Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Thực trạng chuỗi giá trị sản phẩm rau sắng tại huyện Mỹ Đức
4.2.3. Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế của chuỗi giá trị sản phẩm rau sắng
4.2.3. Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế của chuỗi giá trị sản phẩm rau sắng sắng
a. So sánh kết quả và hiệu quả kinh tế của các tác nhân
Từ số liệu ở các bảng thể hiện chi phí, kết quả và hiệu quả kinh tế của các tác nhân tham gia CGT sản phẩm rau sắng huyện Mỹ Đức, tác giả tiến hành so sánh các chỉ tiêu (doanh thu, chi phí trung gian, giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp và các chỉ tiêu tính hiệu quả kinh tế) tính trên 100 kg rau sắng.
Bảng 4.17. Kết quả và hiệu quả kinh tế của các tác nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm rau sắng huyện Mỹ Đức (Tính trên 100 kg rau sắng) Diễn giải ĐVT Các tác nhân Sản xuất Thu gom Bán buôn Bán lẻ 1- Doanh thu (TR) 1.000 đ 25.000 27.900 31.800 32.000 2- Chi phí trung gian (IC) 1.000 đ 2.826 21.050 26.350 17.925,3 3- Giá trị gia tăng (VA) 1.000 đ 22.174 6.850 5.450 13.376,3 4- Thu nhập hỗn hợp (MI) 1.000 đ 22.024 6.810 5.394 13.264,7
TR/IC Lần 8,85 1,33 1,21 1,79
VA/IC Lần 7,85 0,33 0,21 0,75
MI/IC Lần 7,79 0,32 0,20 0,74
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018) Từ bảng 4.17 cho thấy tác nhân sản xuất là tác nhân đạt giá trị cao nhất về các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả sử dụng vốn. Điều này chứng tỏ rằng sản xuất rau sắng có nhiều tiềm năng để phát triển, cũng như có nhiều cơ hội để giúp nông dân nâng cao thu nhập của mình. Giá trị gia tăng của hai tác nhân bán buôn và thu gom mặc dù thấp nhất chuỗi nhưng do khối lượng sản phẩm rau giao dịch trong 1 ngày là lớn nhất (khoảng 15-20kg/ngày) nên giá trị thu nhập hỗn hợp công lao động vẫn là thuộc diện cao.
Nhìn trên bảng tổng hợp trên chúng ta có thể thấy rằng tất cả các chỉ tiêu tính hiệu quả kinh tế của các tác nhân đều không âm điều đó chứng tỏ tất cả các tác nhân hoạt động trong CGT sản phẩm rau sắng đều có hiệu quả.
Một CGT chỉ tồn tại khi có sự tham gia của các tác nhân và mang lại lợi ích cho các tác nhân. Mỗi tác nhân đóng một vai trò khác nhau trong sự vận hành của CGT. Trong các tác nhân tham gia CGT sản phẩm rau sắng, tác nhân thu gom tìm kiếm và kết nối với thị trường tiêu thụ có vai trò đặc biệt quan trọng đến nâng cao hiệu quả hoạt động của cả chuỗi.
b. So sánh kết quả và hiệu quả kinh tế giữa các kênh tiêu thụ
Điều kiện kinh doanh và mối quan hệ của các tác nhân là cơ chế để hình thành giá. Qua nghiên cứu CGT sản phẩm rau sắng, tác giả đã lựa chọn 3 kênh tiêu thụ chính trong toàn bộ CGT sản phẩm. Kết quả và hiệu quả của từng kênh được thể hiện ở bảng 4.18.
