCND Lào về tác dụng của HĐTH
STT Tác dụng GV-CBQL (Tổng số GV-CBQL: 50) HS (Tổng số HS: 300) SL % SL % 1 Giúp HS nắm vững, mở rộng và hiểu sâu sắc hơn những kiến thức đã học trên lớp 50 100 285 95,0 2 Giúp HS vận dụng kiến thức vào giải quyết những nhiệm vụ học tập mới 50 100 268 89,3
3 Giúp HS đạt kết quả cao trong
kiểm tra và thi 50 100 273 91,0
4 Giúp rèn luyện kỹ năng học tập, làm việc độc lập và nghiên cứu khoa học
46 92,0 252 84,0
5 Giúp HS hình thành ý thức kỷ luật 44 88,0 225 75,0 6 Giúp HS tăng thêm khả năng tự
đánh giá về năng lực của bản thân 45 90,0 218 72,7 7 Giúp HS vững vàng trong công
tác sau này 48 96,0 210 70,0
Từ bảng số liệu điều tra 2.1 chúng ta thấy: Hầu hết HS trường nội trú ở thủ dô Viêng Chăn có nhận thức khá đầy đủ về tác dụng của HĐTH trong việc nắm vững, mở rộng và hiểu sâu sắc hơn kiến thức đã học trên lớp 95,0%, tự học giúp HS vận dụng kiến thức vào giải quyết những nhiệm vụ học tập mới 89,3%; có 91,0 % HS cho rằng tự học giúp HS đạt kết quả cao trong kiểm tra và thi.
Tuy nhiên vẫn còn 16,0% HS cho rằng HĐTH không có tác dụng giúp họ rèn luyện kỹnăng học tập, làm việc độc lập và nghiên cứu khoa học; 27,3% HS cho rằng HĐTH không có tác dụng giúp tăng thêm khảnăng tự đánh giá vềnăng lực của bản thân; 25% HS cho rằng HĐTH không có tác dụng giúp hình thành ý thức kỷ luật.
Đặc biệt có đến 30,0% HS không nhận thấy được HĐTH sẽ giúp họ vững vàng trong công tác sau này. Qua trao đổi với những HS không nhận thấy được HĐTH sẽ giúp họ vững vàng trong công tác sau này thì họ cho rằng kiến thức học trên sách vở chỉ là lý thuyết, quan trọng vẫn là kinh nghiệm thực tiễn sau này mà học tích luỹđược trong quá trình làm việc.
Như vậy, đa số HS nội trú đều khẳng định tự học có tác dụng, vai trò quan trọng nhằm giúp cho HS hiểu sâu sắc hơn những kiến thức đã học trên lớp; hình thành và phát huy tính độc lập và sáng tạo trong học tập. Từ việc xác định đúng đắn vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của HĐTH sẽ giúp HS xác định động cơ và thái độ học tập đúng đắn.
Ngoài việc điều tra được tiến hành như trên, chúng tôi còn trực tiếp trao đổi với các em HS nội trú, đa số các em HS nhận thức được tầm quan trọng của HĐTH. Các em cho rằng, những kiến thức mà các thầy, cô giáo dạy trên lớp rất quan trọng nhưng chỉ là những định hướng, gợi mở những vấn đề lớn. Muốn hiểu sâu sắc các vấn đề đó thì bản thân các em phải nỗ lực trong công tác tự học ở nhà.
Qua trao đổi với GV và cán bộ quản lý, các thầy, cô giáo cũng nhấn mạnh vai trò của HĐTH của HS trong việc nắm vững, mở rộng và hiểu sâu sắc những kiến thức mà các thầy cô đã hướng dẫn, tổ chức cho các em nhận thức trên lớp. Các thầy cô cũng khẳng định HĐTH có tác dụng giúp HS rèn luyện kỹnăng học tập, làm việc độc lập và nghiên cứu khoa học, hình thành ý thức kỷ luật, tăng thêm khả năng tự đánh giá về năng lực của bản thân và vững vàng trong công
2.3.2. Động cơ tự học của HS
Mọi hoạt động của con người đều có mục đích, được thúc đẩy bởi động cơ, động cơ hoạt động là lực đẩy giúp chủ thể vượt khó khăn để đạt được mục đích đã định. HĐTH của HS phải được xây dựng bởi động cơ tự học, mà động cơ tự học lại được hình thành từ nhu cầu bản chất của vấn đề giáo dục, trong đó hình thành nhu cầu, động cơ tự học cho HS là yếu tố quyết định.
