1.3. Lý luận về hoạt động tự học của học sinh nội trú trường THCS
1.3.3. Nội dung tự học
Nội dung tự học là hệ thống kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, hệ thống kinh nghiệm hoạt động sáng tạo và hệ thống thái độ người học cần hình thành trong hoạt động tự học. Nội dung tự học rất phong phú bao gồm toàn bộ những vấn đề học tập do cá nhân người học độc lập tiến hành, được thể hiện qua các hành
động tự học hàng ngày. Trên cơ sở mục tiêu, yêu cầu đào tạo, nội dung của hoạt động tự học vềcơ bản có hai phần:
- Nội dung tự học cơ bản:
Đây là những nội dung gắn liền với việc thực hiện các nhiệm vụ tự học có tính chất bắt buộc (HS phải hoàn thành) theo chương trình dạy học trên lớp của giáo viên và học sinh trong các môn học . Người học thực hiện tốt những nội dung này sẽ chuyển hóa được quá trình đào tạo của nhà trường thành quá trình tự đào tạo của mỗi người học. Do đó, nội dung tự học của người học phải toàn diện, đầy đủ đảm bảo mục tiêu, yêu cầu và theo đúng nội dung chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Xét về cơ bản, nội dung của hoạt động tự học gồm: kiến thức cơ bản, kiến thức, kỹ năng về nghề nghiệp đang được đào tạo; phương pháp [2].
- Nội dung tự học mở rộng:
Ngoài những nội dung tự học bắt buộc theo mục tiêu, yêu cầu, chương trình đào tạo, người học có thể tự học, tự nghiên cứu những lĩnh vực tri thức theo sở thích, sở trường cá nhân. Đây là những nội dung tự học diễn ra hàng ngày, có định hướng c ủa giáo viên nh ằm giúp học sinh mở rộng, đào sâu kiến thức. Nội dung tự học mở rộng thể hiện ở việc giải quyết các nhiệm vụ tự học cụ thể; nội dung tự học m ở r ộng có phạm vi rộng, người học thể học được những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo,.. thông qua sách tham khảo, sách nâng cao, mạng internet,…hoặc học được ngay trong gia đình (bố, mẹ, anh chị em), trong cuộc sống hàng ngày.
Nội dung tự học mở rộng có tác động tích cực, bổ sung, làm phong phú hơn cho nội dung tự học cơ bản. Giúp người học củng cố thêm kiến thức cũng như hoàn thiện các kỹnăng, kỹ xảo, đáp ứng nhu cầu học mở rộng, học nâng cao [2].