Bảng 4.18. Hình thành giá bán và giá trị gia tăng của các tác nhân theo kênh tiêu thụ theo kênh tiêu thụ
(Tính trên 100 kg rau sắng, ĐVT: 1000đ)
Diễn giải ĐVT Sản xuất Thu gom Bán buôn Bán lẻ Kênh 1 TR 1.000 đ 20.000 25.800 31.800 36.000 IC 1.000 đ 2.826 21.050 26.350 31.995 VA 1.000 đ 17.174 4.750 5.450 4.005 VA/IC lần 6,07 0,23 0,21 0,13 Tỷ lệ VA % 52,1 17,4 18,3 12,2 Kênh 2 TR 1.000 đ 20.000 30.000 - - IC 1.000 đ 2.826 21.050 - - VA 1.000 đ 17.174 8.750 - - VA/IC % 6,07 0,42 - - Tỷ lệ VA % 66,2 33,8 - - Kênh 3 TR 1. 000 đ 30.000 - - - IC 1.000 đ 2.826 - - - VA 1.000 đ 27.174 - - - VA/IC lần 9,61 - - - Tỷ lệ VA % 100 - - -
Theo kết quả trên bảng 4.18 cho thấy:
Kênh 1 có đầy đủ các tác nhân tham gia với trình tự phân phối rau sắng đi từ người sản xuất đến người thu gom, người bán buôn rồi qua tay người bán lẻ để đến với người tiêu dùng. Kênh 2 và 3 chỉ bao gồm tác nhân sản xuất, thu gom (bán lẻ) và người tiêu dùng.
Do có sự khác nhau về tác nhân tham gia trong kênh hàng mà có sự thay đổi về giá bán cuối cùng và doanh thu của rau sắng qua từng kênh hàng. Tại kênh 1 giá bán cuối cùng là 360.000 đ/kg nhưng chi phí trung gian của người bán buôn khác nhau nên giá trị gia tăng toàn kênh của kênh 1 cao nhất.
Trong 2 kênh có ít tác nhân tham gia, kênh 3 có giá bán rau sắng cuối cùng thấp nhất là 300.000đồng/kg và giá trị gia tăng toàn kênh đạt được cũng thấp nhất. Tuy nhiên, nếu xét hiệu quả VA/IC thì kênh 3 có hiệu quả VA/IC cao nhất do tác nhân bán lẻ là người sản xuất tốn ít chi phí trung gian hơn kênh 1 và kênh 2.
Như vậy, so sánh 3 kênh hàng tác giả nhận thấy rằng kênh 1 có đầy đủ các tác nhân tham gia và giá trị gia tăng đạt được lớn nhất. Đây cũng là kênh hoạt động có hiệu quả nhất trong CGT nên cần thiết được mở rộng trong những năm tới. Kênh 2 và 3 có giá trị gia tăng thấp hơn nhưng tỷ lệ hiệu quả VA/IC lại tương đối cao nên những năm tới giữ nguyên ổn định.
Khi phân tích từng kênh tiêu thụ rau sắng, giá bán rau sắng của người sản xuất ở mỗi kênh là khác nhau do người nông dân bán cho mỗi tác nhân một mức giá khác nhau. Đối với kênh I rau sắng được bán cho hộ thu gom với số lượng lớn hơn nên giá bán trung bình thấp hơn so với các tác nhân bán lẻ ở các chuỗi còn lại. Tuy nhiên, giá rau sắng trung bình bán ra từ người sản xuất vẫn là 250.000 đồng/kg. Việc phân tích giá và giá trị gia tăng của CGT sản phẩm rau sắng theo các kênh hàng sẽ giúp nhìn nhận chính xác hơn sự phân phối phúc lợi giữa các tác nhân trong chuỗi.
Kênh 1 bao gồm đầy đủ 5 tác nhân tham gia. Trình tự của quá trình phân phối đi từ người sản xuất đến người thu gom, người bán buôn, người bán lẻ là tác nhân cuối cùng bán cho người tiêu dùng. Trong chuỗi này, người bán lẻ phải bỏ khoản chi phí trung gian lớn nhất (31,99 Trđ), nhưng người sản xuất lại đạt giá trị
gia tăng lớn nhất (tương ứng 27,17 Trđ). Người thu gom và người bán buôn thường mua đi bán lại để hưởng chênh lệch lại bán với số lượng nhiều lên giá trị gia tăng của 2 tác nhân này cũng ở mức khá cao, (4,75 Trđ và 5,45 Trđ) cao hơn người bán lẻ (4,005 Trđ) thấp nhất chuỗi. Tại kênh này giá trị gia tăng (VA) đạt cao nhất: 31,38 triệu đồng.
