Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tự học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự học của học sinh nội trú trường trung học cơ sở tại thủ đô viêng chăn nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào​ (Trang 39 - 41)

1.3. Lý luận về hoạt động tự học của học sinh nội trú trường THCS

1.3.8. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tự học

Hoạt động tự học là một thành phần của hoạt động dạy học, một yếu tố của dạy học. Do vậy, hoạt động tự học chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong đó có hai yếu tốcơ bản là yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan [19].

* Yếu tố khách quan là các yếu tốtác động từ bên ngoài vào chủ thể người học, bao gồm:

- Nội dung chương trình: Nội dung chương trình môn học đó là đối tượng lĩnh hội của học sinh trong quá trình học tập và tự học. Nội dung môn học chủ yếu được thể hiện trong sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, trong các nguồn thông tin khác nhau. Nội dung môn học không chỉ là một hệ thống tri thức mà ẩn chứa trong nó là tính mới mẻ, cách thức hành động, cách thức tiếp cận. Nội dung môn học gắn với thực tiễn cuộc sống, với vốn sống của học sinh.

Nội dung chương trình môn học có tác động rất nhiều đến phương pháp giảng dạy của giáo viên, qua đó tác động đến quá trình nhận thức của học sinh, tác động đến cách học sinh học thế nào, thụđộng hay chủđộng tự học.

- Phương pháp giảng dạy: Phương pháp giảng dạy của giáo viên đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong việc định hướng ý thức tự học của học sinh, là yếu tố ảnh hưởng lớn tới năng lực và hiệu quả tự học của học sinh. Vì giáo viên là chủ thể của hoạt động dạy học. Phương pháp giảng dạy sẽ có tác động tích cực nếu nếu giáo viên biết khơi dậy tính ham muốn học hỏi của học sinh, tức là giáo viên phải nhắm đến mục tiêu và phát huy nội lực của người học. Lý luận dạy học cho rằng đó là phương pháp dạy học tích cực, lấy người học làm trung tâm. Giáo viên không giảng theo lối độc thoại, mà cần giảng theo hướng gợi mở, đặt câu hỏi để kích thích tư duy sáng tạo của người học, hướng dẫn học sinh tích cực tham gia vào thảo luận, làm việc nhóm, xử lý các bài tập tình huống.

- Cách thức đánh giá kết quả học tập:

Việc đánh giá kết quả học tập có quan hệ hữu cơ với phương pháp giảng dạy. Nếu phương pháp giảng dạy đảm bảo tính tích cực và rèn luyện học sinh

khả năng tự học thì việc đánh giá kết quả học tập của học sinh đòi hỏi công sức và thời gian của giáo viên bỏra cũng nhiều hơn. Việc đánh giá cần khách quan, chính xác và luôn luôn theo hướng khuyến khích học sinh học tập.

- Môi trường học tập và điều kiện cơ sở vật chất: Con người là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội. Tính cách con người nói chung và người học sinh nói riêng không chỉ do ảnh hưởng của giáo dục ở nhà trường phổ thông mà còn do ảnh hưởng của môi trường xã hội. Giáo dục gia đình là hạt nhân cơ bản hình thành tính cách người học ngay từ thuở ấu thơ. Sự giáo dục trong gia đình, tấm gương học tập của bố mẹ, anh chị, phong trào học tập trong trường, lớp là nhân tố cơ bản định hướng cho sự phấn đấu đi lên trong học tập, giúp các em hình thành ý thức tự học. Bên cạnh yếu tốmôi trường đã nêu trên thì điều kiện cơ sở vật chất như ký túc xá, phòng học, bàn ghế, thư viện, hệ thống mạng Internet, phương tiện thiết bị, sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo .v.v. phục vụ cho dạy học cũng có ảnh hưởng đến tự học của học sinh.

- Thời gian dành cho tự học:

Hoạt động tự học đòi hỏi phải có quỹ thời gian phù hợp, nên học sinh phải bố trí kế hoạch thật khoa học đểđảm bảo quá trình tự học đạt hiệu quả.

- Tổ chức quản lý học sinh tự học:

Hoạt động tự học là hoạt động mang tính tự giác, độc lập cao nhưng không thể tách rời công tác tổ chức quản lý để học sinh nâng cao tính tích cực, tự giác học tập.

* Yếu tố chủ quan là các yếu tố bên trong quyết định trực tiếp đến kết quả của hoạt động tự học. Trong quá trình tự học, yếu tố nội lực của cá nhân người học là yếu tố cơ bản nhất quyết định chất lượng và hiệu quả của hoạt động tự học. Sự trợ giúp của yếu tố ngoại lực chỉ có tác dụng hỗ trợ, kích thích các yếu tố nội lực phát triển. Nội lực của học sinh bao gồm: [22].

tự học là những yếu tố bên trong không thể thiếu được đối với hoạt động tự học của học sinh. Trong đó phương pháp tự học có ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập của HS. Vì tự học mang tính chất tự giác, nhưng dễ bị hoàn cảnh khách quan chi phối. Mặt khác, HS thường quen với việc học tập có sự giúp đỡ của GV, các em tiếp nhận nhiệm vụ và kế hoạch học tập một cách thụ động, không tự mình lựa chọn phương pháp học tập phù hợp do đó ảnh hưởng nhiều đến kết quả tự học.

- Yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động tự học với tư cách là tiềm năng tự học của học sinh như yếu tố bẩm sinh, di truyền và một số kỹnăng tự học.

- Yếu tố sức khoẻ cá nhân: Hoạt động tự học là hoạt động căng thẳng, mất nhiều năng lượng thần kinh. Do vậy, đòi hỏi học sinh phải có sức khoẻ tốt thì mới đảm bảo cho hoạt động tự học đạt hiệu quả.

Tóm lại: Có nhiều yếu tố chi phối hoạt động tự học, trong đó các yếu tố chủ quan đóng vai trò cốt lõi, các yếu tố khách quan đóng vai trò chi phối. Nắm được các yếu tố chi phối hoạt động tự học sẽ giúp quản lý tốt hoạt động tự học của học sinh. Rèn luyện, bồi dưỡng các kỹ năng tự học cùng với việc xác định mục đích, động cơ tự học, lựa chọn phương pháp, hình thức tự học là cần thiết; điều quan trọng là học sinh phải có các kỹnăng tự học đó là: đọc sách, ghi chép, hệ thống hoá, khái quát hoá, tự kiểm tra đánh giá .v.v. Để tự học đạt kết quả thì học sinh phải có tri thức, có tư duy khoa học, biến động cơ tự học thành kết quả và tự tin vào bản thân, từ đó bồi dưỡng và phát triển hứng thú học tập, duy trì tính tích cực, chủđộng, sáng tạo và tư duy khoa học trong hoạt động tự học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự học của học sinh nội trú trường trung học cơ sở tại thủ đô viêng chăn nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào​ (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)