1.4. Lý luận về quản lý hoạt động tự học của học sinh nội trú trường THCS
1.4.1. Bản chất quản lý hoạt động tự học của học sinh nội trú
Quản lý HĐTH của HS nội trú là những tác động có mục đích, có phương hướng rõ ràng của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm nâng cao chất lượng học tập của HS nội trú. Quản lý HĐTH của HS nội trú là quá trình thực hiện hàng loạt các chức năng của quản lý bao gồm các chức năng từ kế hoạch hóa, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra. Quản lý HĐTH của HS nội trú là quá trình tạo ra các phương pháp. Các phương pháp quản lý HĐTH của HS nội trú phụ thuộc vào các điều kiện, môi trường khách quan [23].
Một khi môi trường thay đổi, các phương pháp quản lý cũng phải thay đổi cho phù hợp, hiệu quả. Tuy nhiên, quản lý HĐTH của HS nội trú cũng phải tuân theo những nguyên tắc nhất định của quản lý nói chung, nếu xa rời nguyên tắc quản lý sẽ lệch quỹđạo, không đạt được kết quả mong muốn.
Hệ thống tổ chức quản lý HĐTH của HS nội trú phải thường xuyên thay đổi mới cho phù hợp với mục tiêu trong từng tình huống cụ thể. Chủ thể quản lý HĐTH của HS nội trú phải biết xử lý tốt nhất các kênh thông tin cho mình; phải
trong công tác quản lý mới có thể đạt được các mục tiêu quản lý đặt ra. Cụ thể, quản lý hoạt động tự học của HS nội trú phải dựa trên 4 bước sau:
- Xây dựng kế hoạch: Căn cứvào các quy định pháp quy và tình hình thực tế để xác định mục tiêu, nội dung, thời gian, đối tượng, hình thức tổ chức thực hiện, dự kiến kính phí cho hoạt động.
- Tổ chức: Căn cứ vào kế hoạch để phân chia thời gian cũng như hình thức sao cho phù hợp với nội dung học 1 cách hiệu quả nhất (cá nhân, tập thể).
- Chỉ đạo: Ban hành các văn bản chỉ đạo tới các tập thể, cá nhân có liên quan tới quá trình quản lí hoạt động tự học của HS nội trú.
- Kiểm tra: Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm sau mỗi đợt hoạt động.