Kênh 1
Kênh 2
Kênh 3
Sơ đồ 4.4. Hình thành giá bán và giá trị gia tăng của các tác nhân theo kênh tiêu thụ
(Tính trên 100 kg rau sắng; ĐVT: 1000đ)
Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2018) Hộ
sản xuất
Hộ
thu gom Bán buôn Bán lẻ HN Người tiêu dùng Hộ
sản xuất Thu gom Hộ Tiêu dùng Người
Giá bán: 300 IC: 21.050 VA: 8.950 Giá bán: 200 IC: 2.826 VA: 17.174 Hộ
sản xuất tiêu dùng Người
Giá bán: 300 IC: 2.826 VA: 27.174 Giá bán: 200 IC: 2.826 VA: 17.174 Giá bán: 318 IC: 26.350 VA: 5.450 Giá bán: 360 IC: 31.995 VA: 4.005 Giá bán: 258 IC: 21.050 VA: 4.750
Kênh tiêu thụ 2 và kênh 3 là 2 kênh đơn giản nhất trong ngành hàng chỉ bao gồm người sản xuất và người bán lẻ (hộ thu gom, hộ sản xuất) cũng là mắt xích đưa rau sắng đến với người tiêu dùng. Với giá bán cho các tác nhân bán lẻ cao hơn tác nhân thu gom, hộ sản xuất đạt được giá trị gia tăng lớn hơn hai kênh 1. Kênh 2 và kênh 3 đạt giá trị gia tăng thấp hơn kênh 1 lần lượt là 26,12 Trđ. và 27,17 Trđ.
Xét cả 3 kênh cho thấy kênh 1 đạt hiệu quả chung cao nhất vì các bên tham gia đều được hưởng lợi chung nên cần khuyến khích tạo điều kiện hoàn thiện chuỗi giá trị theo hướng liên kết này.
c. Đánh giá chất lượng sản phẩm rau sắng trong chuỗi giá trị
Khi đời sống con người được nâng cao thì vấn đề về chất lượng các nông sản nói chung và chất lượng sản phẩm rau sắng nói riêng được người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn. Đặc biệt là chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đóng vai trò hết sức quan trọng đối với quyết định có hay không sử dụng sản phẩm của họ.
Nếu như ở các nước phát triển, người tiêu dùng rất quan tâm đến chất lượng thực phẩm, do đó tạo được sức ép rất lớn trên nhà sản xuất cũng như nhà quản lý. Thì người tiêu dùng Việt Nam cũng có yêu cầu bức xúc về chất lượng hàng hóa, tuy nhiên do cuộc sống còn nhiều khó khăn nên yêu cầu về chất lượng vẫn chưa đủ mạnh để có thể tạo sức ép hữu hiệu trên sản xuất cũng như công tác quản lý.
Mục tiêu chính của CGT chính là giá trị và chất lượng sản phẩm. Một sản phẩm có chất lượng tốt sẽ tạo được uy tín và thương hiệu.
Trong quá trình mua bán, chất lượng rau sắng chỉ được đánh giá bằng cảm quan, chưa có sự ràng buộc trách nhiệm cụ thể. Điều đó chứng tỏ cả người sản xuất và tiêu thụ chưa thực sự quan tâm đến thị hiếu người tiêu dùng. Tuy nhiên, trong CGT sản phẩm, người tiêu dùng lại là tác nhân hết sức quan trọng. Vì chất lượng sản phẩm có tác động rất lớn tới quyết định lựa chọn tiêu dùng sản phẩm của họ. Nếu người tiêu dùng chỉ chấp nhận sản phẩm an toàn bắt buộc người nông dân phải sản xuất rau sắng đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng an toàn. Nhưng thực tế hiện nay, CGT chỉ mang tính một chiều chi phối khiến cho người nông dân gần như ‘‘bán cái mình có” mà không ‘‘bán cái người tiêu dùng cần”.