Để tìm hiểu thực trạng về động cơ tự học của HS nội trú chúng tôi sử dụng câu hỏi 2 mẫu M1 và câu hỏi 2 mẫu M2, kết quả thu được như sau:
Bảng 2.2. Động cơ tự học của HS nội trú trường THCS tại thủ đô Viêng Chăn
STT Động cơ tự học Quan trọng Bình thường Không quan trọng
SL % SL % SL %
1 Để có nhu cầu, kỹ năng thỏa mãn nhu cầu hiểu biết khoa học, hoàn thiện nhân cách và phục vụ nghề nghiệp sau này
290 96,67 11 3,67 0 0
2 Để có tấm bằng tốt nghiệp 219 73 87 29 12 4 3 Yêu thích nghề nghiệp 169 56,33 116 38,66 16 5,33 4 Đểđược học bổng 83 27,66 144 48 73 24,33 5 Để thể hiện được trước mắt
mọi người và làm vui lòng mọi người
80 26,66 131 43,66 89 29,66
Bảng 2.3. Ý kiến của GV và CBQL vềđộng cơ tự học của HS nội trú STT Động cơ tự học Ý kiến (%) Đại đa số Một số ít Không có SL % SL % SL %
1 Để có nhu cầu, kỹ năng thỏa mãn nhu cầu hiểu biết khoa học, hoàn thiện nhân cách và phục vụ nghề nghiệp sau này
45 90 5 10 0 0
2 Để có tấm bằng tốt nghiệp 41 82 6 12 3 6 3 Yêu thích nghề nghiệp 31 62 14 28 5 10
4 Để được học bổng 34 68 9 18 7 14
5 Để thể hiện được trước mắt mọi người và
làm vui lòng mọi người 15 30 13 26 22 44 6 Cốt để thi qua các môn 36 72 7 14 4 14 Theo kết quả điều tra ở bảng 2.2 và bảng 2.3: có 96, 67% HS cho rằng tự học là để có kiến thức, kỹnăng, thỏa mãn nhu cầu hiểu biết khoa học, hoàn thiện nhân cách và phục vụ nghề nghiệp sau này; 56, 33 % cho rằng tự học là do yêu thích nghề nghiệp; có tới 73,0% cho rằng động cơ học tập là quan trọng để có tấm bằng tốt nghiệp, điều này cũng hoàn toàn chính đáng và phù hợp với ý kiến của 90, 0% GV + CBQL cho rằng đại đa số HS tự học để có kiến thức, kỹnăng thỏa mãn nhu cầu hiểu biết khoa học, hoàn thiện nhân cách và phục vụ nghề nghiệp sau này; 72, 0% GV + CBQL cho rằng đại đa số HS tự học do động cơ cốt để thi qua các môn học; 82, 0% GV + CBQL cho rằng đại đa số HS có động cơ tự học là để có tấm tốt nghiệp. Với những động cơ này HS sẽ nỗ lực ý chí, quyết tâm cao trong học tập. Các em sẽ khắc phục được những khó khăn để vươn lên trong học tập. Từ kết quả trên, chúng ta thấy phần lớn HS nội trú
Tuy nhiên, theo kết quả điều tra còn có tới 32, 33 % HS có động cơ để cốt thi qua các môn học; động cơ để có học bổng 27, 66 %; động cơ để thể hiện mình trước mọi người và để vui lòng người thân là 30, 0%. Qua trao đổi trực tiếp với những HS này, chúng tôi nhận thấy phần lớn những HS có động cơ phấn đấu để được học bổng là những em có khả năng học tốt và thuộc gia đình chính sách. Vì vậy, các em cho rằng để phấn đấu được học bổng thì các em phải nổ lực hết sức để lĩnh hội các kiến thức khoa học, đó cũng là tiền đề để sau này các em vững tin trong công việc. Ngoài ra, tiền học bổng sẽ giúp cho các em một phần nào đó trong việc chi tiêu và tiết kiệm tiền cho gia đình.
Khi trao đổi với những em có động cơ học cốt để thi qua các môn học, chúng tôi nhận thấy, các em là những HS có lực học bình thường ở các trường phổ thông, do không thi đỗ vào trường THCS công lập nên xét tuyển vào trường THCS nội trú.Chính vì thế, việc phấn đấu để có học bổng đối với các em là khó, các em chỉ cố gắng học để thi qua các môn học và lấy bằng tốt nghiệp.
