Khảo nghiệm tính khả thi và cần thiết của các biện pháp quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự học của học sinh nội trú trường trung học cơ sở tại thủ đô viêng chăn nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào​ (Trang 101)

Xác định tính cần thiết và bước đầu đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý việc tự học của học sinh nội trú ở trường THCS thủ đô Viêng Chăn. Thông qua khảo nghiệm để phát hiện những thiếu sót, hạn chế của các biện pháp đưa ra; từ đó bổ sung, điều chỉnh để hoàn thiện hơn.

3.4.2. Cách thức và tổ chức khảo nghiệm

Để khẳng định tính cần thiết và khả thi của biện pháp, tác giả trưng cầu ý kiến bằng phiếu đối với 50 người gồm Hiệu trưởng, các Hiệu phó, tổ bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, Tổtrưởng tổ tự quản, bí thư Đoàn trường.

Tính cần thiết và tính khả thi của mỗi biện pháp được đo theo 4 mức qui thành điểm sốnhư sau:

- Rất cần thiết, rất khả thi - Cần thiết, khả thi

- Ít cần thiết, ít khả thi

- Không cần thiết, không khả thi

Điểm sốđược tính trung bình và qui ước như sau:

Tính cần thiết (X) Tính khả thi (Y) Không cần thiết Ít cần thiết Cần thiết Rất cần thiết Không khả thi Ít khả thi Khả thi Rất khả thi 0-1,4 1,5-2,4 2,5-3,4 3,5-4 0-1,4 1,5-2,4 2,5-3,4 3,5-4 Kết quả thăm dò ở bảng 3.1 cho thấy 8 biện pháp quản lí hoạt động tự học của HS THCS mà chúng tôi đề xuất đều được CBQL và GV trong mẫu khảo sát đánh giá ở mức cần thiết ( X chung dao động từ 2.83 đến 3.15) và khả thi ( Y chung dao động từ 2.49 đến 2.59).

3.4.3. Kết quả khảo nghiệm

Bảng 3.1. Kết quả xin ý kiến chuyên gia về các biện pháp quản lý TT Các biện pháp quản lí hoạt động tự học của HS Tính cần thiết X Tính khả thi Y GV CBQL GV CBQL

1 Nâng cao nhận thức và rèn luyện

kỹnăng tự học cho học sinh 3,25 3,54 1,78 2,67 2

Nâng cao năng lực cho đội ngũ GV về tổ chức hoạt động tự học của học sinh

2,2 3,1 1,7 2,48

3

Phát huy tính tự chủ của học sinh và giáo viên chủ nhiệm trong việc lập kế hoạch tự học của cá nhân

2,25 2,36 1,68 1,73

4 Tăng cường quản lý nội dung tự

học theo kế hoạch chung 2,53 3,12 3,24 2,86 5 Phát huy vai trò tự quản, tự chịu

trách nhiệm của tập thể lớp 2,9 2,24 3,21 1,63 6 Tăng cường kiểm tra hoạt động tự

học của học sinh 2,83 3,15 2,51 2,18 7

Tăng cường điều kiện cơ sở vật chất tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động tự học

2,47 2,95 2,56 2,73

8

Phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tạo sự đồng bộ trong quản lý hoạt động tự học

3,87 3,75 3,16 3,34

3.4.4. Đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp

* Về phía GV, chúng tôi nhận thấy:

- Cả 8 biện pháp đều được đánh giá ở mức độ cần thiết ( X chung = 2.83). - Biện pháp 8 “Phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tạo sự đồng bộ trong quản lý hoạt động tự học” được GV đánh giá ở mức rất cần thiết ( X = 3.87).

- Biện pháp 1 “Nâng cao nhận thức và rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh” cũng được GV đánh giá ở mức gần rất cần thiết ( X = 3.25).

- Riêng biện pháp 3 “Phát huy tính tự chủ của học sinh và giáo viên chủ nhiệm trong việc lập kế hoạch tự học của cá nhân” được GV đánh giá ở mức ít cần thiết ( X = 2.25).

- Không có biện pháp nào bịđánh giá là không cần thiết. * Về phía CBQL, chúng tôi nhận thấy:

- Biện pháp 1 và biện pháp 8 đều được CBQL đánh giá ở mức rất cần thiết ( X = 3.54 và X = 3.75).

