Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động tự học của học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự học của học sinh nội trú trường trung học cơ sở tại thủ đô viêng chăn nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào​ (Trang 51 - 55)

sinh nội trú trường trung học cơ sở

1.5.1. Yếu tố khách quan

- Vấn đề về chương trình, nội dung đào tạo, yêu cầu đối với từng ngành đào tạo, sức hấp dẫn của ngành học có ảnh hưởng lớn đến việc tự học của HS.

- Phương pháp giảng dạy của GV, phương tiện, CHSC phục vụ việc học tập, phong trào học tập của HS nhà trường. Vấn đề kỷcương nề nếp nhà trường, nếu nhà trường có nề nếp kỷcương tốt, HS sẽ có ý thức học tập tốt và ngược lại, nếu nhà trường buông lỏng quản lý thì HS sẽ rơi vào trạng thái tự do, vô kỷ luật.

- Vấn đề thi cử, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS phải đảm bảo tính công bằng, khách quan, đúng quy chế sẽ tạo động lực thúc đẩy việc học tập và tự học của HS [22].

- Các điều kiện về đời sống, cơ sở vật chất, như các điều kiện về: Ăn, ở, sinh hoạt, vui chơi giải trí. HS cần không gian yên tĩnh để học tập, điều kiện sinh hoạt đảm bảo những yêu cầu tối thiểu: Diện tích phòng ở bình quân 3,5m2/HS, có bếp ăn, phòng đọc, bộ phận y tế, nhà trông giữ xe và sân bãi luyện tập thể thao, có câu lạc bộđể HS tham gia sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, tổ chức sinh nhật, tiếp khách, có trang bị thiết bị hệ thống âm thanh tivi, video và các tạp chí, sách báo; có căng tin phục vụ HS [22].

1.5.2. Yếu tố chủ quan

Yếu tố chủ quan là những yếu tố bên trong quy định trực tiếp đến kết quả HĐTH, gồm có yếu tố về thể chất và tâm lý.

* Yếu tố thể chất: Thể lực, sức khỏe của bản thân, khả năng tiếp thu trong học tập phụ thuộc vào yếu tố di truyền và sự rèn luyện của mỗi người. Với những HS khỏe mạnh về thể lực và tinh thần sẽ học tập tốt hơn những HS có sức khỏe yếu [20].

* Yếu tố tâm lý:

- Mục đích tự học: Khi đã xác định được mục đích rõ ràng, con người ta sẽ cố gắng tìm ra biện pháp để đạt mục đích của mình. Mục đích tự học của HS là ra trường phải có kiến thức theo đúng cấp bậc học. Do vậy, trong quá trình học tập HS phải hoàn thành từng môn học, có kế hoạch sắp xếp về thời gian, địa điểm, phương tiện học tập đểđạt được kết quả tốt nhất [20].

- Động cơ học tập của HS: HĐTH của HS được thúc đẩy bởi động cơ học tập nói chung và tự học nói riêng. Các biện pháp quản lý tự học nói chung chỉ đạt được hiệu quả khi và chỉ khi HS có động cơ học tập đúng đắn, tức là bản thân của mỗi HS phải thực sự có nhu cầu được thỏa mãn học tập. Từ việc có động cơ học tập, HS sẽ có hứng thú, niềm tin trong học tập, từ đó sẽ hình thành tính tự giác, tích cực, chủ động trong học tập. HS xác định được nhiệm vụ học tập của mình là phải do chính mình mà không phải ai khác, bản thân phải nỗ lực hết mình, say mê trong quá trình học tập. Khi có được kết quả từ học tập sẽ tạo đà cho việc tự học tiếp theo của HS [20].

- Phương pháp tự học: Cách học là sự tác động của người học đến đối tượng. Cốt lõi của việc học là tự học, phương pháp tự học là cầu nối giữa học tập và nghiên cứu. Trong tự học, yếu tố quan trọng để đảm bảo thành công là phương pháp tự học. Phương pháp tự học là cách thức hoạt động của người học trong quá trình lĩnh hội tri thức, hình thành những kỹ năng, kỹ xảo trong việc tìm kiếm tri thức. Do vậy, trong tự học yếu tốphương pháp là yếu tố quyết định sự thành công trong việc tự học.