Như vậy, chúng ta thấy hai động cơ bên trong và bên ngoài cùng hình thành trong HS. HS say mê trong tự học nhưng cũng có thể vì sức hấp dẫn, lôi cuốn khác nhau. Vì vậy, nó tạo nên cho HS sự căng thẳng tâm lý, gây ra tình trạng học đối phó cốt để thi qua, hoặc được học bổng hoặc vì lý do nào đó. Từ những vấn đề ấy đặt ra cho nhà trường phải có biện pháp giáo dục động cơ tự học đúng đắn. Vấn đềđộng cơ tự học phải thực sự trở thành nhu cầu để có kiến thức và kỹnăng phục vụ công việc sau này của các em.
2.3.3. Thời gian dành cho tự học của HS
Chúng ta biết rằng, bất cứ một hoạt động nào diễn ra cũng cần phải có một lượng thời gian nhất định, lượng thời gian đó ít hay nhiều tùy thuộc vào phương pháp hoạt động, trình độngười thực hiện phương pháp, vốn kinh nghiệm, những kĩ năng, kĩ xảo và nhu cầu của chủ thể thực hiện nó. Như vậy thời gian có vai trò rất quan trọng đối với mỗi hoạt động của con người, nó là cơ sở, là nền tảng để chúng ta có thể thực hiện được mọi hoạt động của mình.
Đặc biệt, đối với các hoạt động học tập nói chung, hoạt động tự học nói riêng của HS các trường THCS thì thời gian lại càng quan trọng và cần thiết. Ngoài thời gian tự học theo quy định, các em có thể tự học trong thời gian sinh hoạt văn hoá, văn nghệ, thể thao; tham gia ít nhất 01 câu lạc bộ.
Để tìm hiểu thực trạng sử dụng thời gian cho HĐTH của HS, chúng tôi dùng câu hỏi 3 mẫu M1 cho HS (xem phần phụ lục) để điều tra. Kết quả thu được được thể hiện dưới bảng 2.4.
Bảng 2.4. Ý kiến của HS nội trú về thời gian tự học của mình
STT Thời gian tự học SL Tỉ lệ %
1 Rất nhiều (trên 8 giờ / ngày) 18 6
2 Đủ (7-8 giờ / ngày) 85 28,33
3 Còn ít (4-6 giờ / ngày) 120 40
4 Quá ít (2-3 giờ / ngày) 77 25,67
Từ bảng kết quả điều tra 2.4 ta thấy: có 6,00 % cho rằng thời gian dành cho tự học của mình rất nhiều, kết quả điều tra này phù hợp với động cơ tự học của các em là phấn đấu dành học bổng nên thời gian dành cho tự học của mình là rất nhiều; có 28, 33 % HS cho rằng thời gian dành cho tự học của mình đã đủ; có 40, 0 % HS tự đánh giá thời gian dành cho tự học của mình ít; và 25,67 % HS thừa nhận thời gian dành cho tự học của mình quá ít.
Để có thêm thông tin về vấn đề này chúng tôi dùng tiếp câu hỏi 3 mẫu M2 dành cho GV và CBQL. Kết quả thu được như sau:
Bảng 2.5. Ý kiến của GV và CBQL về thời gian tự học của HS
STT Thời gian tự học Đại đa số Một số Rất ít
SL % SL % SL %
1 Rất nhiều (trên 8 giờ / ngày) 4 8 14 28 32 64
2 Đủ (7-8 giờ / ngày) 7 14 25 50 72 36
Kết quả từ 2 kênh thông tin như trên cho thấy: Phần nhiều HS dành thời gian cho HĐTH chưa đủ, thậm chí còn quá ít. Có tới trên 60% HS và GV-CBQL cho rằng thời gian tự học của học sinh còn ít và quá ít. Những kết quả đó hoàn toàn phù hợp với sự quan sát của chúng tôi về thời gian tự học của HS nội trú tại KTX và thư viện.
2.3.4. Hình thức tự học của HS
Hình thức tự học ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng tự học của HS. Vì vậy, muốn học tập đạt kết quả cao, HS phải biết lựa chọn cho mình những hình thức tự học thích hợp với điều kiện và đặc điểm nhận thức của bản thân. Để tìm hiểu thực trạng vấn đề này chúng tôi đã dùng câu hỏi 5 trong hai mẫu phiếu. Số liệu điều tra thu được như sau:
Bảng 2.6. Các hình thức tự học của HS nội trú TT Các hình thức tự học