- Riêng biện pháp 3, CBQL cũng đánh giá giống GV là ở mức ít cần thiết. - Không có biện pháp nào bị CBQL đánh giá là không cần thiết.

Đánh giá về tính cần thiết của các biện pháp được đề xuất chúng tôi thấy CBQL đánh giá cao hơn so với mức độ đánh giá của GV.

3.4.5. Đánh giá tính khả thi của các biện pháp

Các biện pháp quản lý không chỉ cần thiết mà còn phải khả thi. Tính khả thi của các biện pháp ở đây phải phù hợp với khả năng thực hiện của GV và CBQL và điều kiện dạy và học của nhà trường. Qua kết quả ở bảng thăm dò ý kiến, GV và CBQL cũng nhận xét 8 biện pháp mà chúng tôi đề xuất đều được đánh giá ớ mức cần thiết ( Y chung GV = 2.49) và ( Y chung CBQL = 2.59). Cụ thể:

* Đánh giá từ phía GV

- Hai biện pháp có tính khả thi cao, đó là biện pháp 4 “Tăng cường quản lý nội dung tự học theo kế hoạch chung” ( Y = 3.24) và biện pháp 8 “Phối hợp các

lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tạo sự đồng bộ trong quản lý hoạt động tự học” ( Y = 3.16).

- Biện pháp 1 “Nâng cao nhận thức và rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh” ( Y = 1.78) và biện pháp 3 “Phát huy tính tự chủ của học sinh và giáo viên chủ nhiệm trong việc lập kế hoạch tự học của cá nhân” ( Y = 1.68) được GV cho là tính khả thi thấp nhất. Chúng tôi đồng ý nâng cao nhận thức về tự học cho cả GV, CBQL và HS không phải chuyện của ngày một, ngày hai mà phải mất nhiều thời gian, bằng nhiều hình thức đa dạng và hấp dẫn.

- Không có biện pháp nào bịđánh giá là không khả thi. * Đánh giá của CBQL

- Biện pháp 8 “Phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tạo sự đồng bộ trong quản lý hoạt động tự học” được CBQL đánh giá là khả thi nhất ( Y = 3.34).

- Biện pháp 3 “Phát huy tính tự chủ của học sinh và giáo viên chủ nhiệm trong việc lập kế hoạch tự học của cá nhân” bị CBQL cho rằng có tính khả thi thấp nhất trong 8 biện pháp ( Y = 1.73).

- Riêng biện pháp 1 “Nâng cao nhận thức và rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh” được CBQL đánh giá có tính khả thi ở mức ( Y = 2.68) cao hơn đánh giá của GV về vấn đề này ( Y = 2.68 so với Y = 1.78).

Tiểu kết chương 3

Các biện pháp quản lý hoạt động tự học được đề xuất trên đây là những biện pháp nhằm khắc phục những tồn tại trong quá trình quản lý hoạt động tự học của nhà trường. Đồng thời sẽ góp phần giải quyết các mâu thuẫn giữa yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường với điều kiện thực tế trong thời gian qua.

Các biện pháp tác động tích cực đến hoạt động tự học, đến giáo viên và học sinh - hai nhân tố trung tâm của quá trình dạy học. Mỗi biện pháp đều có cơ sở lý luận, mục tiêu, nội dung và quy trình thực hiện, đồng thời kèm theo các điều kiện để thực hiện. Trong mỗi biện pháp đều thể hiện rõ những tác động quản lý đểđảm bảo tính khả thi.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Trong quá trình dạy học, chúng ta thấy được rằng người học vừa là đối tượng tác động của dạy học, lại vừa là chủ thể của quá trình đó. Trong khi các hoạt động khác của con người hướng vào làm việc thay đổi đối tượng khách thể thì hoạt động học tập làm cho chính hoạt động chủ thể thay đổi. Bằng hoạt động học tập, người học tự hình thành và phát triển nhân cách của mình không ai có thể làm thay, mặc dù trong dạy học có sự chỉ đạo, hướng dẫn trợ giúp của người dạy. Tác động của người dạy chỉ có thể được phát huy khi thông qua hoạt động tích cực, chủđộng, sáng tạo của người học. Chính vì vậy, mục tiêu của quá trình dạy học cũng chính là mục tiêu của quá trình tự học. Ngoài ra, tự học còn là con đường thử thách, rèn luyện và hình thành ý chí cao đẹp của mỗi học sinh, là con đường tạo ra tri thức bền vững cho người học. Do đó, quản lý hoạt động dạy học nói chung và quản lý hoạt động tự học nói riêng có vai trò quan trọng nó góp phần khắc phục nghịch lý: học vấn thì vô hạn mà thời gian học ở trường thì có hạn, để tự học một chia khóa vàng của giáo dục.