Do đó, để nâng cao năng lực cạnh tranh và đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường, vấn đề nâng cao chất lượng sản phẩm rau sắng tại huyện Mỹ Đức là rất cần thiết. Đây cũng là cơ sở quan trọng cho đẩy mạnh quá trình
hội nhập, giao lưu kinh tế và mở rộng trao đổi thương mại quốc tế, đưa sản phẩm rau sắng của huyện ra thị trường thế giới.
d. Đánh giá sự phân bổ việc làm trong chuỗi
CGT sản phẩm rau sắng đã tạo ra nhiều việc làm cũng như thu nhập cho các tác nhân tham gia. Sự phân bổ việc làm giữa các tác nhân cho thấy có sự hợp lý nhất định. Sản phẩm rau sắng với đặc điểm là rau tươi, thời gian bảo quản lưu giữ trong điều kiện bình thường ngắn. Tỷ lệ hao hụt càng cao, chất lượng và giá bán càng giảm khi thời gian lưu giữ kéo dài. Nhận rõ được những điểm yếu này nên giữa những tác nhân tham gia CGT sản phẩm rau sắng đã có sự phân bổ lao động, việc làm trong khung thời gian hợp lý, giữa các bên đã có tinh thần trách nhiệm cao qua các công đoạn như: thu hoạch, vận chuyển và tiêu thụ để hạn chế thấp nhất sự hao hụt về số lượng cũng như chất lượng sản phẩm, thỏa mãn được yêu cầu của người tiêu dùng. Thêm vào đó, các hộ bán lẻ cần trang bị phương tiện bảo quản (bảo quản lạnh, bảo quản mát...) nhằm đảm bảo chất lượng rau khi đến ta người tiêu dùng.
e. Đánh giá công nghệ và kiến thức trong chuỗi giá trị
Hộ nông dân tại huyện Mỹ Đức chủ yếu sản xuất dựa trên kinh nghiệm theo lối truyền thống với những quy trình tương tự nhau. Bởi chưa áp dụng nhiều khoa học kỹ thuật vào quá trình canh tác do địa hình trồng cây rau phúc tạp đồi núi vì vậy năng suất và chất lượng của sản phẩm chưa cao. Do đó, người nông dân phải nâng cao nhận thức, thay đổi thói quen canh tác của mình để sản phẩm làm ra thực sự an toàn và được người tiêu dùng đón nhận, xây dựng nên thương hiệu rau sắng Mỹ Đức.
Trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, các tác nhân cũng không áp dụng công nghệ chế biến bảo quản sản phẩm nên có sự hao hụt khi vận chuyển. Sản phẩm sau khi thu hoạch và qua các khâu trung gian sẽ tới tay người tiêu dùng. Ở nước ta, sản phẩm rau sắng chủ yếu được sử dụng để phục vụ làm canh. Ngoài ra rau sắng còn có tác dụng chữa dị ứng, chữa đổ mồ hôi trộm, chứng đái dầm ở trẻ em....Theo Đông y, lá và rễ rau sắng đều có tác dụng mát huyết, hoạt huyết, lợi tiểu, giải độc.
f. Đánh giá sự liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị
Sự liên kết giữa các tác nhân trong CGT được đánh giá theo 2 mức độ: Thường xuyên, chặt chẽ hoặc không thường xuyên. Theo kết quả điều tra khảo
sát, sự liên kết giữa các tác nhân trong CGT sản phẩm rau sắng của huyện Mỹ Đức còn lỏng léo, không thường xuyên. Có tới 50% hộ sản xuất ký hợp đồng với người thu mua nhưng chỉ là hợp đồng miệng nên không giá trị pháp lý. Do tính pháp lý chưa chặt chẽ nên thường xuyên xảy ra trường hợp một trong hai bên tự phá vỡ hợp đồng mà không có điều kiện ràng buộc. Chính vì vậy mà hộ thu gom cũng chỉ thỏa thuận bằng miệng mà không dám ký hợp đồng bằng văn bản với các tác nhân đầu ra khác. Để khắc phục tình trạng này và gia tăng tính bền vững trong liên kết giữa các tác nhân cần tăng cường trao đổi thông tin và ràng buộc trách nhiệm các bên bằng hợp đồng có tính pháp lý.
Liên kết ngang giữa các tác nhân trong cùng một khâu của CGT cũng chưa chặt chẽ. Chỉ có tác nhân sản xuất thể hiện liên kết ngang rõ nhất, họ thường xuyên trao đổi kinh nghiệm sản xuất, thông tin về giá cả cũng như đổi công lao động với nhau.