- Kỹnăng tự học: Kỹ năng là một hệ thống hành động - thao tác trí tuệ và thực hành mà nếu làm đúng theo nó thì sẽ đạt được mục đích đặt ra. Kỹnăng tự học gồm: Lựa chọn vấn đề tự học, tập hợp thông tin, xử lý thông tin, vận dụng thông tin và giải quyết các vấn đề. Kỹnăng tự học biểu hiện ở mặt kỹ thuật của hành động tự học và năng lực tự học của mỗi cá nhân. Để tự học đạt kết quả,

đọc sách, kỹ năng tập trung tư tưởng, kỹ năng nhớ, kỹ năng tự nghiên cứu... Trong quá trình học tập, người học phải biết vận dụng, kết hợp các kỹ năng nhằm đạt được mục tiêu học tập đề ra [13].

Từ quá trình nghiên cứu đặc điểm tự học của HS, có thể xác định 3 nhóm kỹnăng tự học cơ bản sau:

+ Kỹ năng lập kế hoạch HĐTH. Nhóm kỹnăng này bao gồm các kỹnăng: Phân tích, xác định mục tiêu tự học, nội dung tự học, sắp xếp thứ tự công việc cần làm.

+ Kỹ năng tổ chức thực hiện kế hoạch. Nhóm kỹ năng này bao gồm: Kỹ năng đọc sách (Ví dụ như: chọn sách, đọc phần mở đầu và mục lục, lướt sách sau đó mới đọc sách), kỹnăng nghiên cứu tài liệu, kỹnăng giải bài tập, kỹnăng khái quát hóa....

+ Kỹ năng tự kiểm tra đánh giá bao gồm: Kỹnăng kiểm tra, đánh giá như xây dựng thang điểm, đánh giá đối chiếu, so sánh....

Có thể thấy, HĐTH của HS nói chung, HS nội trú nói riêng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố chi phối, bao gồm cả yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan. Do vậy, trong quá trình quản lý HĐTH của HS nội trú nhà quản lý cần quan tâm đến các yếu tố này để có sự điều chỉnh, bổ sung kịp thời nhằm làm cho kết quả tự học của HS đạt hiệu quả cao [22].

Tiểu kết chương 1

Bằng việc tổng quan về vấn đề nghiên cứu, các khái niệm cơ bản có sử dụng trong đề tài, bàn về tự học và quản lý hoạt động tự học của học sinh THCS và đặc trưng của nhà trường cũng như học sinh nội trú; chúng tôi thấy:

- Tự học là hoạt động rất cần thiết để nâng cao chất lượng học tập nói chung và đặc điểm của chất lượng học tập của trường phổ thông dân tộc nội trú .

- Quản lý nhà trường thực chất là quản lý dạy học, trong đó có quản lý hoạt động tự học của học sinh.

- Đối với các trường THCS có học sinh nội trú thì vấn đề quản lý hoạt động tự học của học sinh có vai trò quyết định đến chất lượng dạy và học.

- Nội dung quản lý hoạt động tự học của học sinh bao gồm: Quản lý việc bồi dưỡng động cơ tự học; Quản lý xây dựng và thực hiện kế hoạch tự học; Quản lý xây dựng nội dung tự học; Quản lý bồi dưỡng phương pháp tự học; Quản lý xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá kết quả tự học; Quản lý các điều kiện đảm bảo cho hoạt động tự học.

- Các điều kiện hỗ trợ công tác quản lý có liên quan và quyết định đến chất lượng tự học của học sinh bao gồm cả yếu tố chủ quan như về phía nhà trường, giáo viên và cả chính bản thân mỗi học sinh; các yếu tố khách quan như chính sách của Đảng và nhà nước, các ban ngành giáo dục; điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hiện đại của nhà trường phục vụ hoạt động và cả sự ủng hộ hỗ trợ từ phía phụ huynh học sinh.

Những vấn đề trên đây sẽlà cơ sở lý luận để chúng tôi khảo sát thực trạng công tác quản lý hoạt động tự học của học sinh THCS tại các trường THCS ở thủđô Viêng Chăn, nước CHDCND Lào.

Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA HỌC SINH NỘI TRÚ TRƯỜNG THCS

TẠI THỦĐÔ VIÊNG CHĂN, NƯỚC CHDCND LÀO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự học của học sinh nội trú trường trung học cơ sở tại thủ đô viêng chăn nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào​ (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)