Việc nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THCS là cốt lõi và nâng cao chất lượng quá trình dạy học. Một trong các yếu tố quyết định chất lượng của quá trình dạy học là chất lượng hoạt động tự học của học sinh, hoạt động tự học là hoạt động tổ chức nhận thức nhằm tới mục đích nhất định, do chính người học tiến hành trong quá trình học tập, tự học giúp người học nâng cao tri thức, kỹ năng và biến quá trình tự sáng tạo. Vì vậy, phẩm chất và năng lực của người cán bộtương lai phụ thuộc rất nhiều vào tự học của học sinh trong nhà trường.

Tình hình hoạt động tự học của học sinh nội trú trường THCS thủ đô Viêng Chăn cũng như công tác quản lý hoạt động tự học còn hạn chế, dẫn tới chất lượng chưa cao và mới đáp ứng được một phần so với yêu cầu và phương pháp dạy học. Vì vậy, vấn đềđặt ra là chúng tôi cần có sựxem xét, đánh giá tình

việc nâng cao chất lượng hoạt động tự học của học sinh nội trú trường THCS thủ đô Viêng Chăn, từđó xác định các bước phải nâng cao chất lượng của hoạt động tự học, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Việc xây dựng các bước quản lý hoạt động tự học của học sinh sẽ góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy và học. Tác giả đã lựa chọn 8 biện pháp nhằm nâng cao chất lượng việc quản lý hoạt động tự học của học sinh nội trú trường THCS tại thủ đô Viêng Chăn nước CHDCND Lào, từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy và học đáp ứng nhu cầu của quá trình phát triển cũng như quá trình hội nhập với thế giới.

2. Kiến nghị

2.1. Đối với Bộ Giáo dục Đào tạo và Thể thao Lào

- Bộ Giáo dục Đào tạo và Thể thao cần đưa ra những quy định cụ thểđể chỉ đạo việc xây dựng nội dung chương trình và tài liệu dạy học phù hợp với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay theo hướng phát huy tính tịch cực chủ động, sáng tạo của học sinh.

- Đẩy nhanh việc đầu tư kinh phí cho các dự án của trường đã được Bộ phê duyệt để nhà trường kịp thời triển khai, đổi mới cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật phục vụ quá trình dạy học.

2.2. Đối với trường THCS thủđô Viêng Chăn

- Không ngừng cải tiến, đa dạng hóa các hình thức nhằm giáo dục động cơ tự học cho học sinh.

- Nhà trường cần có chỉđạo hoạt động giáo dục nhấn mạnh vào tiêu chí bồi dưỡng phương pháp tự học, phát triển tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh.

- Có kế hoạch xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý để họcó đầy đủ khảnăng tư vấn cho học sinh trong hoạt động tự học.

- Công tác thử việc cần được chú trọng, mở rộng phòng đọc và thành lập riêng một tủ sách tự học đểđáp ứng yêu cầu tự học của học sinh.

- Đẩy nhanh tiến độ đầu tư hiện đại hóa cơ sở vật chất trang thiết bị, đảm bảo cho hoạt động dạy học nói chung và hoạt động tự học nói riêng.

- Chỉ đạo tất cả các hoạt động khác trong nhà trường phải hướng đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động tự học của học sinh, góp phần thực hiện mục tiêu của trường đề ra.

2.3. Đối với giáo viên

- Tham gia đầy đủ các khóa bồi dưỡng về chuyên môn của Bộ Giáo dục đào tạo và Thể thao và của trường tổ chức; có kế hoạch thường xuyên tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu đểnâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân.

- Thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của người học, làm cho người học chủđộng, tích cực, tự giác trong quá trình học tập; cải tiến cách ra đề thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Quan tâm hơn nữa đến việc hướng dẫn học sinh lập kế hoạch tự học và kiểm tra mức độ thực hiện kế hoạch đã đề ra. Tích cực hướng dẫn học sinh phương pháp và kỹnăng tự học, tự nghiên cứu, khởi dạy cho học sinh lòng ham học làm cho học sinh hứng thú với việc học tập. Thường xuyên giao và kiểm tra nội dung tự học của học sinh.

2.4. Đối với đoàn Thanh niên

- Đẩy mạnh các phòng trào thi đua học tập, đa dạng hóa các hoạt động của Đoàn; tăng cường giáo dục, rèn luyện cho học sinh có động cơ, thái độ học tập đúng đắn; hưởng ứng các cuộc vận động và làm theo tấm gương đạo đức của chủ tịch Kayson Phomvihan.

- Chú trọng công tác kế hoạch hóa việc tự quản hoạt động tự học của học sinh ngoài giờ lên lớp. Thường xuyên phối hợp với giáo viên chủ nhiệm và các bộ phận chức năng trong trường đối với việc quản lý giờ tự học của học sinh trong ký túc xá.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. A.A.Goroxepxki-M.I Lubixowra (1971), Tổ chức công việc tự học của sinh viên đại học, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.

2. Nguyễn Hữu Châu (2006), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học, Nxb Giáo dục.

3. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Văn kiện hội nghị lần thứ 9 - Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VI, Nxb Thủ đô Viêng Chăn.

4. G.D.Sharma, Shakti R.Ahmed (2005), Phương pháp dạy học, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.

5. G.Retzke chủbiên (đầu những năm 80 thế kỷ XIX), Học tập học lý, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp Hà Nội.

6. Phạm Minh Hạc (2006), Một số vấn đề giáo dục và Khoa học giáo dục, Nxb Giáo dục Hà Nội.

7. Phạm Minh Hạc (2013), Từ điển Bách khoa Tâm lý học – Giáo dục học Việt Nam, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội (chủ biên).

8. Nguyễn Thị Hiền (2000), Tổ chức quá trình dạy học - đề cương bài giảng lớp cao học quản lý công tác văn hóa giáo dục, Trường CBQL GD&ĐT. 9. Nguyễn Thị Bích Hồng, Võ Văn Nam (2004), Giáo Dục học đại cương, Lưu

hành nội bộ.

10. Nguyễn Sinh Huy (1995), Tiếp cận xu thế đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn hiên nay, NCGD số 3/1995.

11. Trần Thị Hương (2012), Dạy học tích cực, Nxb Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.

12. Keopaseuth PhouVa (2014), Thực trạng quản lý hoạt động tự học của học sinh THCS ở trường Phổ thông Dân tộc nội trú Savannakhet nước CHDCND Lào, Luận văn thạc sỹchuyên ngành QLGD, ĐHSP TPHCM.

13. Trần Bá Khiêm (2007), Luận văn thạc sĩ giáo dục học: Các biện pháp quản lý hoạt động tự học của học viên trường sĩ quan lục quân 2, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

14. Nguyễn Kỳ (1998), “Bàn về tự học”, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục số 7/1998

15. Diệu Linh (2007), Cẩm nang nâng cao năng lực và phẩm chất đội ngũ giáo viên, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội.

16. Lưu Xuân Mới (2000), Lý luận dạy học đại học, Nxb Giáo dục Quốc gia. 17. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà

trường, Nxb Đại học Sư phạm.

18. Lê Thị Linh Phi (2013), Thực trạng quản lý đổi mới phương pháp dạy học môn lịch sử ở một số trường THPT quận 5 TP Hồ Chí Minh, Khóa luận tốt nghiệp đại học, Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.

19. Võ Quang Phúc (2001), Một số vấn đề về tự học, Trường CBQL GD và ĐT – Thành phố Hồ Chí Minh.

20. Lê Khắc Mỹ Phượng (2003), Luận Văn thạc sĩ: Các biện pháp quản lí của Hiệu trưởng nhằm nâng cao năng lực tự học cho học sinh trung học phổ thông, Trường Đại học Sư phạm Tp. HCM.

21. Nguyễn Ngọc Quang (2002), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục, Trường Quản lý Giáo dục, Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự học của học sinh nội trú trường trung học cơ sở tại thủ đô viêng chăn nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào​ (Trang 101)